Giúp mk câu c bài 1 với chứ mk lm ko ra
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:
· Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
· Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
· Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.
· Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).
Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
Câu 3:
- Hình ảnh người bà:
· Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.
· Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.
· Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.
=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.
Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:
· Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.
· Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.
· Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.5. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.4. Em tán thành với cả 2 ý kiến Vì Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.2:
a: BC=căn 15^2+20^2=25cm
AH=15*20/25=12cm
góc ADH=góc AEH=góc DAE=90 độ
=>ADHE là hình chữ nhật
=>DE=AH=12cm
b: ΔAHB vuông tại H có HD vuông góc AB
nên AD*AB=AH^2
ΔAHC vuông tại H có HE vuông góc AC
nên AE*AC=AH^2
=>AD*AB=AE*AC
c: góc IAC+góc AED
=góc ICA+góc AHD
=góc ACB+góc ABC=90 độ
=>AI vuông góc ED
4:
a: góc BDH=góc BEH=góc DBE=90 độ
=>BDHE là hình chữ nhật
b: BDHE là hình chữ nhật
=>góc BED=góc BHD=góc A
Xét ΔBED và ΔBAC có
góc BED=góc A
góc EBD chung
=>ΔBED đồng dạng với ΔBAC
=>BE/BA=BD/BC
=>BE*BC=BA*BD
c: góc MBC+góc BED
=góc C+góc BHD
=góc C+góc A=90 độ
=>BM vuông góc ED
Câu 9:
d) Xét ΔABC có
AH là đường trung tuyến ứng với cạnh BC
BD là đường trung tuyến ứng với cạnh AC
AH cắt BD tại G
Do đó: G là trọng tâm của ΔABC(đpcm)
Theo em, đó là một thế giới vô cùng tuyệt vời, bởi vì: - Em nhận biết được bao nhiêu điều mới lạ, bao nhiêu vốn trí thức phong phú của loài người: từ những cái gần gũi xung quanh như vì sao cây lại cần ánh sáng, đến những cái xa vời như bầu trời khí quyển và định lí toán học, hóa học, vật lí…. - Qua cánh cổng trường còn cho em rất nhiều bạn bè thân thương, thầy cô yêu kính, với những tình cảm chân thành cao quý. - Qua cánh cổng trường còn cho em hiểu và càng yêu thêm đất nước mình.
Lí do người mẹ không ngủ được: - Ngày khai trường vào lớp Một là ngày thực sự quan trọng đối với con và với mẹ, đối với mỗi đời người. - Mẹ muốn khắc ghi vào lòng con cảm xúc rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến của ngày khai trường => kỉ niệm đẹp của cuộc đời. - Ngày khai trường của con đã làm sống dậy trong tâm tưởng của mẹ ngày khai trường của mình, tiếng đọc bài trầm bổng và cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại. - Mẹ nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản với sự quan tâm của toàn xã hội và của các quan chức nhà nước. - Mẹ bâng khuâng nghĩ tới giây phút hạnh phúc cầm tay con dắt tới cổng trường để con bước vào thế giới kì diệu.
Hôm nay, tôi về nhà với khuôn mặt buồn rười rượi. Thấy vậy, mẹ hỏi:
– Có chuyện gì ờ trường hả con?
Tôi liền kể cho mẹ nghe về cuộc gặp gỡ bất ngờ và cảm động với Hiền, cô hạn thân của tôi trong suốt năm năm tiểu học.
Giờ ra chơi hôm nay, như mọi khi tôi xuống căng tin để uống nước. Khi đi qua lớp 6C, tôi thấy một bạn có mái tóc dài, bị mất cánh tay trái. Khuôn mặt thanh tú vốn trông rất xinh lại có mấy vết sẹo dài trên má. Cặp mắt trong sáng ánh lên niềm tự tin. Đôi mắt ấy vốn thân thuộc với tôi biết bao. Như buột miệng, tôi gọi: "Hiền ơi!". Bạn quay lại, cặp mắt sững sờ, rồi chạy lại phía tôi và gọi to "Trang hả?". Đúng là Hiền rồi, không thể nào nhầm được, giọng nói, dáng vẻ và nhất là đôi mắt, nhưng sao lại thế này? Chúng tôi cầm tay nhau, nhưng đúng hơn là tôi cầm tay phải của Hiền vừa đi vừa nói chuyện. Tôi nhìn Hiền và hỏi với giọng đầy nghi ngại:
– Tại sao cậu lại bị…?
Tôi chưa nói xong câu, Hiền cắt ngang:
– Cậu muốn hỏi tớ tại sao lại bị mất một cánh tay đúng không?
Tôi gật đầu! Rồi Hiền kể:
– Mùa hè năm ngoái, gia đình tớ đi picnic ở Côn Sơn. Nhưng một tai nạn bất ngờ đã đổ ập xuống. Khi về, bố mẹ, tớ cùng em trai đã bị hai thanh niên say rượu đua xe đâm phải. Kết quả là mẹ tớ và em tớ đã ra đi vĩnh viễn. Bố tớ bị mất đôi chân, còn tớ… tớ…
Kể đến đây, Hiền bỗng dừng lại, hai hàng nước mắt chảy dài. Cặp mắt long lanh trở nên buồn thăm thẳm. Tôi cũng suýt khóc và hỏi:
– Cuộc sống của cậu như thế nào?
Hiền ngưng khóc và kể tiếp:
– Lúc đó, tớ cũng muốn chết luôn nhưng tớ lại nghĩ đến bố mẹ, em trai, cô giáo và tất cả các hạn. Ý nghĩ đó đã giúp tớ liếp tục sống. Khi hai bố con tớ ở viện, đêm nào tớ cũng khóc. Khi đó, tớ mới hiểu cảm giác phải xa người thân đau đớn như thế nào! Sau mấy tháng điều trị, tớ ra viện. Tớ lại đi học. Lúc đầu, các bạn nhìn tớ như thấy con quái vật một tay với mấy vết sẹo. Nhưng sau khi biết được hoàn cảnh của tớ, các bạn đã ủng hộ, giúp đỡ tớ trong việc học tập rất nhiều. Sáng tớ đi học còn chiều tớ đi phụ dì tớ bán bánh chuối ở gần trường.
Nghe xong câu chuyện, tôi rất cảm động và khâm phục ý chí của Hiền. Giờ ra chơi đã hết tôi chào Hiền và lên lớp. Tôi quay lại vẫy tay chào, Liên cũng vẫy tay và cười với tôi, một nụ cười mệt mỏi.
Mẹ nghe xong chuyện cũng rất buồn. Mẹ nói:
– Con hãy nhìn Hiền mà noi gương, hãy cố gắng học tập tốt.
Trong cuộc sống em đã được chứng kiến rất nhiều câu chuyện cảm động. Đó là những chuyện gợi lên tình thương yêu và sự đùm bọc của con người. Nhưng có lẽ chuyện làm em cảm động nhất lại đến từ một lần em được chứng kiến tình thương yêu của mẹ con bầy chim sẻ.
Ngày xưa, lúc em còn học lớp ba, em ham chơi lắm. Trò gì của lũ trẻ ở nông thôn em cùng đều biết cả nhưng trò mà em và anh Tùng (anh trai của em) thích nhất là trò bắt những đàn chim sẻ về nuôi. Nuôi để làm gì ư? Chẳng để làm gì, chỉ nuôi cho thích. Thú thực đã không ít lần mải vui em đã bỏ đói khiến những con chim sẽ chết thật là tội nghiệp.
Hôm ấy không biết thế nào mà chỉ sau mỗi buổi trưa anh Tùng đã mang về cho em hai chú chim non vừa mọc xong lông cánh. Hai chú chim non rìa mỏ còn vàng rộm, đúng đến lúc tập chuyền trông đến là thích mắt. Em bắt hai chú chim non đem thả vào lồng nhưng chúng cứ bay loạn xạ và kêu nháo nhác. Hơn một ngày chúng chẳng chịu ăn gì, cứ vỗ cánh phành phạch và tìm đường trốn chạy trong tuyệt vọng. Hình như một chú chim đã bắt đầu mệt mỏi, nằm im ở góc lồng, mắt lim dim. Dỗ chúng ăn mãi không được, em tức quá bỏ đi chơi. Buổi tối đi chơi về muộn em cũng chẳng để ý . : Ăn cơm xong em leo lên giường ngủ sớm. Sáng hôm sau tỉnh dậy em thấy ngại vô cùng. Hình như hai chú chim non đang hấp hối, nhưng biết làm sao bây giờ, chỉ còn mười lăm phút nữa là vào giờ học.
Buổi học hôm ấy thật dài. Trên đường về, em tin chắc hai chú chim non đã chết. Nhưng không ở trong lồng kia hai chú chim non đang nhảy nhót, ở trong lồng em còn thấy có con cào cào bị ăn dở dang. Chưa kịp hiểu tại sao thì em lại thấy một chú sẻ già cứ chao đi chao lại trên đầu, miệng kêu ríu rít. Em chợt nghĩ ra chắc đó là chim sẻ mẹ.
Buổi chiều em cho hai chú chim ăn nhưng chúng lại không ăn và chỉ vỗ cánh bay phành phạch. Sáng bôm sau em lại đến trường và lại thấy hai chú chim non đang chờ chết. Nhưng kỳ lạ! Buổi trưa về hai con chim sẻ lại khoẻ mạnh rất giống hôm qua và ở trên kia chim sẻ mẹ vẫn kêu rối rít như giận dỗi như van lơn. Em bắt đầu hiểu chuyện. Lũ chim non quyết định không ăn bởi nếu không được tự do, chúng thà chịu chết còn hơn. Còn chim sẻ mẹ, một mặt dỗ dành an ủi các con, mặt khác cứ ríu rít kêu cầu mong em thả bầy con của nó. Khi đã hiểu ra, em quyết định mở cánh cửa lồng. Ba mẹ con đàn chim sẻ bay tung nhưng còn lộn qua lộn lại ba vòng trước khi bay mất không bao giờ trở lại.
Từ ngày ấy không bao giờ em chơi chim sẻ nữa. Không ngờ mẹ con loài vật bé nhỏ kia đã dạy cho em rất nhiều điều. Trong đó điều quan trọng nhất là sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau và hơn nữa, khát vọng tự do luôn là khát vọng vĩnh viễn của muôn loài.
Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm của Thạch Sanh.
- Tiếng đàn của Thạch Sanh: Tiếng đàn của Thạch Sanh cũng như tiếng sáo của Sọ Dừa, tiếng hát của Trương Chi... là những chi tiết nghệ thuật rất hay trong truyện cổ tích, thể hiện sự sáng tạo của nhân dân và túy từng truyện, nó hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ở truyện Thạch Sanh, tiếng đàn thần kì có một số ý nghĩa chính như sau:
+ Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được minh oan: Sau khi cứu công chúa, Thạch Sanh bị Lí Thông lấp cửa hang cướp công chúa, nhưng vì thế chàng còn cứu được cả thái tử con vua Thủy Tề và được tặng cây đàn thần. Trở về gốc đa, Thạch Sanh bị hồn ma chằn tinh và đại bàng trả thù, bị bắt vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàng thần mà công chúa khỏi câm, nhận ra Thạch Sanh có cơ hội kể tội Lí Thông. Do vậy, tiếng đàn thần cũng là tiếng đàn của công lí. Sử dụng chi tiết này, tác giả dân gian đã thể hiện quan và ươc mơ về công lí của mình.
+ Tiếng đàn là vũ khí kì diệu đánh đuổi quân xâm lược: Tiếng đàn của Thạch Sanh vừa cất lên thì "quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân... các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng". Ở đây, tiếng đàn là đại diện cho sức mạnh của chính nghĩa và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là công cụ để cảm hóa lòng người, thu phục nhân tâm.
- Niêu cơm của Thạch Sanh.
+ Đây là một niêu cơm thần kì, "quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy". Những kẻ thua trận trước đó "bĩu môi không muốn cầm đũa" đến lúc này phải ngạc nhiên, thán phục.
+ Tính chất lạ kì của niêu cơm càng chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh.
+ Đây là niêu cơm hòa bình, đẫm tinh thần nhân đạo, khoan hòa của nhân dân ta đối với kẻ bại trận.
Tiếng đàn thần vô cùng kì diệu đã giải oan cho Thạch Sanh, vạch tội Lí Thông, làm cho công chúa hết câm, khiến cho đội quân xâm lược của mười tám nước phải mềm lòng nhụt chí, buông giáo xin hàng. Đó là tiếng nói nhân nghĩa và công lí, đại diện cho cái thiện, cho tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân.
Với cây đàn thần trong tay, Thạch Sanh được miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa, một anh hùng trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ cuộc sống yên vui cho mọi người.
Giặc chấp nhận lui binh, được Thạch Sanh dọn một bữa cơm thết đãi. Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh cứ vơi lại đầy, làm cho quân sĩ mười tám nước lúc đầu coi thường và chế giễu, sau đó phải ngạc nhiên khâm phục. Niêu cơm thần kì ấy tượng trưng cho sức mạnh tiềm tàng và tấm lòng nhân đạo cao cả, rộng lớn của nhân dân ta.
8 How much do these apples cost?
9 THis is a blue car
11 Are there 40 classrooms in Phong's school?
13 How wide if the Great wall
Câu 1:
c.
PT $(1)\Leftrightarrow x=1+2my$. Thay vô PT $(2)$:
$m(1+2my)+y=2$
$\Leftrightarrow y(2m^2+1)=2-m$
$\Leftrightarrow y=\frac{2-m}{2m^2+1}$
$x=1+2my=1+\frac{4m-2m^2}{2m^2+1}=\frac{4m+1}{2m^2+1}$
Vậy hpt có nghiệm duy nhất $(x,y)=(\frac{4m+1}{2m^2+1}, \frac{2-m}{2m^2+1})$
Để $x,y$ nguyên thì:
$4m+1\vdots 2m^2+1$ và $2-m\vdots 2m^2+1$
$\Rightarrow 4m+1+4(2-m)\vdots 2m^2+1$
$\Leftrightarrow 9\vdots 2m^2+1$
$\Rightarrow 2m^2+1\in\left\{1;3;9\right\}$
$\Rightarrow m\in\left\{0; 1; -1;2;-2\right\}$
Thử lại thì thấy $m=0; -1;2$ thỏa mãn.
Cảm ơn bn nhiều ạ