Viết đoạn văn dài từ 10 đến 12 câu trình bày cảm nhận của con về lí do chuyển kinh đô mà Lí Công Uẩn đưa ra trong bài. Đoạn văn sử dụng 1 câu ghép và 1 câu hỏi tu từ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo:“Đêm nay rừng hoang sương muối”: khung cảnh, điều kiện chiến đấu vất vả, khó khăn. Người lính phải đứng canh giữa đất trời vào đêm khuya khi thời tiết buốt giá và khắp nơi bị sương mù bao phủ. Khó khăn chồng chấp khó khăn, gian khổ chồng chất gian khổ. Giữa nơi rừng hoang nước độc, các anh vẫn kiên cường kháng chiến bảo vệ nền độc lập cho nước nhà.
“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” tuy điều kiện khó khăn, gian khổ là thế nhưng người chiến sĩ luôn kề vai sát cánh bên nhau, cùng nhau chiến đấu, cùng chung lí tưởng, mục đích cao đẹp. Chính hoàn cảnh éo le này lại làm họ trở nên gắn kết hơn.
“Đầu súng trăng treo”: đây là một hình ảnh thơ vô cùng lãng mạn. Khẩu súng trên vai người chiến sĩ chĩa mũi lên tưởng như chiếc giá đỡ có thể đỡ được ánh trăng sáng tròn phía xa xa. Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ treo. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần.
→ Ba câu thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng lại chứa đựng nội dung sâu sắc, khiến bạn đọc hiểu thêm về người lính nghèo và hoàn cảnh chiến đấu gian khổ của họ để từ đó ta thêm trân trọng độc lập, tự do hiện có.
Kết đoạn: khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đồng thời nêu vai trò của bài thơ đối với nền văn học Việt Nam.
Tham khảo:
"Công cha như núi ngất trời
Ngĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao, biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi."
Trong mỗi chúng ta, ai cũng được sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Cha mẹ là ng đã sinh ra ta, nuôi nấng ta lớn lên từng ngày. Vì vậy, công lao sinh thành của cha mẹ là là vô cùng to lớn, ko gì có thể sánh bằng. Bài ca dao trên như một lời nhắc nhơ về công lao của cha mẹ và bổn phận làm con của chúng ta. Cái hay trong các nói trên là so sánh công lao của cha mẹ cao như núi ngất trời, rộng như nc ở ngoài biển Đông. Công cha nghĩa mẹ vốn là những khái niệm trìu tượng đc so sánh với cái cụ thể. "Núi cao" "biển rộng" giúp ta cảm nhận sâu sắc và cụ thể hơn công lao của cha mẹ. Ngoài ra, tg dân gian còn dùng h/ả "núi" và "biển" để diễn tả công cha nghĩa mẹ là cách nói ví von, cách nói đối xứng quen thuộc trong ca dao khiến cho công cha nghĩa mẹ trở nên gần gũi cụ thể hơn đối với sự tiếp nhận của con cái. "Núi" và "biển" biểu tượng cho sự to lớn cao rộng vĩnh hằng của thiên nhiên. Chỉ có những h/ả to lớn vĩnh hằng ây mới có thể diễn tả đc công lao của cha mẹ đói với con cái. Cách dùng thành ngữ "cù lao chín chữ" kín đáo nói về sự hi sinh gian nan vất vả để nuôi con khôn lớn của cha mẹ đối với con cái, càng nhấn mạnh hơn công lao sinh thành ấy. Bốn tiếng cuối cùng như 1 lời nhắc nhở thái độ hành động và bổn phận làm con của con cái đối với cha mẹ. Bài ca dao ngắn gọn nhưng đã để lại nhiều ấn tượng, suy nghĩ trong lòng người đọc, đó là đạo lý tốt đẹp trong lòng nhân dân, dân tộc Việt Nam
Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Người con gái Nam Xương" nha:")
Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. (Câu ghép) Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Người con gái ấy mang tên Vũ Nương, tài sắc vẹn toàn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi ấy, trong làng có Trương Sinh - một chàng trai vô học lại có tính đa nghi mến dung hạnh của nàng xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Biết thế, nàng vẫn luôn đoan trang giữ phép không ngày nào để vợ chồng bất hòa. Làm một người vợ thương chồng, thảo với mẹ; 4 chữ "công", "dung", "ngôn", "hạnh" nàng đều có không sót gì. Khi chồng buộc phải đi lính đầu 3 năm, nàng rằng chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm và lo lắng cho chồng hết mực bằng cả tấm lòng chân thành thủy chung của mình: "tiện thiếp băn khoăn ... nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trong liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú!...". Nàng đặt mình ở thế dưới cũng lại đặt hết tình thương mình dành cho chồng. Rồi khi ngày qua tháng lại, mẹ Trương Sinh bệnh tình trầm trọng nàng hết lòng chăm sóc rồi cả hết sức thuốc thang lễ bái thần phật. Không chỉ chăm về sức khỏe nàng còn ngọt ngào khuyên lơn mẹ chồng. Khi bà cụ mất, nàng hết lòng thương xót tế lễ lo liệu vô cùng đủ đầy và tử tế. Từ đây ta thấy rằng Vũ Nương thực là một người vợ thương chồng con, có hiếu với mẹ chồng. Quả là một người phụ tài sắc toàn vẹn!
✿TLam☕
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh
Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Hình ảnh con thuyền khi ra khơi và trở về)
TB:
''Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã''
+ Nhà thơ đã sử dụng bptt so sánh để làm nổi bật hình ảnh con thuyền. Con thuyền lướt nhanh và mạnh mẽ trên mặt biển giống như đàn ngựa phi trên mặt đất khiến. Tác giả đã có một so sánh rất thú vị để làm rõ hình ảnh con thuyền lướt sóng.
''Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang''
+ Con thuyền với đầy khí thế sẵn sàng cho một chuyến đi dài. ''Vượt trường giang'' là vượt qua sông dài, đi đến những vùng miền mới. Câu thơ thể hiện vẻ dũng mãnh của con thuyền trước sóng gió biển khơi, tinh thần hăng hái cùng ngư dân ra biển.
''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng''
+ Tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh cho thấy sự lớn lao của cánh buồm. Cánh buồm mang theo cả ''hồn làng'' ra khơi, cho thấy ước mơ vươn ra biển lớn của người dân làng chài.
''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''
+ Câu thơ thể hiện sự hăng say của cánh buồm, ý chí vươn lên của cả ngôi làng.
''Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ''
+ Sau một đêm dài các tàu cá ra khơi và là một đêm thấm mệt của ngư dân thì họ trở về bến đỗ, cảnh thuyền về tạo nên một khung cảnh náo nhiệt, vui vẻ.
''Khắp dân làng tấp nập đón ghe về''
+ Những người ở lại vui mừng đón những người ra khơi trở về nhà với sự vui mừng sau một đêm đánh bắt được nhiều cá.
''Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe''
+ Câu nói thầm cảm ơn của ngư dân với trời đã cho thời tiết mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng để ngư dân yên tâm ra khơi, cho mẻ cá bội thu.
''Những con cá tươi ngon thân bạc trắng''
+ Rất nhiều loài cá được đánh bắt với vẻ ngoài tươi ngon, mang hương vị đặc trưng của biển cả.
Đánh giá của em về khổ thơ?
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
mik thấy lỗi bn ơi, lùi rùi, nhìn thấy toàn màu đen thui
Em tham khảo nhé:
Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Ôi! (Thán từ) Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Phải chăng bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ? (Câu nghi vấn). Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".
em có thể làm theo như sau nha:
1. Mở bài
- Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là một tác phẩm văn học có giá trị lịch sử sâu sắc, phản ánh khát vọng của nhân dân ta về một đất nước thái bình thịnh trị muôn đời.
- Trong tác phẩm có một đoạn hết sức ấn tượng: "Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời".
2. Thân bài
- Câu nói ấy là câu kết thúc cho một loạt luận cứ, luận điểm trình bày về nguyên cớ chọn Đại La làm chốn kinh đô mới, bởi nơi ấy đã hội tụ đầy đủ những điều kiện về địa lý, giao thông, kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử, chỗ nào cũng là hạng ưu điểm đứng nhất.
- Thể hiện tâm huyết nghiên cứu tuyển chọn kỹ lưỡng của Lý Công Uẩn.
- Thể hiện niềm yêu thích lòng ca ngợi của nhà vua với mảnh đất Đại La yêu dấu, nơi hội tụ mọi điều tốt đẹp xứng đáng là kinh đô bậc nhất.
- Khơi gợi ra viễn cảnh triều đình vững mạnh, nhân dân được an cư lạc nghiệp ngàn đời nếu dời đô về nơi đắc địa như Đại La.
=> Nhận thấy được quyết tâm, lòng tin tưởng về việc dời đô của Lý Công Uẩn, đó là tâm huyết, cũng như nỗi lòng canh cánh bấy lâu của vị đế vương toàn tài.
- Câu nói được diễn tả với ngữ khí khẳng định và sự ngợi khen khéo léo khiến người người phải tâm phục, khẩu phục, đồng thời càng cho thấy tầm nhìn xa trông rộng, óc chiến lược của vị minh quân.
= > Thực tế cho đến hơn 1000 năm sau Hà Nội vẫn giữ nguyên vai trò, vị trí là kinh đô - thủ đô Việt Nam, nơi chứa đựng các cơ quan đầu não, vận hành cả đất nước.
3. Kết bài
- Chiếu dời đô là một tác phẩm xuất sắc, là tiếng nói là khát vọng của cả một dân tộc mà chính Lý Công Uẩn đã thay mặt nhân dân nói ra.
- Từ đây kinh đô nước ta dời về Đại La, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, hứa hẹn những phát triển vượt bậc về cả kinh tê, văn hóa, chính trị, quân sử như những điều mà mảnh đất này đã biểu lộ trong chiếu dời đô của Lý Công Uẩn.
ko nàm mà đòi có ăn thì chỉ có ăn ****