K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi. Dù đi đến phương trời nào, tổ quốc vẫn luôn ở trong trái tim mỗi người con đất Việt. Bản thân chúng ta là những mầm non của đất nước, chúng ta cần có ý thức trách nghiệm giữ gìn, bảo vệ và phát triển đất nước. Trước hết khi là học sinh, chúng ta cần học tập chăm chỉ, bồi dưỡng phẩm chất và nhân cách để trở thành một người có ích cho xã hội. Đó cũng chính là một cách thể hiện tình yêu với tổ quốc của mình....

Điệp ngữ: Tổ quốc 

22 tháng 12 2020

Qua văn bản " Làng ", có thể thấy, hình ảnh ông Hai hiện lên là một người nông dân vô cùng yêu làng, yêu nước.(1) Trước hết, trước khi nghe tin làng Dầu-cái nơi mà ông yêu quý nhất Việt gian theo Tây, ông vẫn luôn vô cùng tự hào mà đi khoe mọi người về cái làng của mình.(2) Dù ở nơi tản cư, những ông Hai vân luôn một lòng nhớ về cái làng của mình, ông mong muốn được trở lại làng Dầu để cùng anh em chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc: " Chao ôi . Ông lão nhớ làng,nhớ cái làng quá.".(3) Cũng vì nhớ làng mà ông Hai trở nên lầm lì, ít nói mà hay cáu giận vô cớ, cũng vì nhớ làng mà ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến, tin tức về làng Dầu, ông Hai như cùng vui, cùng buồn với kháng chiến, hễ quân ta có chiến công gì mới là ruột gan ông lão lại cứ như múa cả lên(4). Đây không chỉ đơn thuần là niềm vui của riêng ông Hai, mà nó còn là niềm vui mộc mạc của những người nông dân yêu làng, yêu nước(5). Nhưng rồi một tin dữ bất ngờ đến với ông Hai khi ông đang ngồi ở quán nước ve đường, đó là cái tin Làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây, lức này đây ông Hai thất vọng vô cùng, từ đỉnh cao của hạnh phúc, ông lão như bị đẩy xuống vực sâu của sự đau khổ.(6) Ông lão đã vô cùng sững sờ, bàng hoàng mà choáng váng đến nỗi thay đổi cả thần sắc: da mặt ông tê rân rân, cổ ông nghẹn ắng lại, tưởng như không thở được, giọng lạc hẳn đi mà hỏi lại : " Liệu có thật không hở bác? Hay chỉ lại.....", câu hỏi bỏ dở thể hiện được sự hoài nghi và cả niềm hi vọng trong ông, nhưng những bằng chứng xác thực đã buộc ông Hai phỉa đau khổ chấp nhân cái tin làng Dầu của ông Việt gian theo Tây, bán nước để được lạ cá nhân(7). Trên đường về nhà, ông lão bị ám ảnh nặng nề với cái tin ấy, ông chỉ dám cúi gầm mặt xuống mà đi(8). Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con mà tủi thân, ông tự hỏi "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ túng hắt hủi đấy ư?", rồi ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên " Chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồn mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này." nhưng sau đó,ông lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm, ông tự kiểm điểm từng người trong óc rồi ông lại càng buồn bã mà tủi nhục hơn, vì thằng Chánh Bệu thì chắc chắn là người làng ông rồi. (9). Cứ thế, ông Hai đã ba, bốn ngày ở nhà, hễ cứ thấy một đám đóng túm lại, hay hễ nghe thấy những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông.... là ông lão lại nghĩ thầm tròng lòng là nhắc đến 'chuyện ấy' mà lủi ra một góc nhà, nín thin thít, chi tiết này cho thấy nỗi đau đớn và lẻ loi đến tột cùng của ông Hai(10). Rồi khi mụ chủ nhà có ý định đuổi khéo gia đình ông Hai ở nơi tản cư, ông đã thoáng nghĩ đến chuyện về làng, nhưng rồi ông lập tức gạt bỏ vì về làng là ông chấp nhận theo Tây, chấp nhận bỏ cụ Hồ, bỏ kháng chiến, và ông đã cứng cỏi mà dứt khoát đưa ra một quyết định là:" Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù"(11) Nhưng ông yêu làng như thế, đâu phải nói bỏ là bỏ ngay được, trong tột cùng của sự đau khổ  ông Haingồi tâm sự với đứa con út:là thằng Húc, qua cuộc trò chuyện này, ông muốn khắc sâu trong trái tim bé bỏng của con về tình yêu làng Dầu, đó là gia đình,là gốc gác của con, cũng qua cuộc trò chuyện này mà ông Hai đã khẳng định tình yêu của ông với làng quê, với kháng chiến là bền chặt, thiêng liêng không có thử thách, biến cố nào làm gục được tình cảm này(12). Và rồi đến cuối truyện, một tình huống bất ngờ đã xảy đến, ông Hai nghe tin làng Dầu cải chính, lúc này đây, ông lại quay trở về với bản chất thật của chính con người ông, ông đi khắp lằng khoe cái tin làng Dầu Việt gian theo Tây là giả, rồi khoe cả tin nhà ông bị Tây đốt sẵn, lúc này đây,khuôn mặt ủ rũ, lầm lì,buồn thỉu của ông Hai mọi ngày cũng được thay bằng một gương mặt vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, ta cảm nhận được niềm vui sướng,hạnh phúc tột cùng trong ông lão lúc này(13). Tóm lại, bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, cùng lối kể chuyện tự nhiên và ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm cùng ngôn ngữ kể chuyện tự sự  đặc sắc, tác giả đã khắc họa vô cùng thành công hình ảnh ông Hai với lòng yêu làng đã hòa quyện với tình yêu nước, tình yêu nước, ông Hai chính là biểu tượng cho lớp người nông dân yêu nước thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp(14) 

2 tháng 8 2021

Tham khảo:

Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ở con người Bác, chúng ta học tập được rất nhiều điều, đặc biệt là đức tính giản dị của Người. Sự giản dị của Bác không chỉ thể hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay cả khi đã là một vị chủ tịch nước. Điều đó được thể hiện trong cách ăn mặc hàng ngày.  Bộ quần áo kaki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô là những đồ vật gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác chỉ ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, có vườn cây, ao cá để Bác có thể lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Bác là người cha già đáng kính của dân tộc Việt Nam ta nên chưa bao giờ khiến cho nhân dân phật ý . Trong các mối quan hệ với mọi người, Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam, rồi đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lời nói và bài viết, Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.​

25 tháng 3 2020

Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, Bác Hồ là một người rất giản dị, giản dị từ lời nói , văn viết đến giao tiếp với mọi người.Trong ăn mặc, sinh hoạt thường ngày, Bác Hồ giản dị thế nào ta hằng biết và truyền tụng. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; hạt cơm vô ý rơi vãi thì nhặt bỏ vào mâm... Mặc thì, đại lễ có bộ ka-ki, ngày thường bộ bà ba mầu nâu lụa Hà Ðông, đi guốc gỗ hay dép cao-su. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Với văn chương Bác rất giản dị ở sự nhìn nhận, đánh giá bản thân. "Ngâm thơ ta vốn không ham", ấy là lời Bác nói rõ rằng mình không lấy sáng tác văn chương làm lẽ sống, mặc dầu chúng ta biết Bác rất yêu quý nghệ thuật, quý trọng người làm nghệ thuật. Người là nhà thơ, nhà văn lớn. Bác chưa một lần nhận mình là nhà thơ, nhà văn. Bác là một vị chủ tịch nhưng nơi Bác sống và làm việc thì khác hoàn toàn với các vị chủ tịch khác. Bạn không sống trong dinh thự mà Bác sống với ngôi nhà lợp mái lá, sống gần gũi với quê nhà để tiện hỏi thăm và hiểu nhân dân hơn.Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác dồn tụ nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống "như trời đất của ta", hiểu được lẽ Trời Ðất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại ở thời kỳ "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do"

Chúc bạn học tốt!

25 tháng 3 2020

fegytadktuyiopla

tên ai đây

12 tháng 5 2021

Quan phụ mẫu là người quản lí, chăm lo cho cuộc sống của những người nông dân, ngay chính cái tên "phụ mẫu" đã nói lên được vai trò, trách nhiệm to lớn ấy. Tuy nhiên, trong "Sống chết mặc bay", thái độ và hành động của những viên quan phụ mẫu lại mang đến cho độc giả những cảm nhận vô cùng khác biệt. Đó không phải những vị quan biết chăm lo cho nhân dân mà là những kẻ máu lạnh, tàn nhẫn đến đáng sợ. Trước nguy cơ vỡ đê, khi nhân dân đang phải cong mình chống lũ thì những kẻ tự xưng là cha mẹ của nhân dân lại chìm đắm trong thú vui bài bạc. Thậm chí, khi có người bẩm báo về tình trạng đê điều khẩn cấp, chúng không những không quan tâm mà còn lớn tiếng chửi bới, đe dọa "Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù .....! Có biết không?". Có thể nói Sống chết mặc bay đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về nỗi khổ cực của người dân nghèo cũng như bộ mặt tàn nhẫn, vô lương tâm của giai cấp thống trị.

26 tháng 4 2022

Nhầm đề bài r bn nhé ... Ngt nói viết về bác chứ đâu liên quan đến bài sống chết mặc bay