I.ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Tục truyền đời Hùng vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy.
(Sách Giáo khoa Ngữ văn 6, tập hai)
Câu 1 (0,5 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2 (0,5 điểm): Hãy cho biết đoạn văn trên kể về sự việc gì?
Câu 3 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thuộc thể loại nào? kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết?
Câu 4 (0,75 điểm): Xác định trạng ngữ trong câu sau và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó: “Tục truyền đời Hùng vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.”
Câu 5 (0,75 điểm): Giải thích nghĩa của từ “Xuân” trong câu thơ sau:
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Câu 6 (1,0 điểm): Từ đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng (5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về cái vươn vai thần kì của Thánh Gióng.
câu 1: PTBĐ chính: tự sự
câu 2: đoạn văn kể về sự ra đời vừa bình thường vừa kì lạ của Thánh Gióng
câu 3: đoạn văn trích từ văn bản Thánh Gióng. văn bản đó thuộc thể loại truyền thuyết. 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết: sơn tinh thủy tinh, mai an tiêm, bánh chưng bánh giày
câu 4: trạng ngữ "Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu"]
trạng ngữ chỉ thời gian
(tạm thời mik chỉ trả lời đến đó thui giờ mik bận r)