“Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước:
- Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là một ngày bỏ phí. Phải đi như ngọn gió kia, đi mãi, đi mãi. Đi nhiều càng tốt. Đi nhiều mới xem hết những vẻ đẹp trong thiên hạ. Đi nhiều mới thấy hết được những đổi mới của đất nước.
Nhưng Rùa phải cái tính hay ngại. Mùa đông, Rùa ngại cái rét. Cái rét nép trong bờ bụi cứ thổi vù vù làm buốt đến tận xương. Phải đợi đến mùa xuân. Mùa xuân nhiều hoa. Đi trên một con đường rải đầy hoa thơm cũng thú vị. Nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông, vì mưa phùn vẫn cứ lai rai, và gió bấc vẫn cứ thút thít ở các khe núi. Phải đợi đến mùa hè. Mùa hè tạnh ráo. Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. Nhưng cái nóng cứ hầm hập. Cả ngày bụi cuốn mịt mùng. Hễ có cơn giông thì đất đá như sôi lên, nước lũ đổ ào ào. Phải đợi đến mùa thu. Quả thật đến mùa thu, Rùa mới cảm thấy rõ rệt mình đang cần một chân trời và một khoảng rộng. Nhìn ra, mây đùn tan biến. Đồi núi trải ra như đàn rùa bò lóp ngóp. Và xa, rất xa, trên ngọn một quả núi cao, một lâu đài hiện ra như một hòn ngọc.”
(Trích “ Bài học tốt” của Võ Quảng)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của đoạn văn trên? (0,5đ)
Câu 2. Nhân vật chú Rùa trong đoạn văn trên có những đặc điểm gì? (1,0đ)
Câu 3. Tìm trong văn bản một biện pháp nhân hóa và nêu tác dụng của phép nhân hóa ấy? (1,0đ)
Câu 4. Tìm một cụm danh từ trong câu văn sau (0,5đ)
- Và xa, rất xa, trên ngọn một quả núi cao, một lâu đài hiện ra như một hòn ngọc.
cíu tui tui đang gấp
1. Tự sự
2. Đặc điểm của nhân vật chú Rùa là: thích đi đây đi đó nhưng lại hay ngại.
3. Những chi tiết nói về sở thích đi đây đi đó của rùa có biện pháp nhân hóa.
Tác dụng: làm câu chuyện ngộ nghĩnh và sinh động hơn.
4. cụm danh từ : một quả núi cao