Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ.
yêu cầu
- viết đúng cấu trúc đoạn văn
- đoạn văn mạch lạc đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức
-chia sẻ được cảm xúc bản thân mình
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ.
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.
- Cấu trúc gồm có 3 phần:
+ Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).
+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ chữ được trích từ bài thơ.
+ Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
TK:
46 .
Em cần chú ý bài thơ em chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện ( xuất hiện câu chuyện , nhân vật có thể chỉ mang một cái tên chung chung ) , có các chi tiết miêu tả bối cảnh không gian , thời gian , con người , ...
48 .
Yêu cầu đối với phần mở đoạn là :
+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.
Cần đáp ứng:
+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.
+ Thể hiện đc cảm xúc chung về bài thơ.
+ Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả có trong bài thơ.
+ Chỉ ra đc nét độc đáo trong cáchtự sự và miêu tả của nhà thơ.
Tham khảo: Đến với bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Tác giả đã cho thấy những câu chuyện cổ đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc hay ở hiền gặp lành. Và trong hành trình của cuộc sống, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang vô cùng hữu ích. Tác giả đã giúp người đọc hiểu hơn về quá khứ của dân tộc mình. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Những câu chuyện cổ đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Khi đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích những câu chuyện cổ nước mình.
Tham khảo
Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Từ đó, mỗi người sẽ thêm yêu mến hơn kho tàng văn học quý giá của nước mình. Những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời để thế hệ sau giữ gìn và học tập theo. Từ đó, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian. Chuyện cổ nước mình giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng - bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa
Bài viết tham khảo:
Bài thơ "Vọng nguyệt - Ngắm trăng" nằm trong tập "Nhật kí trong tù", được Người viết vào giai đoạn 1942 - 1943, khi đang bị cầm tù trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Tập thơ ấy không chỉ ghi lại những gian khổ Người trải qua mà còn ghi lại cả hình ảnh một thi nhân với tấm lòng yêu thiên nhiên đầy mãnh liệt nữa. Và "Vọng nguyệt - Ngắm trăng" chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. Nó vừa là bức tranh hiện thực chốn lao tù, vừa là tình yêu thiên nhiên, vừa chứa đựng tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác ở trong đó. Hồ Chí Minh qua "Vọng Nguyệt" đã cho chúng ta một bài học về nhân sinh trong cuộc sống. Đó là dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn lạc quan, yêu đời, vượt lên trên hoàn cảnh. Ngay trong ngục tù, Người vẫn có thể ngắm trăng, thưởng trăng, tâm hồn ấy thật lạc quan biết mấy. Đó là tâm hồn tràn ngập tự do, tràn ngập tình yêu đời, lạc quan về cuộc sống, vượt mọi hoàn cảnh để tìm đến với tự do, đúng như tinh thần mà tiêu đề của tập thơ "Nhật kí trong tù" đề cập đến.
Tham Khảo ạ :<
Bài thơ Con là… của nhà thơ Y Phương là một áng thơ thấm đượm tình cha ấm áp. Người con được ví von với những điều thật là to lớn và trừu tượng, đến chẳng thể cân đo đong đếm được. Sự ví von ấy được đối lập với những thứ nhỏ bé, tạo nên sự khác lạ thú vị. Tác giả có sự liên tưởng như vậy, chính bởi sự trái ngược vốn có trong cuộc sống. Hình hài người con luôn bé nhỏ trong mắt cha, nhưng ý nghĩa của người con đối với cha thì vô cùng to lớn. Con chính là niềm vui, là hạnh phúc là tất cả của cha. Có thể cha không giỏi diễn tả tình cảm của mình với con như mẹ, nhưng không vì thế mà cha không thương mẹ bằng con. Cũng như mẹ, cha thương con và hi sinh cho con tất cả những gì mình có, chẳng chút tiếc nuối, nghĩ ngợi. Vì thế, nên người ta vẫn thường ví tình cha với ngọn núi cao lớn và vững chãi nhất. Đọc bài thơ, em nhớ đến cha của mình. Nhớ đến ánh mắt, nụ cười và những hành động quan tâm, nuông chiều của cha. Những vần thơ mộc mạc trong bài thơ Con là… đã thực sự hòa tan được trái tim của em bởi tình phụ tử ấm áp, đong đầy.