K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Bởi ông không chỉ là một vị tham mưu tài giỏi của Lê Lợi mà ông còn là một nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền văn học trung đại Việt Nam. Bình Ngô đại cáo do ông thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo là bài bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố sau khi quân ta đại thắng. Bài cáo là ý thức dân tộc được tiếp nối từ thời Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt. Điều ấy được thể hiện rõ qua đoạn trích Nước Đại Việt ta.

Quả thực đúng như vậy. Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta và là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc từ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt bằng nhiều yếu tố mới, phong phú, toàn diện và sâu sắc hơn. Đồng thời được thể hiện bằng những minh chứng hùng hồn, sự thực hiển nhiên trong thực tế đời sống.

Sự tiếp nối ý thức dân tộc của Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi so với Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là sự tiếp nối về ý thức dân tộc về chủ quyền lãnh thổ. Trong bài Sông núi nước Nam, Lý Thường Kiệt đã đưa ra một chân lí mà không ai có thể chối cãi được:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Dịch thơ:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở”

Cơ sở lí lẽ mà Lý Thường Kiệt đưa ra là đất nào thì vua ấy, sự thực đã được phân định một cách rõ ràng, rạch ròi trong “thiên thư”. Sở dĩ ông sử dụng “thiên thư” - một sự vật liên quan tới nhân vật siêu nhiên là ông trời, để làm cơ sở lí lẽ cho lập luận của mình vì người xưa, họ tin vào thiên mệnh tức là mệnh trời. Đối với người trung đại, đó là một niềm tin bất diệt. Họ tin tưởng rằng, con người sinh ra, lớn lên rồi chết đi như thế nào không phải do mình định đoạt, mà tất cả là do sự sắp đặt của ông trời. Mà đã là sự sắp đặt của ông trời thì không một ai có thể can thiệp thay đổi nó. Còn nếu làm trái số mệnh thì chắc chắn kết cục sẽ không tốt đẹp. Mượn “sách trời” để nêu lên ranh giới lãnh thổ của đất nước mình là một cách để thể hiện sự tự hào dân tộc và khẳng định độc lập chủ quyền về mặt lãnh thổ của ta. Cơ sở mà Lý Thường Kiệt đưa ra là cơ sở lí lẽ vững chắc, đầy thuyết phục.

Bài Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi, ông cũng khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta, mà chủ quyền ấy của Đại Việt đã có từ lâu đời:

“Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác”

Trong suy nghĩ của con người ấy đã tồn tại sự độc lập dân tộc. Bởi từng câu từng chữ trong bài cáo đều cho thấy điều ấy. Hai câu thơ trên đã cho thấy sự rạch ròi trong ranh giới của núi sông giữa hai nước láng giềng. Đó cũng chính là lời nhắc nhở Trung Quốc về sự tồn tại và phát triển của nước ta. Bách Việt trước đây đã có, đã từng bị xâm chiếm, nhưng chỉ duy nhất Đại Việt vẫn còn độc lập, ranh giới lãnh thổ cũng đã được định hình từ đó. Phía Bắc là Trung Quốc, phía Nam là Đại Việt, không thể lẫn lộn hai miền Nam Bắc, cũng không thể khẳng định Đại Việt ở phía Nam chính là lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc được. Quốc gia của ta, đất nước của ta, lãnh thổ của ta vì thế mà được xác định rõ ràng trong tâm thức và suy nghĩ của người Việt để rồi ý thức ấy biến thành sức mạnh của hành động.

Ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi không chỉ dừng lại ở việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ mà Nguyễn Trãi còn đưa ra hàng loạt những yếu tố khác:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc, Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

Cái cốt lõi trong tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi là lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc và mọi việc làm, mọi cuộc chiến đấu cũng chỉ vì mục đích cuối cùng là đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Và đó chính là nền tảng cho những khẳng định của ông sau này. Nước Đại Việt ta vốn đã có nền “văn hiến”. Văn hiến là truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp. Cho nên, không phải đất nước nào cũng có thể có được nền văn hiến ấy mà cần phải có thời gian tích lũy, xây dựng và phát triển.

Đâu chỉ thế, Nguyễn Trãi cũng đã khẳng định phong tục, tập quán sinh sống của người phương Bắc và người phương Nam cũng không thể giống nhau do sự khác biệt về thiên nhiên và điều kiện sinh sống của con người. Nhưng dù thế nào thì điều ấy cũng có nghĩa, người Việt không chỉ có một nền văn hiến lâu đời mà ngay cả phong tục, tập quán cũng mang những nét đặc trưng riêng. Đặc biệt, Nguyễn Trãi còn tự hào khi soi chiếu các triều đại của ta và Trung Quốc như một minh chứng cho dòng chảy trôi lịch sử của nước ta chưa từng bị gián đoạn. Nếu Trung Quốc có Hán, Đường, Tống, Nguyên thì Đại Việt có Triệu, Đinh, Lí Trần. Những triều đại ấy được đặt trong thế so sánh, ngang hàng với nước lớn như Trung Quốc như một cách thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Với lối văn biền ngẫu sóng đôi cùng các hình ảnh mang tính gợi hình và hệ thống từ ngữ chỉ thời gian kéo dài từ quá khứ đến hiện tại (đã lâu, từ trước, đã chia, bao đời, mỗi bên) đã khiến cho bài cáo có những lập luận chặt chẽ, giọng điệu hùng hồn và giàu sức thuyết phục đối với người đọc.

Có thể nói, sự tiếp nối về ý thức dân tộc từ Sông núi nước Nam tới Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo) là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển ý thức độc lập, chủ quyền của nhân dân ta. Đó cũng là lý do vì sao, dù có bị xâm lược, bị đô hộ gần 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói, vẫn giữ được phong tục tập quán và lãnh thổ của mình.



 

8 tháng 1 2022

Em có đông ý, vì tất cả các nghề truyền thống của các vùng miền đều là truyền thống tốt đẹp của Việt Nam nhưng sẽ có truyền thống không nên phát huy như: truyền thống lớp đề,cờ bạc,...

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ giúp dân tộc có thêm động lực và sức mạnh trong công việc .

25 tháng 2 2021

Em đồng ý với ý kiến trên. Vì thầy Ha - men đã cố gắng truyền tải lòng yêu nước của mình đến với thế hệ trẻ, những người sẽ gánh trách nhiệm giải phóng quê hương, giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc trong buổi học cuối cùng, làm cho những cậu bé lười học, ham chơi như Phrăng bị cảm hóa.

25 tháng 2 2021

Em đồng ý với ý kiến đó. Trong buổi học cuối cùng ngày hôm ấy, thầy cũng đã dạy các em viết chữ, đọc thơ, nhưng quan trọng hơn cả là thầy đã dạy cho đám học trò (cũng như những người lớn ngồi cuối lớp) tầm quan trong của việc bảo vệ và gìn giữ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình - như thầy nói rằng dù có bị xâm chiếm mà giữ được ngôn ngữ của mình thì cũng vẫn giữ được Tổ quốc của mình. Thầy đã cảm hóa được đứa học trò ngỗ nghịch nhất của mình, đã giúp cậu bé ý thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ nước nhà. Việc thầy làm trong buổi học không những truyền sức mạnh cảm hóa mãnh liệt đối với học trò mà còn thể hiện một tình yêu sâu sắc, mãnh liệt, cao đẹp đối với quê hương xứ sở của mình.

1 tháng 12 2016

1)có ý kiến cho rằng : đã là gia đình văn hóa thì tất cả thành viên trong gia đình phải có trình độ văn hóa cao , thành đạt trong con đường học vấn .

==> em không tán thành ý kiến trên, vì không phải trong 1 gđ tất cả thành viên phải đạt được trình độ văn hóa cao. Như vậy sẽ không công bằng, mà cái để đạt được gđ văn hóa là con cái thì học hành chăm ngoan, ba mẹ không dính đến tệ nạn xã hội,....Như vậy chỉ với các điều kiện trên đã đạt được gđ văn hóa.

2) gia đình nam vừa được công nhận '' gia đình văn hóa'' . hôm sau đi học , nam liền khoe với linh nhưng linh bĩu môi và nói: tớ thấy chỉ cần nhiều tiền là đủ , gia đình giàu có mới đáng hãnh diện .

==> Em không tán thành vì tại sao chỉ có gđ mới xứng đáng có được danh hiệu đó. Kể cả những người nghèo nhưng ý thức và cách sống của họ cao hơn những người có quyền thế. Những người có quyền sẽ không bao giờ để ý tới hành động của bản thân.

Chúc bạn hc tốt!

1 tháng 12 2016

chị lớp 9 hay 10 rồi ạ ~

1 tháng 12 2016

Em không đồng ý vì để đạt được gia đình văn hóa chỉ cần gia đình hòa thuận, mọi người luôn san sẻ với nhau và gia đình luôn cố gắng để đạt được thành tích là đủ

21 tháng 12 2016

em ko đồng ý vì chỉ cần gđ hòa thuận, hạnh phúc là đc

 

2 tháng 5 2021

ko đồng ý vì so sánh rahihi

22 tháng 12 2020

Em không đồng ý với ý kiến đó. Vì xây dựng gia đình văn hóa là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, kể cả con cái cũng cần có ý thức góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng các việc làm cụ thể. Qua đó, cần phải xây dựng gia đình văn hóa vì xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa rất lớn đối với gia đình và xã hội:

+ Đối với gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, hình thành nhân cách, nhận thức và tư duy mỗi con người, như vậy mỗi thành viên của một gia đình văn hóa có thể góp phần xây dựng đất nước, xây dựng xã hội...

+ Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có văn hóa, có phát triển thì xã hội mới vững mạnh, phát triển; mỗi gia đình văn hóa cũng góp phần làm xã hội văn minh, thân thiện...

Vì thế, học sinh cần có những hành động cụ thể để xây dựng gia đình văn hóa:

+ Cần chăm ngoan học giỏi, lễ phép, vâng lời người lớn

+ Không đua đòi ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội...

+ Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng cần có ý thức xây dựng gia đình văn hóa.

14 tháng 6 2021

Bạn kham khảo câu trả lời này nhé !

Truyền thông yêu nước, giữ nước và tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc của dân tộc ta vốn sẩn tự bao đời nay. Truyền thống đó truyền đời từ cha ông chúng ta cho đến thế hệ con cháu sau này. Niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước đó được in đậm trên những áng văn thơ cổ bất hủ: ‘Hịch tướng sĩ’ của Trần Quốc Toản, ‘Bình Ngô Đại Cáo’ của Nguyễn Trãi, ‘Sông núi nước Nam’ của Lý Thường Kiệt… và một số những tác phẩm khác.

Nhân dân ta luôn tự hào mình là một dân tộc ‘con rồng, cháu tiên’, một dân tộc có lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào về nền độc lập, như Lý Thường Kiệt đã viết:

‘Sông núi nước Nam vua Nam ở  Rành rành định phận ở sách trời‘

Đây cũng là lời khẳng định, lời tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt ta. Đất nước ta, dân tộc ta là một đất nước tự do có thể sánh vai cùng các nước đại bang khác. Đất nước ta đã được độc lập, tự do thì không một nước ngoại bang nào được xâm phạm, sách trời cũng đã ghi như thế. Song song với niềm tự hào độc lập dân tộc là niềm tự hào về văn hóa, phong tục của dân tộc ta. Trong tác phẩm ‘Bình Ngô Đại Cáo’, Nguyễn Trãi đã viết:

‘Như nước Đại Việt ta từ trước Vấn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khúc’.

Nước Việt ta tuy là một nước nhỏ về diện tích nhưng cũng có một nền văn hoá riêng. Nền văn hoá đó được duy trì rất lâu, bên cạnh đó còn có niềm tự hào về những chiến công anh dũng của nhân dân ta:

‘Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã’

Toa Đô và Ô Mã là hai tướng giỏi của quân nhà Minh, thế nhưng đứng trước những vị anh hùng của dân tộc ta, chúng chỉ như những kẻ tầm thường bị giết chết, bị bắt sống. Qua đó ta thấy được sức mạnh của quân và dân ta. Tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc còn thể hiện ởniềm tự hào về những vị anh hùng bất khuất. Người anh hùng áo vải Quang Trung đã phá tan đạo quân Thanh.

Người anh hùng Ngô Quyền đã ghi chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng, ông đã chôn vùi bao đạo quân, chiếc thuyền, khí giới của giặc xuống dòng sông. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân ba lần cầm quân chống giặc Mông cổ đem lại hoà bình cho đất nước. Một loạt hình ảnh của những người anh hùng đó được ghi mãi vào trang sử sách, được lưu truyền muôn đời, luôn in đậm trong lòng mỗi người.

Ngoài tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, nhân dân ta còn có lòng yêu nước sâu đậm, nồng nàn bộc phát từ trái tim của mỗi người. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân căm tức trước cảnh sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, đau lồng trước thói ăn chơi của tướng sĩ dưới quyền, ông khuyên răn, chỉ dẫn cho các tướng sĩ đi đến con đường đúng, con đường sống vinh hay chết nhục. Ông yêu nước đến nỗi, ngày quên ăn, đêm quên ngủ lo cho vận mệnh của Tổ quốc: ‘Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù’. Lòng căm tức, đau đớn đến tột cùng đến nỗi ông chỉ muốn xé xác quân giặc. Điều này đã thể hiện lòng yêu nước của ông. Nguyễn Trãi cũng đã nói trong tác phẩm ‘Bình Ngô đại cáo’:

‘Ngậm thù lớn hú đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sông’

Hai câu thơ này cho ta thấy được tấm lòng sâu sắc của Nguyễn Trãi. Ông căm thù giặc đến nỗi phải thốt ra lời thề ‘không cùng sống’ với chúng – bọn giặc đã gây biết bao đau thương, tang tóc cho nhân dân ta:

‘Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ‘

… ‘Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đông Hải khổng rửa sạch mùi’

Xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, nhân dân ta đã anh dũng hy sinh, không quản ngại gian lao, vất vả, thiếu thốn:

‘Khi Linh Sơn lưc/ng hết mấy tuần Khi Khôi Huyện quân không một đội’…

… ‘Nhãn tài như lá mùa thu Tuấn kiệt như sao buổi sớm ‘

Những áng văn, thơ cổ kể trên đã ghi biết bao hình ảnh đẹp, biết bao chiến công oanh liệt, hiển hách của các anh hùng dân tộc, thể hiện được tinh thần dân tộc sâu sắc và lòng yêu nước nồng nàn. Ngày nay chúng ta sống trong thời độc lập, hoà bình, chúng ta phải biết ơn những người anh hùng đã hi sinh cả

cuộc đời mình để giải thoát đất nước khỏi ách nô lệ. Chúng ta phải biết tự hào mình là ‘con rồng, cháu tiên’, tiếp tục giữ vững truyền thống yêu nước, yêu nhân dân, tiếp nối bước đường xây dựng đất nước của cha ông chúng ta, làm cho Tổ quốc ta ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn.

14 tháng 6 2021

Tham khảo !

Truyền thông yêu nước, giữ nước và tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc của dân tộc ta vốn sẩn tự bao đời nay. Truyền thống đó truyền đời từ cha ông chúng ta cho đến thế hệ con cháu sau này. Niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước đó được in đậm trên những áng văn thơ cổ bất hủ: ‘Hịch tướng sĩ’ của Trần Quốc Toản, ‘Bình Ngô Đại Cáo’ của Nguyễn Trãi, ‘Sông núi nước Nam’ của Lý Thường Kiệt… và một số những tác phẩm khác.

Nhân dân ta luôn tự hào mình là một dân tộc ‘con rồng, cháu tiên’, một dân tộc có lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào về nền độc lập, như Lý Thường Kiệt đã viết:

‘Sông núi nước Nam vua Nam ở  Rành rành định phận ở sách trời‘

Đây cũng là lời khẳng định, lời tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt ta. Đất nước ta, dân tộc ta là một đất nước tự do có thể sánh vai cùng các nước đại bang khác. Đất nước ta đã được độc lập, tự do thì không một nước ngoại bang nào được xâm phạm, sách trời cũng đã ghi như thế. Song song với niềm tự hào độc lập dân tộc là niềm tự hào về văn hóa, phong tục của dân tộc ta. Trong tác phẩm ‘Bình Ngô Đại Cáo’, Nguyễn Trãi đã viết:

‘Như nước Đại Việt ta từ trước Vấn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khúc’.

Nước Việt ta tuy là một nước nhỏ về diện tích nhưng cũng có một nền văn hoá riêng. Nền văn hoá đó được duy trì rất lâu, bên cạnh đó còn có niềm tự hào về những chiến công anh dũng của nhân dân ta:

‘Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã’

Toa Đô và Ô Mã là hai tướng giỏi của quân nhà Minh, thế nhưng đứng trước những vị anh hùng của dân tộc ta, chúng chỉ như những kẻ tầm thường bị giết chết, bị bắt sống. Qua đó ta thấy được sức mạnh của quân và dân ta. Tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc còn thể hiện ởniềm tự hào về những vị anh hùng bất khuất. Người anh hùng áo vải Quang Trung đã phá tan đạo quân Thanh.

Người anh hùng Ngô Quyền đã ghi chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng, ông đã chôn vùi bao đạo quân, chiếc thuyền, khí giới của giặc xuống dòng sông. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân ba lần cầm quân chống giặc Mông cổ đem lại hoà bình cho đất nước. Một loạt hình ảnh của những người anh hùng đó được ghi mãi vào trang sử sách, được lưu truyền muôn đời, luôn in đậm trong lòng mỗi người.

Ngoài tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, nhân dân ta còn có lòng yêu nước sâu đậm, nồng nàn bộc phát từ trái tim của mỗi người. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân căm tức trước cảnh sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, đau lồng trước thói ăn chơi của tướng sĩ dưới quyền, ông khuyên răn, chỉ dẫn cho các tướng sĩ đi đến con đường đúng, con đường sống vinh hay chết nhục. Ông yêu nước đến nỗi, ngày quên ăn, đêm quên ngủ lo cho vận mệnh của Tổ quốc: ‘Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù’. Lòng căm tức, đau đớn đến tột cùng đến nỗi ông chỉ muốn xé xác quân giặc. Điều này đã thể hiện lòng yêu nước của ông. Nguyễn Trãi cũng đã nói trong tác phẩm ‘Bình Ngô đại cáo’:

‘Ngậm thù lớn hú đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sông’

Hai câu thơ này cho ta thấy được tấm lòng sâu sắc của Nguyễn Trãi. Ông căm thù giặc đến nỗi phải thốt ra lời thề ‘không cùng sống’ với chúng – bọn giặc đã gây biết bao đau thương, tang tóc cho nhân dân ta:

‘Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ‘

… ‘Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đông Hải khổng rửa sạch mùi’

Xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, nhân dân ta đã anh dũng hy sinh, không quản ngại gian lao, vất vả, thiếu thốn:

‘Khi Linh Sơn lưc/ng hết mấy tuần Khi Khôi Huyện quân không một đội’…

… ‘Nhãn tài như lá mùa thu Tuấn kiệt như sao buổi sớm ‘

Những áng văn, thơ cổ kể trên đã ghi biết bao hình ảnh đẹp, biết bao chiến công oanh liệt, hiển hách của các anh hùng dân tộc, thể hiện được tinh thần dân tộc sâu sắc và lòng yêu nước nồng nàn. Ngày nay chúng ta sống trong thời độc lập, hoà bình, chúng ta phải biết ơn những người anh hùng đã hi sinh cả

cuộc đời mình để giải thoát đất nước khỏi ách nô lệ. Chúng ta phải biết tự hào mình là ‘con rồng, cháu tiên’, tiếp tục giữ vững truyền thống yêu nước, yêu nhân dân, tiếp nối bước đường xây dựng đất nước của cha ông chúng ta, làm cho Tổ quốc ta ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn.