viết bài văn nói về làng nước , mắm nam ô
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có rất nhiều cách sản xuất nước mắm, mỗi hãng có một cách làm khác nhau. Hôm nay mình xin được giới thiệu về cách làm của loại nước mắm Nam Ô nhé!
Nước mắm Nam Ô – Những giọt mắm nhĩ từ được sản xuất theo phương pháp hoàn toàn thủ công truyền thống, có vị thơm, ngọt tự nhiên và màu nâu hổ phách đặc trưng.Nam Ô là 1 làng chài nhỏ nằm phía nam đèo Hải Vân, nơi dòng sông Cu Đê ngày ngày mang phù sa đổ vào vịnh Đà Nẵng. Nằm ở vị trí địa lý đặc biệt như vậy nên nước mắm Nam Ô với lịch sử 400 là một sản phẩm quý của xứ Quảng để tiến vua ngày xưa, bên cạnh quế tiêu, vải lụa, trầm hương… Những giọt mắm nhĩ từ được sản xuất theo phương pháp hoàn toàn thủ công truyền thống, có vị thơm, ngọt tự nhiên và màu nâu hổ phách đặc trưng.
Bằng kinh nghiệm được truyền lại từ nhiều thế hệ, nước mắm chỉ sử dụng cá và muối ủ chượp mà thành. Cá cơm than đánh bắt vào khoảng tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, phải lựa chọn cá to vừa phải, béo tròn, tươi xanh. Cá được ướp bằng muối biển tinh khiết, hạt to, trắng trong từ Sa Huỳnh hay Cà Ná, được ủ ròng trong vòng 6 tháng để những thành phần gây vị bất lợi (chát, đắng, nóng cổ) chảy đi, vị mặn dịu lại.
Cá và muối được trộn theo tỉ lệ 3 cá 1 muối và ủ theo phương pháp truyền thống bằng lu sành trong vòng 12 – 18 tháng. Sau thời gian đó, những giọt nước mắm được lọc bằng phễu tre và vải để tối ưu dưỡng chất và mùi vị. Rồi tiếp tục được đưa ra để ngoài trời trong 10 ngày để bảo đảm chất lượng và hương vị tinh khiết nhất.
Làng nghề nước mắm Nam Ô hiện tại còn khoảng vài chục hộ sản xuất nước mắm, trong đó thương hiệu nước mắm Hương Làng Cổ là 1 cơ sở sản xuất uy tín lâu đời. Tiền thân của xưởng nước mắm Hương Làng Cổ là hãng nước mắm Hồng Hương, thương hiệu này đã được Viện Pasteur Nha Trang chứng nhận là sản phẩm “nguyên chất và hảo hạng” vào năm 1958. Xưởng đang được hoạt động bởi thế hệ thứ 5 của gia đình gắn bó nhiều thế hệ với làng nghề nước mắm Nam Ô này.
Nước mắm Hương Làng Cổ được sản xuất hoàn toàn theo phương pháp thủ công truyền thống, chỉ sử dụng cá cơm than và muối biển rồi ủ chượp trong các lu sành từ làng gốm Lái Thiêu, Bình Dương.
Nếu có dịp lên Nam Ô, ngoài việc tắm biển chụp ảnh với bãi rêu xanh mướt, hay thưởng thức món gỏi cá Nam Ô đặc sản, xin mời các bạn ghé thăm các xưởng sản xuất nước mắm truyền thống để hiểu rõ hơn về cách làm chén nước mắm mà gia đình nào cũng sử dụng, cùng nhau hít hà hương vị đặc trưng của quê nhà bạn nhé.
Bạn tham khảo nhé! mình làm phần mở bài còn lại mình không hiểu biết nhiều cho lắm!
Tham khảo
Có rất nhiều cách sản xuất nước mắm, mỗi hãng có một cách làm khác nhau. Hôm nay mình xin được giới thiệu về cách làm của loại nước mắm Nam Ô nhé!
Nước mắm Nam Ô – Những giọt mắm nhĩ từ được sản xuất theo phương pháp hoàn toàn thủ công truyền thống, có vị thơm, ngọt tự nhiên và màu nâu hổ phách đặc trưng.Nam Ô là 1 làng chài nhỏ nằm phía nam đèo Hải Vân, nơi dòng sông Cu Đê ngày ngày mang phù sa đổ vào vịnh Đà Nẵng. Nằm ở vị trí địa lý đặc biệt như vậy nên nước mắm Nam Ô với lịch sử 400 là một sản phẩm quý của xứ Quảng để tiến vua ngày xưa, bên cạnh quế tiêu, vải lụa, trầm hương… Những giọt mắm nhĩ từ được sản xuất theo phương pháp hoàn toàn thủ công truyền thống, có vị thơm, ngọt tự nhiên và màu nâu hổ phách đặc trưng.
Bằng kinh nghiệm được truyền lại từ nhiều thế hệ, nước mắm chỉ sử dụng cá và muối ủ chượp mà thành. Cá cơm than đánh bắt vào khoảng tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, phải lựa chọn cá to vừa phải, béo tròn, tươi xanh. Cá được ướp bằng muối biển tinh khiết, hạt to, trắng trong từ Sa Huỳnh hay Cà Ná, được ủ ròng trong vòng 6 tháng để những thành phần gây vị bất lợi (chát, đắng, nóng cổ) chảy đi, vị mặn dịu lại.
Cá và muối được trộn theo tỉ lệ 3 cá 1 muối và ủ theo phương pháp truyền thống bằng lu sành trong vòng 12 – 18 tháng. Sau thời gian đó, những giọt nước mắm được lọc bằng phễu tre và vải để tối ưu dưỡng chất và mùi vị. Rồi tiếp tục được đưa ra để ngoài trời trong 10 ngày để bảo đảm chất lượng và hương vị tinh khiết nhất.
Làng nghề nước mắm Nam Ô hiện tại còn khoảng vài chục hộ sản xuất nước mắm, trong đó thương hiệu nước mắm Hương Làng Cổ là 1 cơ sở sản xuất uy tín lâu đời. Tiền thân của xưởng nước mắm Hương Làng Cổ là hãng nước mắm Hồng Hương, thương hiệu này đã được Viện Pasteur Nha Trang chứng nhận là sản phẩm “nguyên chất và hảo hạng” vào năm 1958. Xưởng đang được hoạt động bởi thế hệ thứ 5 của gia đình gắn bó nhiều thế hệ với làng nghề nước mắm Nam Ô này.
Nước mắm Hương Làng Cổ được sản xuất hoàn toàn theo phương pháp thủ công truyền thống, chỉ sử dụng cá cơm than và muối biển rồi ủ chượp trong các lu sành từ làng gốm Lái Thiêu, Bình Dương.
Nếu có dịp lên Nam Ô, ngoài việc tắm biển chụp ảnh với bãi rêu xanh mướt, hay thưởng thức món gỏi cá Nam Ô đặc sản, xin mời các bạn ghé thăm các xưởng sản xuất nước mắm truyền thống để hiểu rõ hơn về cách làm chén nước mắm mà gia đình nào cũng sử dụng, cùng nhau hít hà hương vị đặc trưng của quê nhà bạn nhé.
Tham khảo
Có rất nhiều cách sản xuất nước mắm, mỗi hãng có một cách làm khác nhau. Hôm nay mình xin được giới thiệu về cách làm của loại nước mắm Nam Ô nhé!
Nước mắm Nam Ô – Những giọt mắm nhĩ từ được sản xuất theo phương pháp hoàn toàn thủ công truyền thống, có vị thơm, ngọt tự nhiên và màu nâu hổ phách đặc trưng.Nam Ô là 1 làng chài nhỏ nằm phía nam đèo Hải Vân, nơi dòng sông Cu Đê ngày ngày mang phù sa đổ vào vịnh Đà Nẵng. Nằm ở vị trí địa lý đặc biệt như vậy nên nước mắm Nam Ô với lịch sử 400 là một sản phẩm quý của xứ Quảng để tiến vua ngày xưa, bên cạnh quế tiêu, vải lụa, trầm hương… Những giọt mắm nhĩ từ được sản xuất theo phương pháp hoàn toàn thủ công truyền thống, có vị thơm, ngọt tự nhiên và màu nâu hổ phách đặc trưng.
Bằng kinh nghiệm được truyền lại từ nhiều thế hệ, nước mắm chỉ sử dụng cá và muối ủ chượp mà thành. Cá cơm than đánh bắt vào khoảng tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, phải lựa chọn cá to vừa phải, béo tròn, tươi xanh. Cá được ướp bằng muối biển tinh khiết, hạt to, trắng trong từ Sa Huỳnh hay Cà Ná, được ủ ròng trong vòng 6 tháng để những thành phần gây vị bất lợi (chát, đắng, nóng cổ) chảy đi, vị mặn dịu lại.
Cá và muối được trộn theo tỉ lệ 3 cá 1 muối và ủ theo phương pháp truyền thống bằng lu sành trong vòng 12 – 18 tháng. Sau thời gian đó, những giọt nước mắm được lọc bằng phễu tre và vải để tối ưu dưỡng chất và mùi vị. Rồi tiếp tục được đưa ra để ngoài trời trong 10 ngày để bảo đảm chất lượng và hương vị tinh khiết nhất.
Làng nghề nước mắm Nam Ô hiện tại còn khoảng vài chục hộ sản xuất nước mắm, trong đó thương hiệu nước mắm Hương Làng Cổ là 1 cơ sở sản xuất uy tín lâu đời. Tiền thân của xưởng nước mắm Hương Làng Cổ là hãng nước mắm Hồng Hương, thương hiệu này đã được Viện Pasteur Nha Trang chứng nhận là sản phẩm “nguyên chất và hảo hạng” vào năm 1958. Xưởng đang được hoạt động bởi thế hệ thứ 5 của gia đình gắn bó nhiều thế hệ với làng nghề nước mắm Nam Ô này.
Nước mắm Hương Làng Cổ được sản xuất hoàn toàn theo phương pháp thủ công truyền thống, chỉ sử dụng cá cơm than và muối biển rồi ủ chượp trong các lu sành từ làng gốm Lái Thiêu, Bình Dương.
Nếu có dịp lên Nam Ô, ngoài việc tắm biển chụp ảnh với bãi rêu xanh mướt, hay thưởng thức món gỏi cá Nam Ô đặc sản, xin mời các bạn ghé thăm các xưởng sản xuất nước mắm truyền thống để hiểu rõ hơn về cách làm chén nước mắm mà gia đình nào cũng sử dụng, cùng nhau hít hà hương vị đặc trưng của quê nhà bạn nhé.
Tình làng nghĩa xóm là truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, được kết tinh trong quá trình lao động, sinh hoạt. Cấu trúc gắn kết chặt chẽ của làng xã Việt Nam bằng các hương ước, quy định chính là một trong những lý do mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, vì có nó mà Việt Nam, cho dù chịu đựng cả nghìn năm Bắc thuộc vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa, không bị đồng hóa, hòa tan.
Nói rộng ra thế để thấy được vai trò quan trọng của tình làng nghĩa xóm đối với mỗi chúng ta. Sau này, cùng với quá trình đô thị hóa thì những người ở thành thị, cho dù không có tình làng nghĩa xóm theo đúng nghĩa như ở nông thôn nhưng cũng có những tình cảm gắn kết với bà con khối phố, tuy rằng không được chặt chẽ như ở làng quê, nhưng cũng là một thứ tình cảm với nơi mình sinh ra, lớn lên và những kỷ niệm.
Câu chuyện tình làng nghĩa xóm tưởng như đâu đâu cũng thế, ai ai cũng thế, không có gì phải nói! Hóa ra không hẳn thế. Chuyện tôi mới gặp giúp tôi ngộ ra nhiều điều.
Hôm đó, tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, tôi về quê. Phải nói rằng giao thông dạo này đã được cải thiện đáng kể. Đường xá, cầu cống mới xây, thảm nhựa phẳng lỳ. Ngay ở nông thôn cũng vậy, từ vốn của các chương trình mà Nhà nước đầu tư vào nông thôn, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới, bà con đóng góp thêm ngày công cải tạo, xây mới các tuyến đường liên thôn, liên xóm. Xóm nào cũng thảm bê tông tất tật các ngõ ngách, không còn cảnh “sắn quần vác xe đạp” đi học như chúng tôi trước đây mỗi khi vào mùa mưa dầm. Đang thiu thiu ngủ khi xe bon bon trên đường làng, giữa hai thảm lúa vàng, tôi chợt tỉnh khi thấy đám đông ồn ào, huyên náo phía trước. Bước xuống xe thì thấy phía trước rất đông bà con, đang vây lấy một xe ô tô con đen bóng. Phía trước, quang thúng, xe trâu, xe cải tiến bày ra làm chướng ngại vật trên đường. Đôi co với bà con là một người đàn ông trung tuổi, giày đen, sơ mi trắng, mặt đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại vì hò hét, cãi vã giữa cái nắng mới đầu hạ. Tôi nhận ra, đó là H, người cùng xóm, kém tôi mấy tuổi, đang làm “xếp” ở một cơ quan nho nhỏ ở Trung ương.
Cuộc cãi vã không có dấu hiệu ngã ngũ. Cho dù H có nói thế nào thì bà con vẫn kiên quyết giữ “chốt”, không cho xe qua. Cuối cùng, H đành chịu “thua”, gửi xe, đi bộ nốt gần ki-lô-mét đường về nhà.
Tối đó, trong bữa cơm gia đình, tôi đem chuyện hỏi cô em dâu, đang tham gia công tác phụ nữ của xã.
Em tôi phân trần: Khổ lắm anh ạ. H nó học cùng khóa với bọn em, học hành thành đạt, bây giờ đang làm chức gì to to ở Trung ương đấy nhưng về quê, ăn ở với người làng, người xóm tệ lắm anh ạ. Thỉnh thoảng lại thấy phóng xe về, đưa bạn bè, tổ chức nhậu nhẹt, cười nói hô hố, chẳng để ý gì đến hàng xóm, láng giềng. Ra đường, từ người lớn đến trẻ em chẳng chào, chẳng hỏi. Nhiều người móc máy: Gớm, nếu không còn hai bố mẹ già thì thằng này nó chẳng thèm về quê nữa đâu.
Chuyện về H, bà con trong xóm đã nói nhiều, người nhẹ nhàng thì trách móc, người nặng lời hơn thì chửi thề, chửi đổng. Nhưng cao trào phẫn nộ của bà con là dịp bê tông hóa đường xóm vừa rồi. Em dâu tôi tiếp tục: Số là trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Nhà nước đầu tư cho các xóm xi măng, bà con đóng góp thêm tiền mua cát, sỏi, và bỏ công để bê tông hóa ngõ xóm. Nói đến bê tông hóa ngõ xóm ai cũng mừng, vì từ nay sẽ hết cảnh lầy lội, bẩn thỉu và hăng hái tham gia. Xóm bầu lên ban đại diện, sau khi đo đạc, tính toán kinh phí, ban đại diện đề xuất bổ đầu kinh phí theo nhân khẩu, phần còn lại vận động người của xóm đi làm ăn, công tác xa ủng hộ.
Em tôi tiếp: Anh thấy không, có được con đường bê tông sạch sẽ như vậy bên cạnh hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của bà con trong xóm còn có phần tham gia không nhỏ của những người đi làm ăn, công tác xa. Thôi thì trong Nam, ngoài Bắc, người ít, người nhiều ai ai cũng hồ hởi tham gia, coi như một chút tình cảm, trách nhiệm với xóm làng. Ngay như anh, không chỉ đóng góp cho suất của bố mẹ, anh còn tham gia ủng hộ cho dù kinh tế anh chị cũng chẳng khấm khá gì.
Riêng H thì tuyệt nhiên không một xu, một đồng anh ạ, mặc dù ban đại diện nhiều lần đến tận nơi gặp gỡ, vận động. Đã thế, H còn bắn tin rằng, đợi cho bố mẹ cậu ấy “hai năm mươi” thì cậu ấy cũng chẳng thèm về cái xóm quê nghèo kiết này nữa.
- Đấy, ngọn nguồn câu chuyện là thế anh ạ. Em tôi nói tiếp: Bà con cũng biết rằng chặn xe anh này, không chặn xe anh kia cũng không phù hợp với đạo lý tình làng nghĩa xóm của cha ông nhưng mọi chuyện đều có nguyên do của nó. Giá như…
Suy tư một thoáng, em tôi kết luận: Nếu như H không thay đổi, em sợ rằng khi bố mẹ H “hai năm mươi”, bạn ấy chắc phải thuê người thành phố về mà khênh.
Làng quê vốn bao dung, người quê trọng chữ tình, chữ nghĩa. Sau lần này, không biết H có hiểu ra điều đó không?
Tham khảo:
Viết về nông thôn và người nông dân là một mảng đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Trong rất nhiều tác phẩm và tác giả thành công khi viết về đề tài này có Kim Lân và truyện ngắn Làng.
Nhà văn Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Vãn Tài, sinh năm 1920, mất năm 2007, quê gốc tỉnh Bắc Ninh. Xuất thân trong gia đình nghèo. Nhà văn Kim Lân đã qua hoạt động văn hóa cứu quốc, trong kháng chiến chống Pháp công tác ở chiến khu Việt Bắc. Từng là ủy viên Ban phụ trách Nhà xuất bản Văn học, Trường bồi dưỡng những người viết trẻ, tuần báo Văn Nghệ, Nhà xuất bản Tác phẩm mới.
Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và chủ yếu về làng quê Việt Nam. Ông thường viết về những cảnh tội nghiệp, cuộc sống khốn khó đến cùng cực của người nông dân dưới chế độ cũ, những con người của quê hương ông, thân thiết ruột thịt với ông, từ cuộc sống đói nghèo lam lũ trực tiếp bước vào tác phẩm. Sau tiếp cận với đề cương văn hóa năm 1943 của Đảng, Kim Lân viết về những người nông dân đi theo cách mạng và sự đổi đời của họ. Tác phẩm đã xuất bản: Nên vợ nên chồng (truyện ngắn, 1955); Con chó xấu xí (truyện ngắn, 1962); Hiệp sĩ gỗ, Ông cả Ngũ...
Truyện ngắn Làng được nhà văn Kim Lân viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trọn tạp chí Văn nghệ năm 1948 với nhân vật chính là ông Hai, một lão nông hiền lành, yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến.
Trong kháng chiến, ông Hai - người làng Chợ Dầu, buộc phải rời làng. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ và tự hào về làng mình, ông vui với những tin kháng chiến qua các bản thông tin. Ông lấy làm vui sướng và hãnh diện về tinh thần anh dũng kháng chiến của dân làng. Nhưng bất ngờ nghe tin làng ông theo giặc, từ lúc ấy, "cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân" và luôn mang nỗi ám ảnh nặng nề, thậm chí "cúi gằm mặt mà đi". Suốt mấy ngày, ông luôn chột dạ, đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc vì ông rất yêu làng, yêu nước. Khi được tin cải chính, ông vui sướng như người đã chết đi được sống lại ông lại vui vẻ, phấn chấn và càng tự hào về làng của mình. Nội dung ý nghĩa: Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
Xây dựng cốt truyện tâm lí. Cách miêu tả chân thực, sinh động tâm lý nhân vật. Trần thuật linh hoạt, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, tự nhiên như cuộc sống cùng với tình huống truyện đặc sắc những mâu thuẫn căng thẳng, dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.
Đọc truyện ngắn Làng của Kim Lân, ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc khi viết về người nông dân của văn học Việt Nam hiện đại.
-Tham khảo:
Tế Hanh (1921-2009), sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, là nhà thơ xuất hiện muộn trong phong trào thơ Mới với những vần thơ mang nặng nỗi buồn và lòng yêu quê hương sâu sắc trong cảnh đất nước còn nhiều biến động. Một trong số các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông trong giai đoạn này phải kể đến Quê hương, đây cũng là chủ đề lớn nhất và xuyên suốt chặng đời thơ của tác giả. Trong tác phẩm này Tế Hanh đã vẽ lại bức tranh làng chài ven biển nơi ông sinh ra với một tình yêu sâu nặng, tấm lòng gắn bó của người con miền biển, bằng những vần thơ "trong trẻo, giản dị như một dòng sông", lối viết "mộc mạc, chân thành", đưa người đọc hòa mình vào không khí thiên nhiên, cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của làng chài một cách đầy tinh tế.
Bức tranh làng quê được mở ra bằng lời đề từ, vốn là hai câu thơ của thân phụ Tế Hanh "Chim bay dọc biển mang tin cá", mang đến một hương vị biển cả đậm đà, mở ra một không gian thoáng rộng, tựa như nhìn từ trên cao, thấy cánh chim trời, cũng thấy cả một vùng biển mênh mông sóng nước. Tiến đến gần hơn tác giả mở đầu bằng hai câu thơ như lời kể chuyện, tâm tình đầy mộc mạc của một người con xa quê rằng:
"Quê hương tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"
Câu thơ gợi ra khung cảnh một làng chài nhỏ ven biển, đồng thời cũng phác thảo ra dáng hình của quê hương trong lòng độc giả. Đó là một ngôi làng nằm trong cù lao, nổi lên giữa mênh mông sóng nước, khoảng cách với biển được khắc họa bằng phương tiện đo lường đầy thú vị "cách biển nửa ngày sông", một cách nói đậm chất người vùng sông nước, mộc mạc, tự nhiên.
Bức tranh làng chài không chỉ xuất hiện một cách tĩnh lặng trong trí nhớ của tác giả mà nó còn trở nên sống động với công việc lao động trên biển. Bằng cái nhìn đầy yêu thương, gắn bó, sự tinh tế của mình Tế Hanh đã diễn tả lại một cách sinh động, khí thế, đầy thẩm mỹ cái khung cảnh lao động vốn bình thường của người dân làng chài. Điều đó được thể hiện rõ ràng trong những câu thơ:
"Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."
Trong chuyến ra khơi, chào đón người dân chài ấy là một bầu không khí vô cùng tươi đẹp, tràn đầy sức sống "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng", bằng những nét vẽ gợi nhẹ nhàng, Tế Hanh đã mở ra một khung cảnh thiên nhiên thoáng, rộng, hội tụ đủ những điều kiện thuận lợi nhất để ra khơi, khi mà trời trong, nắng đẹp, gió vừa đủ để dong buồm. Có thể nói rằng đó là một điều rất đáng quý đối với những con người ngày ngày lênh đênh trên biển cả tìm kế sinh nhai. Bên cạnh đó hình ảnh con người cũng hiện lên với vẻ đẹp chất phác, khỏe mạnh, tràn đầy sức sống trong câu thơ "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Trên thực tế rằng hình ảnh người ngư dân luôn gắn liền với màu da ngăm đen, khuôn mặt khắc khổ vì nắng gió, thế nhưng khi bước vào thơ Tế Hanh, bằng ánh mắt đầy yêu thương, tâm hồn lãng mạn, tinh tế, tác giả đã mang đến cho họ một dáng vẻ khác, khỏe khoắn, tràn đầy nhựa sống.
Tuy nhiên bức tranh lao động của làng chài không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn được thể hiện một cách ấn tượng trong hai câu thơ tiếp:
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang"
Câu thơ gợi ra khí thế lao động mạnh mẽ, hăng say, hào hùng của người dân làng chài. Có thể nói rằng "chiếc thuyền" ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ cho cả một tập thể con người đang ra khơi, với tinh thần lao động không mệt mỏi, nỗ lực hết sức lèo lái để con thuyền vươn xa hơn, đến được những vùng biển giàu tôm cá. Sự khỏe khoắn, nhanh nhạy trong lao động của ngư dân được bộc lộ bằng thủ pháp so sánh "hăng như con tuấn mã", một hình ảnh so sánh rất đặc biệt lấy thuyền để so sánh với "tuấn mã", mang đến cảm giác cuộc ra khơi tựa như một cuộc hành quân đánh trận đầy lãng mạn, hào hùng. Các động từ mạnh "hăng", "phăng" càng gợi ra khí khí thế hùng tráng, mạnh mẽ của người ngư dân trong công cuộc lao động, sẵn sàng đương đầu với tất cả mọi khó khăn thử thách ngoài khơi xa.
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"
Tế Hanh đã mang đến cho độc giả một hình ảnh so sánh đầy trừu tượng, lấy cái hữu hình "cánh buồm" so sánh với cái vô hình "mảnh hồn làng", tuy nhiên đây lại là nét đặc biệt trong thơ của Tế Hanh, nét lãng mạn, tinh tế ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Cánh buồm chính là đại diện cho cho những người ngư dân, cũng là đại diện cho cả một làng chài ven biển, buồm theo ngư dân đi đánh cá, cũng mang theo cả nỗi nhớ mong, sự ủng hộ, niềm tin của những người ở lại. Hơn thế nữa hình tượng cánh buồm không chỉ là một thực thể tĩnh lặng mà dường như nó cũng đang cố gắng góp công, góp sức "rướn thân trắng bao la thâu góp gió" để đưa thuyền được đi xa hơn, tìm đến những vùng biển giàu có sản vật. Điều đó thể hiện sự gắn kết, hòa quyện giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên trong công cuộc lao động, dường như ai cũng dùng hết khả năng của mình để cùng tạo nên sức mạnh tập thể, cùng đạt được những thành quả tốt đẹp nhất.
Bên cạnh cảnh ra khơi hào hùng, tràn đầy sức sống thì cảnh làng chài ven biển khi đón ghe về cũng mang những vẻ đẹp chân thực và sinh động dưới cái nhìn đầy tinh tế, yêu thương của Tế Hanh.
"Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng."
Sau một đêm dài buôn ba trên biển cả, những chiếc ghe chở đầy ngư dân và tôm cá cuối cùng cũng trở về trong buổi sớm bình minh. Khác với khung cảnh ra khơi tràn đầy khí thế, thì lúc đón ghe về làng chài lại mang vẻ ồn ào, náo nhiệt, người người nhà nhà tấp nập trên bến đỗ, chờ mang xuống những thùng cá, thùng tôm tươi rói để kịp buổi chợ sớm. Đặc biệt ấn tượng với hình ảnh những người ngư dân sau một đêm dài thức trắng thu lưới, họ trở về cùng với làn da ngăm rám nắng đầy khỏe mạnh, nhưng khác biệt ở chỗ "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Đây cũng là một ý thơ rất trừu tượng của Tế Hanh nhưng lại bao trùm được hình tượng, cốt cách của những người dân chài đi đánh cá lênh đênh giữa biển khơi. Những con người mà thân hình đã thấm đượm mùi muối, mùi gió tại khơi xa, trở thành một dấu ấn, một đặc điểm riêng biệt chỉ dân làng chài mới có. Và hơn hết là người ta cảm nhận được sâu trong đó là sự mệt mỏi ẩn sâu trong những cơ thể cường tráng thông qua hai từ "nồng thở". Tuy nhiên, khi vào thơ Tế Hanh sự đuối sức, rệu rã ấy lại được mô tả hết sức tinh tế và vẫn mang những vẻ lãng mạn hiếm có. Không chỉ chú ý đến con người, sự "tinh" của tác giả còn bộc lộ thông qua cách mà tác giả quan sát sự vật ở câu "Chiếc thuyền im trên bến mỏi trở về nằm/Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Đối với Tế Hanh con thuyền không đơn giản chỉ là một vật vô tri, vô giác mà dường như nó cũng có xúc cảm, cũng biết mệt mỏi sau những chuyến khơi xa, nằm lặng im trên bến đỗ lắng nghe "chất muối thấm dần trong thớ vỏ", nghĩ về những chuyến khơi xa, về những vùng biển giàu tôm cá, về những kỷ niệm xa xăm.
Tác giả nói về thuyền mà cũng là nói về chính những con người làm nghề chài lưới, cả cuộc đời họ có đến hàng ngàn hàng vạn chuyến khơi xa, mỗi một chuyến đi là một lần kỉ niệm khó quên, biển cả là người mẹ tuyệt vời nuôi lớn người ngư dân bằng nguồn hải sản dồi dào, luôn che chở ôm ấp những đứa con của mình bằng tình cảm dịu dàng nhất. Chính vì thế cả thuyền, cả dân làng chài luôn mang trong mình tấm lòng sâu nặng, mang trong mình chất muối mặn, tựa như một sợi dây liên kết vô hình, không thể nào đứt đoạn.
Bức tranh làng quê vùng biển đã khép lại bằng những lời tình tự:
"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tối thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá"
Đó là những hình ảnh, những kỉ niệm đẹp đẽ in sâu trong ký ức của Tế Hanh mà dù đi đâu về đâu tác giả cũng không thôi niềm nhớ mong da diết, thể hiện sâu tình yêu quê hương sâu sắc, cùng với nỗi buồn của một người con xa xứ, luôn mong nhớ về quê nhà bằng một tình cảm chân thành nhất. Thế nên dù chỉ là trong ký ức, bức tranh làng quê vùng ven biển Quảng Ngãi vẫn hiện lên thật chân thật, lãng mạn đầy chất thơ.
Quê hương là một đề tài phổ biến trong thi ca Việt Nam xưa và nay, nhưng có lẽ viết về bức tranh quê miền biển thì Quê hương của Tế Hanh là một trong những bài xuất sắc mang nhiều nét thơ tinh tế, ý vị nhất. Bức tranh quê hiện lên không chỉ là một cảnh thiên nhiên im lìm tươi đẹp và nó còn là bức tranh con người trong lao động, sự đoàn kết gắn bó, mối quan hệ thân thiết, sâu nặng giữa con người với thiên nhiên, hòa vào đó là tình yêu quê hương, nỗi nhớ tha thiết của tác giả. Tất cả đã tạo nên một bức tranh làng quê đẹp và giàu xúc cảm.
tình hữu nghị của Việt Nam - Cuba là mối quan hệ song phương giữa hai nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Cuba. Quan hệ ngoại giao hai nước được thiết lập vào ngày 2 tháng 12 năm 1960, thông qua việc đại diện hợp tác giữa Chính phủ Cộng hòa Cuba và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[1]. Tính đến tháng 01 năm 2018, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai ở châu Á đầu tư vào Cuba, sau Trung Quốc.
Sau cách mạng Cuba ngày 01 tháng 01 năm 1959, Fidel Castro, một nhân vật bí ẩn đối với Liên Xô, trở thành Thủ tướng trong một nước Cuba mới. Từ sự lãnh đạo mới này, quan hệ giữa 02 quốc gia này đã chuyển thành đối tác chiến lược tin cậy trong khối cộng sản. Sau khi Liên Xô thiết lập lại mối quan hệ với Cuba sau giai đoạn gián đoạn, hàng loạt cuộc tiếp xúc ngoại giao giữa Cuba và các quốc gia Cộng sản trong năm 1960, mở ra nhiều mối quan hệ mới với Cuba. Việt Nam thiết lập với Cuba vào ngày 2 tháng 12 năm 1960, sau cuộc tiếp xúc giữa Thủ tướng Phạm Văn Đồng và bộ trưởng ngoại giao Cuba Raúl García.
Cuba ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Trong cuộc chiến, Cuba đưa nhiều kỹ sư cầu đường xây dựng lại hệ thống đường xá bị tàn phá nặng nề, đưa các y bác sĩ cùng các loại thuốc men, dụng cụ y tế,... Cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam là nguồn cảm hứng cho nhiều lãnh đạo Cuba, một trong số đó là Che Guevara đã kêu gọi “phải tạo ra hai, ba, nhiều Việt Nam”. Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được kí kết, Fidel đã thăm vùng giải phóng của Việt Nam tại Quảng Trị và nhắc lại tuyên bố "Vì người Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình".
Chiến tranh biên giới 1979 nổ ra, Cuba tuyên bố ủng hộ Việt Nam chống Trung Quốc bành trướng đồng thời tuyên bố gửi quân sang Việt Nam. Từ giai đoạn 1980-1990, Việt Nam bị cấm vận, Cuba là một trong số ít quốc gia viện trợ thuốc men, vacxin, lương thực cho Việt Nam. Sau khi mở cửa nền kinh tế Việt Nam được phát triển, Việt Nam lại trở thành quốc gia viện trợ cho Cuba, và là quốc gia tích cực kêu gọi Mỹ chống bao vây cấm vận Cuba. Việt Nam tiếp tục viện trợ lương thực, thực phẩm, máy móc, và trang thiết bị. Từ giai đoạn 2010-2020, Cuba mở cửa và cập nhật theo mô hình kinh tế thị trườngcủa Việt Nam.
Việt Nam và Cuba đang hợp tác kinh tế song phương trong nhiều lĩnh vực dựa vào thế mạnh của mỗi nước. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, dầu khí, viễn thông, giáo dục và y tế[1] Petro Việt Nam đang có các dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Cuba. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam - Cuba đạt mức 250 triệu USD vào năm 2010[2] Trong hành trình xúc tiến đầu tư vào ZEDM, Cuba đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên. Đây không phải là một sự ngẫu nhiên, mà Chính phủ Cuba ngoài mong muốn thu hút vốn từ Việt Nam còn là tham khảo kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài[3]. Trong chuyến thăm Cuba tháng 4 năm 2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Việt Nam đã tuyên bố xóa nợ cho Cuba.
Hai nước đã có mối quan hệ chính trị sâu sắc và gắn kết vững bền từ năm 1960 đến nay. Cả hai nước đều ủng hộ nền tảng tư tưởng Mác-Lênin. Tượng đài Hồ Chí Minh đã được khánh thành tại thủ đô Lahabana (năm 2003), trường Hồ Chí Minh (cấp II) ở tỉnh Jarugo (năm 1974), trường Bác Hồ (cấp I) ở Lahabana (năm 1976).[4]
kết bạn với mình nha!Tình làng nghĩa xóm trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ được thể hiện qua chi tiết bà cụ hàng xóm đã sang thăm và cho gia đình nhà chị Dậu mấy bơ gạo để nấu cháo. Chi tiết này thể hiện tình làng nghĩa xóm vô cùng sâu sắc bởi trong hoàn cảnh đói kém là vậy. Mọi người lo cho thân mình còn khó khăn cùng cực. Vậy mà bà cụ sẵn sàng đem bơ gạo (khi ấy bơ gạo còn quý hơn vàng) cho nhà chị Dậu và khuyên chị bằng những lợi lẽ hết sức chân tình: "Bảo anh ấy có chạy trốn đi đâu thì chạy chứ cứ nằm đây chốc nữa sai nha đến thúc sưu họ lại đánh cho thì khổ." Lời lẽ ấy và hành động ấy là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tình làng nghĩa xóm và truyền thống đạo lí tự ngàn đời của người Việt Nam "Lá lành đùm lá rách".
Làng nghề nước mắm Nam Ô đã có từ lâu đời, thương hiệu này cũng đã trở nên vô cùng quen thuộc trên mỗi mâm cơm của các hộ gia đình . Ai đó đã một lần dừng chân trên quê hương Liên Chiểu thì không thể nào chưa từng nghe nói tới loại nước mắm này. Đó là những năm 1980 - 1990 khi nghề pháo đang thời kỳ hưng thịnh tại làng Nam Ô. Bà con ngư dân gần như đã chuyển hướng theo nghề pháo bởi thu nhập từ nghề này mang lại khá ổn định cho cuộc sống của bà con. Đến khi có Chỉ thị 406 của Chính Phủ về cấm sản xuất pháo, người dân Nam Ô chính thức "chia tay" với nghề pháo lúc bấy giờ. Những năm sau đó nghề mắm bắt đầu hồi sinh, bà con ngư dân trở về lại với cái nghề vốn có của mình. Nghề mắm Nam Ô ra đời và gắn với cuộc sống đặc thù của người dân miền biển nơi đây hàng trăm năm qua. Từ thời sơ khai bám biển, khi bà con làng chài được mùa cá cơm than, cái ăn, cái phơi khô, cái đem muối mắm để lọc ra mắm nước dùng dần. Cứ thế mỗi nhà muối một ít, lọc một ít và cùng chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, hình thành nên nghề làm mắm cho đến tận bây giờ. Em hy vọng rằng thương hiệu này sẽ được quan tâm và biết tới rộng rãi hơn,làng nghề sẽ phát huy được các ưu điểm của mình,...
Có ý mình tham khảo trên một số kênh thông tin nhé!
Vì mình biết cũng không nhiều lắm!