K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 MÂM CỖ MÙA THUĐầu vị mâm cỗ của mùa thu đâu chỉ là trái bưởi. Hồng mới là chủ soái cho cuộc hành trình rước trăng xuống trần gian vui Tết. Hồng Hạc quả vuông, vỏ xanh lá mạ. Hồng Lạng quả tròn, da nhuộm chút ánh vàng. Bổ quả hồng càng thấy kì lạ. Hình như ruột quả chứa đầy lân tinh, đầu kim nhũ óng ánh sắc mặt trời, chứa đầy cái giòn giòn, cái ngọt thanh. Mâm cỗ mùa thu không thể thiếu những thứ...
Đọc tiếp

 

MÂM C MÙA THU

Đầu vị mâm cỗ của mùa thu đâu chỉ là trái bưởi. Hồng mới là chủ soái cho cuộc hành trình rước trăng xuống trần gian vui Tết. Hồng Hạc quả vuông, vỏ xanh lá mạ. Hồng Lạng quả tròn, da nhuộm chút ánh vàng. Bổ quả hồng càng thấy kì lạ. Hình như ruột quả chứa đầy lân tinh, đầu kim nhũ óng ánh sắc mặt trời, chứa đầy cái giòn giòn, cái ngọt thanh. Mâm cỗ mùa thu không thể thiếu những thứ quả mùa thu ấy. Cốm nữa. Cốm thoảng hương lá sen già như cố níu mùa hè ở lại thêm chút dư âm.

Ổi găng chín vàng, ổi nậm hơi chua, ổi nghệ hơi chát, ổi đào tươi như màu đào làm đẹp thêm cho mâm cỗ. Những chùm quả sấu chín vàng như nắng. Gọt một quả sấu chín thành hình ruột già, để thưởng thức vị ngọt, chua, lạ của nó, cho cái lưỡi một cảm giác thay đổi. Chuối tiêu nhuộm vàng màu trứng cuốc, thơm dịu, thịt mềm, vỏ mỏng, ruột trắng như ngà non, ăn với cốm rất ngon, mà ăn riêng nó càng ngon, càng tinh chất.

Các loại quả ấy là mồ hôi nước mắt bao người, nó cũng là tinh túy của đất trời đọng lại, là sắc màu và hương vị, là hình ảnh và tình quê hương cho ta gắn bó với nước non.

                                                                                                   Theo Băng Sơn

A. Đọc thầm văn bản sau:

B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo các yêu cầu dưới đây.

1. Theo tác giả, chủ soái cho cuộc hành trình rước trăng xuống trần gian vui Tết là quả gì?

A. Trái bưởi.

B. Trái hồng.

C. Trái ổi.

2. Mâm cỗ mùa thu có những gì nữa?

A. Có bưởi, hồng, cốm, ổi, sấu, chuối tiêu.

B. Có Hồng Lạc quả vuông, vỏ xanh lá mạ, ổi, na, sấu, chuối tiêu.

C. Có Hồng Lạng quả tròn, hồng, cốm, ổi, na, sấu.

3. Em hiểu câu “Các loại quả ấy là mồ hôi nước mắt bao người, nó cũng là tinh túy của đất trời đọng lại.” là như thế nào?

A. Con người đã phải rất vất vả đấu tranh với thiên nhiên mới tạo ra được các loại quả ấy.

B. Bàn tay lao động của con người và những gì tốt nhất từ nắng, gió, đất, nước,... đã tạo ra những loại quả ấy.

C. Nước mắt của bao người là tinh túy của đất trời, đã tạo ra các loại quả ấy.

4. Bộ phận được gạch chân trong câu: “Những chùm quả sấu chín vàng như nắng.”trả lời cho câu hỏi gì?

A. Như thế nào?

B. Thế nào?

C. Làm gì?

5. Bài văn trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Cả hai đáp án trên.

 

6
25 tháng 3 2022

Dài nhưng toàn trắc nghiệm

25 tháng 3 2022

1.B

2.B

3.b

4.A

5.C

tick cho mik

 

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:Rước đèn ông saoTết Trung thu đã đến. Mẹ Tâm rất bận nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ : Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa bưởi cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Tâm rất thích mâm cỗ. Em đem mấy thứ đồ chơi bày xung quanh, nom rất vui mắt. Chiều rồi đêm xuống, trẻ con bên hàng xóm...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

Rước đèn ông sao

Tết Trung thu đã đến. Mẹ Tâm rất bận nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ : Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa bưởi cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Tâm rất thích mâm cỗ. Em đem mấy thứ đồ chơi bày xung quanh, nom rất vui mắt. 

Chiều rồi đêm xuống, trẻ con bên hàng xóm bập bùng trống ếch rước đèn. Lúc đó, Tâm lại thấy không thích mâm cỗ của mình bằng đám rước đèn. Tâm bỏ mâm cỗ chạy đi xem. Tâm thích nhất cái đèn ông sao của bạn Hà bên hàng xóm. Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con. Tâm thích cái đèn quá, cứ đi bên cạnh Hà, mắt không rời khỏi cái đèn. Hà cũng biết là bạn thích nên thỉnh thoảng lại đưa cho Tâm cầm một lúc. Có lúc cả hai bạn cùng cầm chung cái đèn , reo : “Tùng tùng tùng, dinh dinh !...." 

- Chuối ngự : chuối quả nhỏ, khi chín, ruột màu vàng, rất thơm, ngày xưa thường dùng để dâng vua.

Ai là người đã sắm mâm cỗ cho Tâm ?

A. Mẹ Tâm

B. Bố Tâm

C. Ông bà Tâm

1
6 tháng 12 2017

Lời giải:

Người sắm mâm cỗ cho Tâm là: Mẹ Tâm

11 tháng 9 2018

Trung thu là tết đoàn viên. Đêm trung thu không chỉ là ngày hội của trẻ em, mà nó còn là ngày của gia đình, của sự đoàn tụ. Trung thu là ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm. Đêm trung thu là thời khắc ánh trăng, vầng trăng đẹp nhất của một năm. Vào ngày này, trẻ con chúng tôi được rước đèn, phá cỗ và các hoạt động văn hóa văn nghệ khác. Chính vì thế, đêm trung thu luôn là đêm náo nhiệt và tưng bừng nhất ở làng tôi. Sau khi ăn tối, trẻ con chúng tôi rủ nhau tập trung ở sân đình để chuẩn bị đi rước đèn. Thường niên, chúng tôi đi rước đèn ngay khi trăng lên. Bởi vậy mà chúng tôi tập trung từ rất sớm. Nghe theo lời chỉ dẫn của các anh chị bí thư đoàn, chúng tôi nhanh chóng xếp thành hàng lối ngay ngắn. Đứa tay xách lồng đen, đứa cầm đèn ông sao, đứa thì đội vương miện thắp sáng óng ánh, đứa thì mặt nạ, hay thanh kiếm phát sáng dài. Chúng tôi đi đến đâu náo nhiệt ồn ào đến đấy, vừa đi vừa hát vang bài "đêm trung thu". Vầng trăng cũng đã tỏ, dường như chúng tôi đi đến đâu, trăng theo đến đó, rót ánh sáng bàng bạc xuống đường soi sáng bước tôi đi. Vầng trăng lúc mới lên to tròn vành vạnh, có màu hồng hồng bao quanh. Mặt trăng to rõ và gần hơn mọi khi. Tôi có thể nhìn thấy rõ những vết lồi lõm trên mặt trăng hệt như bóng dáng chú cuội chị Hằng ngồi gốc cây đa như sự tích bà kể năm nào. Một vòng rước đèn, chúng tôi lại trở về vị trí tập trung ban đầu. Đến nơi, các anh chị trong đoàn xã đã dựng trại, bày mâm ngũ quả cho chúng tôi. Khi nghe hiệu lệnh xếp hàng và ngồi xuống, chúng tôi được phát quà, bánh kẹo và bắt đầu thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc. Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, chúng tôi ai nấy trở về nhà. Lúc này trăng đã lên cao lắm rồi, không còn cái màu hồng hồng như lúc trước nữa. Về đến nhà, ba mẹ vẫn đang chờ tôi, cặp bánh dẻo, bánh nướng đã được để sẵn trên bàn cùng trà uống mẹ vừa mới pha. Về đến nhà, tôi kể lại cho ba mẹ nghe tôi đã làm những gì rồi ba mẹ lại nói chuyện vui vẻ. Cả nhà ngập tràn tiếng cười. Ánh trăng soi sáng khắp sân nhà chiếu cả vào nơi gia đình tôi đang quây quần vui vẻ. hiha

30 tháng 6 2018

1.Có 11 người và 60 quả hồng

2.Số người dư hơn 4 người 1 mâm là:

          3+4=7(người)

  Số mâm là:

           1+7=8(mâm)

  Số người là:

            8 x 3 +4 =28(người)

30 tháng 6 2018

Mk sẽ giải luôn bài 1

Ta thêm 6 quả nữa cho đủ số mỗi người 6 quả thì mỗi người 5 quả sẽ dư:

               5+6=11(quả)

Do bớt đi mỗi người 1 quả(6-5=1)nên sẽ có 11 người

Số quả hồng là:

11 x 5 + 5 = 60(quả)

Sẽ có 11 người và 60 quả hồng

Cảnh mùa thu quê em rất đẹp, rất thơ mộng. Bầu trời trong veo, thăm thẳm, xanh biếc bao la. Về chiều, đôi khi mới nhìn thấy đôi ba dải mây trắng như chiếc khăn voan vắt ngang bầu trời. Gió thu mát rượi, nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa nếp, hương cốm mới từ các cánh đồng quê. Sau tuần mưa ngâu, trời thu như dịu lại, nắng trở nên vàng hoe, trăng thu sáng trong vằng vặc. Trái hồng thêm...
Đọc tiếp

Cảnh mùa thu quê em rất đẹp, rất thơ mộng. Bầu trời trong veo, thăm thẳm, xanh biếc bao la. Về chiều, đôi khi mới nhìn thấy đôi ba dải mây trắng như chiếc khăn voan vắt ngang bầu trời. Gió thu mát rượi, nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa nếp, hương cốm mới từ các cánh đồng quê. Sau tuần mưa ngâu, trời thu như dịu lại, nắng trở nên vàng hoe, trăng thu sáng trong vằng vặc. Trái hồng thêm ửng đỏ, quả bòng vàng óng căng tròn, cốm Vòng bọc lá sen xanh…quà của bà, của mẹ cho bé. Chúng em vui mừng đón đợi Tế Trung Thu để múa đèn, rước sư tử và phá cỗ. Nằm mơ đã thấy ông trăng thu lơ lửng giữa trời. Núi Đọi, núi An Lão trầm ngâm nhìn đồng lúa chín. Dòng sông trong xanh lững lờ trôi, thuyền buồm ngược xuôi tấp nập. Con thuyền và cánh buồm như những cánh chim bay giữa trời thu.

4
11 tháng 4 2016

Zớ zẩn wa

11 tháng 4 2016

bạn khùng à

6 tháng 9 2023

Tham khảo!

a. Những từ ngữ in đậm trong các câu trên để diễn tả:

- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ: mặt trời.

- mâm bạc: bầu trời.

- mâm bể: mặt biển.

- chất bạc nén: bình minh dần tỏa sáng cho cảnh vật.

b.

- Biện pháp tu từ:

+ So sánh: đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời.

+ Ẩn dụ: “quả trứng hồng hào” ẩn dụ cho mặt trời, “mâm bạc” ẩn dụ cho bầu trời, mâm bể ẩn dụ cho biển cả, “chất bạc nén” ẩn dụ cho bình minh đang dần lên tỏa sáng cảnh vật.

 Tác dụng:

+ Tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

+ Sử dụng những từ đặc tả đó, tác giả đã khiến cho cảnh tượng mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật sự rực rỡ, tráng lệ. Đây là một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc kỳ ảo nhưng lại chân thực và sống động. 

D
datcoder
CTVVIP
22 tháng 12 2023

Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ: Ẩn dụ chỉ mặt trời làm nổi bật màu sắc, dáng vẻ hùng vĩ thiên nhiên.

mâm bạc: Ẩn dụ chỉ mặt biển gợi hình dáng, màu sắc của biển khi mặt trời mọc.

mâm bể: Ẩn dụ chỉ mặt biển làm tô đậm sự mênh mông, kích thước kì vĩ của thiên nhiên.

cái chất bạc nén: Ẩn dụ cho sự trù phú, phồn thịnh.

16 tháng 12 2021

ai làm đi ạ =<

vừa nãy thấy ngta lm hộ r mà'-'

Câu 1. Nêu ý nghĩa  tục dãy mã của người Phú Yên? Câu 2. Nêu  ý nghĩa của tục cúng đầu năm mới? Mâm cỗ cúng ngày Tết của người Phú Yên thường có những món ăn nào?Câu 3. Nội dung văn bản “ Ngày xuân êm đềm” của Võ Hồng. Ý nghĩa hoa vạn thọ trong ngày Tết.Câu 4.  Kể tên các  phong tục, lễ hội thường diễn ra trong dịp Tết cổ truyền ở Phú Yên. Nêu ý nghĩa của một trong số các phong tục, lễ hội đó.Câu 5. Em đã...
Đọc tiếp

Câu 1. Nêu ý nghĩa  tục dãy mã của người Phú Yên?

 Câu 2. Nêu  ý nghĩa của tục cúng đầu năm mới? Mâm cỗ cúng ngày Tết của người Phú Yên thường có những món ăn nào?

Câu 3. Nội dung văn bản “ Ngày xuân êm đềm” của Võ Hồng.

 Ý nghĩa hoa vạn thọ trong ngày Tết.

Câu 4.  Kể tên các  phong tục, lễ hội thường diễn ra trong dịp Tết cổ truyền ở Phú Yên. Nêu ý nghĩa của một trong số các phong tục, lễ hội đó.

Câu 5. Em đã từng tham gia lễ hội hoặc trò chơi dân gian nào trong dịp Tết chưa? Hãy viết lại cảm xúc của em về trải nghiệm đó.

Câu 6.  Viết đoạn văn ngắn  nói về những suy nghĩ, cảm xúc, ước mơ của em mỗi khi Tết đến.

        

 MÌNH XIN CÁC BẠN ĐÓ, CÁC BẠN GIÚP GIÙM MÌNH VỚI,GẤP LẮM ỒI,MAI MÌNH THI...

       gianroi

_()__()_
0