khổ thơ thứ nhất: "Khi ccon tu hú....lộn nhào từng không"
bài "Khi con tu hú"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án
HS viết một đoạn văn ngắn phân tích vẻ đẹp của khổ thơ, trong đó có sử dụng 1 câu cảm thán. Đảm bảo được các nội dung sau:
- Hoài niệm về một mùa hè thanh bình, rực rỡ được khởi nguồn từ âm thanh quen thuộc: tiếng chim tu hú gọi bầy. Đó là âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến, đồng thời thức tỉnh trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng đang ở chốn ngục tù nhớ về mùa hè kỉ niệm. (1đ)
- Mùa hè hiện lên trong trẻo, tràn đầy sức sống với các hình ảnh: lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, vườn dậy tiếng ve, bắp rây vàng hạt, nắng đào, trời xanh, đôi sáo diều…. một mùa hè sinh động với đầy màu sắc và âm thanh (1đ)
- Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ kết hợp với trí tưởng tượng phong phú tạo nên bức tranh mùa hè tự do, khoáng đạt, bay bổng. (1đ)
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, yêu cuộc sống, khát khao tự do, thanh bình của tác giả. (0.5đ)
- Thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào, bức tranh giàu hình ảnh, màu sắc, âm thanh. (0.5đ)
- Sử dụng 1 câu cảm thán. (1đ)
Biện pháp liệt kê "Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, vườn râm dậy tiếng ve ngân, bắp rây hạt vàng, trời xanh càng rộng, càng cao; đôi con diều sáo lộn nhào..."
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình, biểu cảm gây ấn tượng với người đọc
- Khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên khi mùa hè tới ở các làng quê
- Nguyên cớ để đánh thức sức sống và khát vọng tự do của người tù trong bốn bức tường giam lạnh lẽo
BPTT: Liệt kê
Tác dụng: Giúp cho đoạn thơ giàu hình ảnh
Cho thấy những dấu hiệu quen thuộc của mùa hè, thể hiện ước mơ, khát vọng cháy bỏng
TK
Bài thơ có thể chia làm hai đoạn. Đoạn một gần như tả cảnh (nói gần như vì đó là một bức tranh gián tiếp) còn đoạn hai bộc lộ tâm tình, ít ra là trên nhừng dấu hiệu hình thức của lời thơ:
Ta nghe hè dậy trong lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Phân tích khổ 2 bài khi con tu hú của Tố Hữu
Trong phần phân tích đoạn một, chúng ta có nêu một hiện tượng: quy luật dây chuyền, cảnh này gọi là cảnh khác. Trên cấp độ lớn hơn, xét cả kết cấu bài thơ thì đoạn hai chính là do tác động dây chuyền của một đoạn một. Dấu hiệu của tác động dây chuyền này là từ hè (“Ta nghe hè dậy trong lòng”). Không có cái mùa hè tốt tươi, bay lượn ấy thì có lẽ cái phòng giam vẫn cứ chỉ là phòng giam, một thứ phòng giam không tạo ra phản cảm. Bởi biết đâu người chiến sĩ sẽ phải chung sống với nó suốt đời? Ta mới hiểu tác động dây chuyền, sự đánh thức một tiềm năng cảm nghĩ ở nhà thơ mạnh mẽ đến chừng nào. Đạp tan phòng là mạnh mẽ, còn hề ôi như một tiếng kêu thương cảm xót xa. Cấu trúc của câu tám này về tiết tấu cũng khá đặc biệt. Thông thường nó được phổ vào hai vế tương đương 4/4. Còn ở đây là 6/2. Nhịp 6 ấy cứ như một uất hận xung thiên, còn nhịp 2, sau khi sức mạnh tưởng chừng lớn lao không gì ngăn cản được đụng phải bức tường hiện hữu khô khan và lạnh lẽo, nó trở nên một tiếng kêu thương, một tiếng thở dài cay đắng. Ây là cuộc đụng đầu giữa ý chí chủ quan và hoàn cảnh khách quan của người thua cuộc. Nhưng thua cuộc chỉ là nhất thời, tạm thời. Cuộc vật lộn trong tâm trí của nhà thơ vẫn còn tiếp diễn. Không những dai dẳng, cường độ của nó không giảm đi mà còn tăng lên. Biết làm thế nào chiến thắng được hoàn cảnh, chiến thắng được bản thân khi lực lượng giao tranh không hề ngang sức. Nhịp thơ 3/3 ở câu “Ngột làm sao, chết uất thôi” diễn tả sự giằng co. Nhưng nó lại nghiêng về phía chủ thể nhà tù. Chính vì vậy ý thơ đã được nâng cấp nhưng vẫn bế tắc. Thế là, tiếng gọi của tự do thì vẫn tự do lên tiếng một cách vô tư, còn con người khao khát nó vẫn bị mất tự do, vẫn đang bị cầm tù. Cặp thơ lục bát song đôi cuối cùng mới như một niềm khắc khoải, bởi xung đột tinh thần ở nhà thơ đã đạt đến mức cao trào. Một cái gì đó sẽ phải xảy ra nhằm giải thoát một hoàn cảnh không thể dung hòa giữa nhà thơ với cảnh đời tù ngục. Tiếng chim tu hú, tiếng gọi của tự do ấm áp làm sao, mà cũng nóng bỏng làm sao. Nó đang cháy lên một nỗi niềm khao khát. Từ tiếng gọi mùa đến tiếng kêu thúc giục con người hành động, bài thơ vận hành theo hướng đi từ bóng tối tù ngục đến ánh sáng của tự do.