Bài 3.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
1. Từ “mặc kệ” trong câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” có nghĩa là gì? Qua đó em hiểu gì về những người lính?
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
3. Thông qua hình ảnh “miệng cười buốt giá”, “ sốt run người”, “áo rách vai” và cho em hiểu điều gì về cuộc sống của những người lính?
4. Trong đoạn thơ trên, Chính Hữu viết: “Áo anh rách vai ……….Chân không giày”. Ở bài thơ “Nhớ” (sáng tác cùng thời kì với bài “Đồng chí”), Hồng Nguyên viết: Áo vải chân không – Đi lùng giặc đánh”.
Hãy cho biết những câu thơ ấy phản ánh hiện thực nào của cuộc chiến?
5. Nêu cảm nhận của em về câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!” ?
6. Đoạn thơ trên cho thấy vẻ đẹp nào của những người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp?