K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2022

refer

++ Giản dị là sống phù hợp với hoàn cảnh của xã hội, gia đình và bản thân, không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách.

++ Cội nguồn là nơi mà ta được sinh ra, nơi đã để lại biết bao nhiêu kỉ niệm đẹp trong những năm tháng của cuộc đời mỗi người.

++ Cái đẹp là một phần ý vị của cuộc sống, cái đẹp cách nào đó làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa và đáng sống hơn.

⇒ Câu nói " Giản dị là cội nguồn của cái đẹp" đã nêu lên vai trò của lối sống giản dị trong đời sống hàng ngày,giản dị là một đức tính mà con người cần phải có. Từ đó khẳng định : Cái đẹp xuất phát từ chính sự giản dị của con người chứ không phải xuất phát từ sự kiêu hoa.

19 tháng 3 2022

tk

++ Giản dị là sống phù hợp với hoàn cảnh của xã hội, gia đình và bản thân, không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách.

++ Cội nguồn là nơi mà ta được sinh ra, nơi đã để lại biết bao nhiêu kỉ niệm đẹp trong những năm tháng của cuộc đời mỗi người.

++ Cái đẹp là một phần ý vị của cuộc sống, cái đẹp cách nào đó làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa và đáng sống hơn.

⇒ Câu nói " Giản dị là cội nguồn của cái đẹp" đã nêu lên vai trò của lối sống giản dị trong đời sống hàng ngày,giản dị là một đức tính mà con người cần phải có. Từ đó khẳng định : Cái đẹp xuất phát từ chính sự giản dị của con người chứ không phải xuất phát từ sự kiêu hoa.

1 tháng 11 2021

Em đồng ý vì giản dị là sống đơn giản, mộc mạc nhưng vẫn có một nét đẹp truyền thống, nét đẹp tâm hồng. Nhưng cũng cần chú ý đến độ tuổi mà chọn đồ sao cho phù hợp

1 tháng 11 2021

Em đồng ý vì giản dị là sống đơn giản,giản dị , có nghĩa là sống phù hợp với điều kiện nhưng vẫn phải giữ sự gọn gàng ngắn nắp

13 tháng 4 2020

dài quá à, cậu tóm tắt ý cho gắn gọn hơn đc ko

chứ cop trên mạng về vừa dài loàng ngoằng vừa ko tháy rõ ýhumnhonhung

13 tháng 4 2020

Chử Mỹ Dung Bn tự rút gọn nha.

3 tháng 5 2018

Chọn đáp án: A.

5 tháng 5 2017

Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường.
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.
Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc…
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược.
Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây.
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.

20 tháng 10 2016

Bạn nói đúng hoàn toàn. Gỉan dị là sống đơn giản, mộc mạc , chất phác nhưng vẫn có một nét đẹp truyền thống. Nét đẹp tâm hồn, nét đẹp của cách sống. Nhưng cũng cần chú ý đến độ tuổi mà chọn đồ sao phù hợp.

24 tháng 9 2017

Em đông ý cới các ý kiến trên vì:
- Khái niệm: “giản dị” là đơn giản một cách tự nhiên. Sống giản dị là một phong cách sống lấy tự nhiên và đơn giản làm mục đích, tránh sự phức tạp, rắc rối, cầu kì không cần thiết.
- Biểu hiện:
+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.
+ Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối,...
+ Cách sinh hoạt: hoà đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác.
- Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống. Không nên nhầm lẫn sống giản dị với sống xuề xoà, dễ dãi, cẩu thả, vì trong những trường hợp này, cái giản đơn bên ngoài là biểu hiện của sự thiếu ý thức ở bên trong.

6 tháng 3 2022

giúp mình