Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Một ngày kia, thật không may, mẹ cô bị bệnh rất nặng. Vì nghèo, hai mẹ con không có tiền mua thuốc chữa. Thấy mẹ ngày một yếu ớt đi, cô bé vô cùng buồn bã, lòng đau như cắt nhưng chẳng thể làm gì.
Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông già nói với cô bé:
- Cháu hãy vào rừng và đến đến gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hay lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống bằng ấy năm.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới nhìn thấy bông hoa trắng đó, khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh…hai cánh…ba cánh…bốn cánh…năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao nhỉ? Chẳng lẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.”
(Truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc, NXB Văn học)
a. Đoạn văn trên trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
b. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn là gì?
c. Nhân vật chính trong đoạn văn trên là ai?
d. Nêu ý nghĩa của đoạn văn trên?
e. Trong các từ sau, từ nào là từ Hán Việt?
gốc cây, hoa cúc, cổ thụ, cánh hoa.
g. Tìm cụm động từ trong câu văn: “Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát” ?
h. Cô bé đã làm gì để kéo dài sự sống cho mẹ?
i. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì?
k. Tìm và giải thích ý nghĩa của thành ngữ có trong đoạn văn: “Một ngày kia, thật không may, mẹ cô bị bệnh rất nặng. Vì nghèo, hai mẹ con không có tiền mua thuốc chữa. Thấy mẹ ngày một yếu ớt đi, cô bé vô cùng buồn bã , lòng đau như cắt nhưng chẳng thể làm gì.”
l. Bản thân em đã làm được những việc gì để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, bố mẹ?
m. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng ( 8 dòng – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.
a, Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể thứ 3 .
b, PTBĐ chính : Tự sự .
c, Nhân vật chính là : Cô bé .
d, Ý nghĩa : chúng ta phải biết yêu thương hiếu thảo với cha mẹ . (Theo mình là vậy)
e, Từ Hán Việt là : cổ thụ .
g, Cụm động từ : Sống cùng (nếu sai mong bạn thông cảm)
h, Cô bé liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa.
k, Thành ngữ: lòng đau như cắt.
Ý nghĩa: đau đớn, đau khổ tột cùng.
l, Bản thân em đã : Hỏi thăm sức khỏe ông bà, cha mẹ. Học hành đạt kết quả tốt. Vâng lời,lễ phép với ông bà , bố mẹ .
m, Tham khảo :
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.