K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2022

Ba cậu bé hãy rủ nhau vào rừng chơi nhé...:))

30 tháng 3 2022

ba cậu bé nên rủ nhau vào rừng chơi

Bài 3: Đọc và ghi lại cốt truyện của câu chuyện sau:Làm cách nào dễ hơn?(1) Ba cậu bé rủ nhau vào rừng chơi. Trong rừng có rất nhiều nấm, có quả rừng, lại có đủ thứ chim thật hấp dẫn. Ba cậu mải chơi nên không để ý là trời đã về chiều, sắp tối. Về bây giờ thì biết nói với bố mẹ ra sao đây.(2) Cả ba cố nghĩ ngợi tìm xem cách nào dễ hơn: nói dối hay là thú thật?Cậu thứ nhất nhanh nhảu:- Tớ sẽ...
Đọc tiếp

Bài 3: Đọc và ghi lại cốt truyện của câu chuyện sau:

Làm cách nào dễ hơn?

(1) Ba cậu bé rủ nhau vào rừng chơi. Trong rừng có rất nhiều nấm, có quả rừng, lại có đủ thứ chim thật hấp dẫn. Ba cậu mải chơi nên không để ý là trời đã về chiều, sắp tối. Về bây giờ thì biết nói với bố mẹ ra sao đây.

(2) Cả ba cố nghĩ ngợi tìm xem cách nào dễ hơn: nói dối hay là thú thật?

Cậu thứ nhất nhanh nhảu:

- Tớ sẽ nói dối là bị chó sói đuổi ở trong rừng. Bố tớ phát hoảng lên, thế là thôi không mắng tớ nữa.

Cậu thứ hai hí hửng:

- Tớ sẽ nói là đang đi đường thì gặp ông ngoại. Mẹ tớ sẽ vui và cũng không mắng  tớ.

Cậu thứ ba chậm rãi:

- Còn mình thì sẽ nói thật, vì nói thật thì chẳng cần phải nghĩ tìm cách này hay cách khác.

(3) Thế rồi ba cậu bé chia tay nhau về nhà. Cậu thứ nhất vừa nói với bố xong thì đúng lúc bác coi rừng đến chơi. Bác nói:

- Không, trong rừng này làm gì có chó sói.

Người cha bực tức vô cùng. Vì tội đi chơi về muộn cũng đủ tức lắm rồi, vậy mà lại còn nói dối nữa nên tức lên gấp đôi.

Cậu thứ hai đang nói với mẹ là đi đường gặp ông ngoại thì vừa lúc ông ngoại bước vào.

Bà mẹ cũng bực tức vô cùng. Vì tội nói dối còn tức gấp mấy lần tội đi chơi về muộn.

Còn cậu thứ ba, vừa về đến nhà đã nhận lỗi ngay từ cửa. Bố cậu chỉ căn dặn một câu và hoàn toàn tha thứ cho cậu.

Theo Truyện nước ngoài – Trần Cao Thụy dịch

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

0
14 tháng 10 2021

Đấy là tên bài đọc thôi bn chứ bạn đọc phần đề bài đi nó nói là: "Đọc và ghi lại cốt truyện của câu chuyện sau" mà ???

BÀI TẬP 1 : Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau? Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp.A) Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi. Cậu thứ hai bảo: – Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại. – Theo tớ,...
Đọc tiếp

BÀI TẬP 1 : Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau? Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp.

A) Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi. Cậu thứ hai bảo: – Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại. – Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. – Cậu thứ ba bàn.

b) Bác thợ hỏi Hòe: – Cháu có thích làm thợ xây không? Hòe đáp: – Cháu thích lắm!

BÀI TẬP 2:. Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp . Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm.

BÀI TẬP 3 Trích dẫn ý kiến sau theo hai cách : dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.

a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng).

b) Giản dị trong đời sống trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chí Minh cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. (Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại).

c) Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. (Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc).

BÀI TẬP 4 . Đọc đoạn trích sau đây – chỉ ra lời dẫn trực tiếp và chuyển lời dẫn trực tiếp của Ngọc Hoàng Thượng đế và Ruồi xanh thành lời dẫn gián tiếp : Do loài người phát đơn kiện, Ngọc Hoàng Thượng đế mở phiên toà công khai xử tội loài ruồi. Ngọc Hoàng truyền cho vệ sĩ Nhện điệu Ruồi xanh lên điện, đập bàn thị uy : - Ruồi kia, loài người kiện mi làm hại chúng sinh, mau mau khai ra tên họ, chủng loại và nơi ở ! Ruồi sợ hãi quỳ thưa trước vành móng ngựa : - Con là Ruồi xanh, thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới. Họ hàng con rất đông, gồm Ruồi trâu, Ruồi vàng, Ruồi giấm... Nơi ở là nhà vệ sinh, chuồng lợn, chuồng trâu, nhà ăn, quán vỉa hè..., bất kì chỗ nào có thức ăn mà không đậy điệm con đều lấy làm nơi sinh sống.

0
28 tháng 6 2019

Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi..

Cậu thứ hai bảo :

- Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.

- Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. - Cậu thứ ba bàn.

Ngày xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậuchỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉnắn nón được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạch, trông rất xấu.Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miếtmài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, câu bèn hỏi:- Bà ơi, bà làm gì...
Đọc tiếp

Ngày xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu
chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ
nắn nón được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạch, trông rất xấu.
Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết
mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, câu bèn hỏi:

- Bà ơi, bà làm gì thế?
Bà cụ trả lời:

- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.
Cậu bé ngạc nhiên:

- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?
Bà cụ ôn tồn giảng giải:
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như
cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài. Cậu bé hiểu ra,
quay về nhà học bài.

(Theo truyện dân gian Việt Nam)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì? Hãy đặt cho văn bản trên một
nhan đề phù hợp?

Câu 2: Tìm các từ láy cho trong văn bản trên?
Câu 3: Trạng ngữ là gì? Hãy tìm trạng ngữ có trong câu văn:
“Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết
mài vào tảng đá ven đường.”

Câu 4: Câu nói dưới đây giúp em liên tưởng đến thành ngữ nào?
Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim".
Câu 5 : Từ câu chuyện trên, em hãy viết khoảng 3-4 câu văn nêu 03 biểu hiện thể
hiện sự chăm chỉ sẽ làm nên thành công.
Câu 6 : Hãy nhập vai một nhân vật trong truyện và kể lại truyện cổ tích mà em yêu
thích nhất.

mn giúp mình với mình đang cần gấp
1
28 tháng 2 2022

1.tự sự. nhan đề là : có công mài sắt có ngày nên kim

2.từ láy là:nguệch ngoạc , mải miết , ôn tồn , 

3.trạng ngữ là thành phần phụ của câu , có nhiệm vụ làm dấu hiệu nhận biết ,xác định thời gian ,nguyên nhân ,nơi chốn,mục đích của 1 sự vật hiện tượng.Trạng ngữ xuất hiện trong câu để trả lời cho câu hỏi như:ở đâu?khi nào?tại sao?bằng cách nào?để làm gì?trạng ngữ trong đoạn văn là : Một hôm trong lúc đi chơi

4.liên tưởng đến câu thành ngữ : siêng học siêng làm // có chí thì nên

5. cuộc sống vốn có nhiều khó khăn trở ngại,nhưng chỉ cần có lòng kiên trì,nhẫn nại,bền bỉ,biết đầu tư công sức thì sẽ vượt qua tất cả .bởi ko có việc gì khó khăn,chỉ sợ ta ko có ý chí.công việc dù gian nan đeens đâu chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công,sẽ đạt đc ước mơ.

6. câu chuyện có công mài sắt có ngày nên kim như trên . thay cậu bé,cậu=tôi hoặc thay bà cụ=tôi (chú ý: những lời thoại ko đc thay mà để yên như thế. nếu đóng vai cậu bé thì đoạn đầu ko" ngày xưa ..." nữa mà thay vào đấy là:"tôi là 1 cậu bé ko có lòng kiên trì , làm việc gì cũng mau chán . mỗi  ......."rồi tự thay vào)

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 2 2019

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: Tự sự

Câu 2. Khi Dế Mèn há hốc mồm ra thì Dế ta đã rơi từ trên trời xuống (vì chú vốn bám vào cọng cỏ để được chim én đưa lên trời cao và nhìn ngắm cảnh vật, nhưng dế ảo tưởng rằng những con chim sẻ đang dựa vào mình)

Câu 3. Câu chuyện thực chất phê phán những người "ảo tưởng sức mạnh", nghĩ rằng mình có sức mạnh toàn năng nhưng thực chất là chẳng có. Bài học rút ra được là phải biết sống khiêm tốn, khiêm nhường, không nên kiêu căng, ngạo mạn.

Câu 4. Bài văn bày tỏ cảm xúc của em cần nêu ra được: suy nghĩ của em, bài học liên hệ bản thân.