tại sao nền văn minh phương đông ra đời sớm hơn nền văn minh phương tây?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cái này pn có thể lên google hoặc cốc cốc để tìm kím nha
Điểm khác biệt của nền văn minh Trung Hoa so với các nền văn minh khác ra đời ở phương Đông về
A. ngành kinh tế chính.
B. dân cư sáng tạo nên.
C. hệ thống chính trị.
D. quá trình mở rộng lãnh thổ.
*Tham khảo:
- Trong thời kỳ cổ trung đại, phương Đông và phương Tây đã phát triển các nền văn minh độc lập và có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, phát triển các nền văn minh với sự tiến bộ trong khoa học, triết học và nghệ thuật. Trong khi đó, phương Tây, đặc biệt là Hy Lạp và La Mã cổ đại, phát triển các nền văn minh với sự tiến bộ trong chính trị, pháp luật và kiến thức tri thức. Sự giao thoa văn hóa giữa hai phương này đã tạo ra những ảnh hưởng lẫn nhau đáng kể và góp phần làm nên sự đa dạng văn hóa của thế giới.
- Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, người nông dân đều phải 'trông trời, trông đất'. Họ quan sát sự chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời và từ đó sáng tạo ra lịch - nông lịch ( lịch nông nghiệp). Lấy 365 ngày là một năm và chia làm 12 tháng ( cư dân sông Nin còn dựa vào mực nước sông lên xuống mà chia làm 2 mùa : mùa mưa là mùa nước sông Nin lên; mùa khô là mùa nước sông Nin xuống, từ đó có kế hoạch gieo trồng và thu hoạch cho phù hợp)
- Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.
- Con người đã vươn tầm tới trời, đất, trăng, sao vì mục đích làm ruộng của mình và nhờ đó đã sáng tạo ra hai ngành thiên văn học và phép tính lịch (trong tay chưa có nổi công cụ bằng sắt nhưng đã tìm hiểu vũ trụ..)
- Cư dân cổ đại phương Tây đã tính được ra một năm có 365 ngày và ¼ ngày. Họ đã định ra 1 tháng lần lượt có 30 và 31 ngày và riêng tháng 2 của năm có 28 ngày. - Người Hy lạp đã hiểu chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời. - Do nhu cầu ghi chép và lưu trữ thông tin nên chữ viết đã được ra đời.
* Sự hình thành của các đô thị cổ đại ở phương Tây
- Ở Hy Lạp và La Mã, do có: nhiều mỏ khoáng sản; đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh... nên thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Kinh tế phát triển đã thúc đẩy quá trình quần tụ dân cư và chuyên môn hóa sản xuất diễn ra sớm, dẫn đến sự hình thành của các đô thị ở Hy Lạp và La Mã.
* Sự khác biệt giữa các đô thị cổ đại ở phương Đông và phương Tây
| Đô thị ở phương Đông | Đô thị ở phương Tây |
Địa bàn hình thành | - Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Âu | - Đô thị được hình thành gắn liền với các hải cảng ở châu Âu |
Điều kiện tự nhiên | - Các con sông lớn đã bồi tụ nên những đồng bằng phù sa màu mỡ, phì nhiêu; khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật | - Đất đai cằn cối - Nhiều mỏ khoáng sản - Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió. |
Cơ sở kinh tế | - Sản xuất nông nghiệp phát triển | - Sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. |
1. Điều kiện tự nhiên:
+ Phương Đông: ĐKTN thuận lợi, mưa thuận gió hòa, ở gần lưu vực các con sông nên đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. Khó khăn: lũ lụt, thiên tai,...
+ Phương tây: nằm ven Địa Trung Hải, có nhiều đảo, nhiều cảng biển, thuận lợi cho giao thông trên biển và nghề hàng hải,... Khó khăn: Đất khô và cứng, phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyện, đất canh tác ko màu mỡ nên chỉ thích hơp với những cây lâu năm gây ra thiếu lương thực phải nhập khẩu.
2. Kinh tế:
+ Phương Đông: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi.
+ Phương Tây: Kt chủ yếu là công nghiệp, thương nghiệp, buôn bán.
3. Về xã hôi:
+ Phương Đông có 3 giai cấp:
_ Quý tộc (vua, quan lại): đứng đầu giai cấp thống trị bóc lột, có nhiều của cải và quyền thế.
_ Nông dân công xã (nhận ruộng đất của làng xã về canh tác): là lực lương đông nhất trong xã hôi, có vai trò to lớn trong sản xuất và phải nộp thuế.
_ Nô lệ (nông dân nghèo, không trả dc nợ): là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, phải làm việc nặng nhọc, hầu hạ cho quí tộc.
+ Phương Tây cũng có 3 giai cấp:
_ Chủ nô: là những người rất giàu, có thế lực về kinh tế.
_ Bình dân: dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.
_ Nô lệ: là lực lương rất đông đảo, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của đời sống, hoàn toàn phụ thuộc vào người chủ của mình, không có chút quyền lợi cá nhân nào.
4. Về chính trị:
+ Phương Đông là chế độ quân chủ Trung Ương tập quyền. Vua là chủ tối cao của đất nước, có quyền quyết định mọi công việc của đất nước. Vua dựa vào quí tộc và tôn giáo đề cai trị đất nước, ngoài ra giúp việc cho vua còn là một bô máu hành chính quan liêu.
+ Phương Tây: chế độ dân chủ. Quyền lực đất nước ko nằm trong tay quí tộc mà tập trung trong tay hội đồng công dân. Mọi công dân có quyền quyết định công việc của nhà nước.
⇒ Tóm lại: Các quốc gia cổ đại Phương Đông ra đời sớm và nó hình thành trên các con sông lớn nên có nhiều phù sa màu mỡ, dựa vào những điều kiện tự nhiên thuận lợi mà ở phương Đông phát triển nghề nông là gốc. Do vậy nên ít có giao lưu giữa các vùng --> làm cho văn hóa chậm phát triển.
Các quốc gia phương Tây ra đời muộn hơn nó hình thanh ven biển ít phù sa và ít điều kiện thuận lợi hơn phương Đông nên không phát triển nông nghiệp mà thay vào đó là thủ công nghiệp và thương nghiệp bằng việc trao đổi buôn bán hàng hóa giữa các vùng miền mà họ có thể giao lưu văn hóa --> văn hóa phát triển mạnh.
tham khảo ạ