Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
| Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm những viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Quan bèn dừng ngựa lại hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:
- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được may đường.
Viên quan nghe câu bó hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công. Quan bèn hỏi tên họ, làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua. […]
(Em bé thông minh, NXB Giáo Dục)
a) Giải thích từ “lỗi lạc”, “nhân tài”?
b) Khi viên quan đặt câu hỏi cho người cha của em bé, em bé đã giúp cha trả lời câu hỏi bằng cách nào? Cách trả lời của em bé có hiệu quả không? Vì sao?
c) Hình thức viên quan đặt câu hỏi cho cha con em bé chính là một hình thức thách đô, cách em bé trả lời câu hỏi của viên quan là hình thức giải đố. Hãy kể tên một câu chuyện cổ tích cũng có hình thức thách đố và giải đố như thế?
A. Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. có phải câu ghép không