hoài thanh viết''nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người,rộng ra là muôn vật muôn loài''em hiểu thế nào về ý kiến trên?bằng hiểu biết của em về bài thơ ông đồ hãy làm sáng tỏ điều trên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời. Thật vậy, vua Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình từ sớm đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa. Đầu tiên, mảnh đất Đại La là mảnh đất có thế đất đẹp.Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi "ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi". Với những chứng cứ vô cùng thuyết phục như vậy, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra được đây chính là mảnh đất dành cho những bậc đế vương vì thế đất đạt đến độ lý tưởng theo phong thủy của nước ta. Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai. Ngày trước, vào triều đại nhà Đinh Trần, nước ta phải đóng đô ở kinh thành Hoa Lư vì nơi đó núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc tấn công và phòng thủ của nước ta trong trận chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, nếu như cứ đóng đô ở Hoa Lư thì nhân dân sẽ chẳng thể trồng trọt và canh tác nông nghiệp được. Chính vì vậy, mảnh đất Hoa Lư đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Bên cạnh đó, khung cnarh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú. Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. Ôi! Quả là một vị vua anh minh sáng suốt làm sao! Tóm lại, kinh thành Đại La chính là kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời.
Câu cảm thán: In đậm nghiêng
Tham khảo
Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Thật vậy, vua Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình từ sớm đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa. Đầu tiên, mảnh đất Đại La là mảnh đất có thế đất đẹp.Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi "ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi". Với những chứng cứ vô cùng thuyết phục như vậy, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra được đây chính là mảnh đất dành cho những bậc đế vương vì thế đất đạt đến độ lý tưởng theo phong thủy của nước ta. Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai. Ngày trước, vào triều đại nhà Đinh Trần, nước ta phải đóng đô ở kinh thành Hoa Lư vì nơi đó núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc tấn công và phòng thủ của nước ta trong trận chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, nếu như cứ đóng đô ở Hoa Lư thì nhân dân sẽ chẳng thể trồng trọt và canh tác nông nghiệp được. Chính vì vậy, mảnh đất Hoa Lư đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Bên cạnh đó, khung cnarh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú. Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. Chao ôi! quả là một vị vua anh minh sáng suốt làm sao! Tóm lại, kinh thành Đại La chính là kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời
câu cảm thán là câu đc bôi đen
Em tham khảo:
Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.
Trạng ngữ: In đậm nghiêng
Đây là đoạn văn diễn dịch
Like cho ng nhanh nhất nha!!!!!!! Bài tập 11: Tại Diễn đàn về bảo vệ di sản văn hoá vật thể, có hai loại ý kiến khác nhau: Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, cần phải giữ gìn tất cả mọi di sản văn hoá vật thể theo đúng quy định của pháp luật ; Loại ý kiến thứ hai thì lại cho rằng, trong số các di sản văn hoá vật thể, chỉ cần bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh, vì đây là những nơi có nhiều khách du lịch đến tham quan, mang lại nguồn lợi kinh tế, còn các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì không cần phải bảo vệ, vì những thứ này không mang lại lợi ích kinh tế. Câu hỏi : Em đồng ý với loại ý kiến nào trên đây? Vì sao?
Bài làm: Em đồng ý với ý kiến: cần phải giữ gìn tất cả mọi di sản văn hoá vật thể theo đúng quy định của pháp luật Vì: đã là di sản văn hóa thì nó đều mang giá trị to lớn đối với dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong cuông cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quôc. Vì vậy cần phải cất giữ và bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật
:)))
tham khảo
Tại Diễn đàn về bảo vệ di sản văn hoá vật thể, có hai loại ý kiến khác nhau : Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, cần phải giữ gìn tất cả mọi di sản văn hoá vật thể theo đúng quy định của pháp luật ; Loại ý kiến thứ hai thì lại cho rằng, trong số các di sản văn hoá vật thể, chỉ cần bảo vệ các di tích lịch sử - ...
Tham khảo!
Hai thành ngữ co yếu tố chỉ động vật:
Ếch ngồi đáy giếng: ví người sống ở môi trường nhỏ hẹp, ít tiếp xúc với bên ngoài nên ít hiểu biết, tầm nhìn hạn hẹp.Ăn ốc nói mò: nói không có ăn cứ, chứng cứ gì cả.Hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
Liễu yếu đào tơ: chỉ những người con gái trẻ, mảnh mai, yếu ớt.Cây cao bóng cả: Người có thế lực, uy tín lớn, có khả năng che chở, giúp đỡ người khácEm tham khảo:
Ôi! Quê hương! Tiếng gọi thiêng liêng của con người bé nhỏ về nơi non xanh nước biếc, về nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tôi yêu quê tôi. Yêu những cánh diều vi vu trên cánh đồng trải dài như một tấm thảm xanh thẳm. Yêu những buồi chiều đi bắt dễ, cào cào trên những đồng cỏ xanh. Những buổi tối lũ trẻ chúng tôi thường ngồi tụ tập dưới mái hiên nhà ngắm ông trăng cùng các ông sao trên cao, nghe nội kể lại những ngày kháng chiến. Nếu mai này khi tôi đã thành công tôi vẫn sẽ mai nhớ đến nó, bởi từ lâu, nó đã là những kỉ niệm đẹp đẽ chiếm trọng trái tim tôi.
Thành ngữ:
- non xanh nước biếc
-chôn rau cắt rốn
Giải nghĩa:
Non xanh nước biếc: Cụm từ "non xanh nước biếc" có nghĩa là sông núi và dòng nước có màu xanh biếc nhìn tràn đầy sức sống. Nó được dùng để miêu tả sự sống của một quốc gia
Chôn rau cắt rốn: chỉ nơi sinh ra (ai đó) với tình cảm tha thiết.
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí yếu thì thế nước yếu, rồi xuống thấp” (Thân Nhân Trung). Từ ý kiến trên, hãy trình bày ý kiến của anh/chị về việc rèn luyện tài, đức và trách nhiệm với quốc gia của mỗi con người.
Gần đây đài, báo đưa tin về một trào lưu mới của các công chức trẻ tuổi: rời bỏ công sở nhà nước gia nhập đội ngũ kinh tế tư nhân. Trào lưu này nói lên điều gì? Phải chăng đó là do Chính phủ sử dụng nhân tài chưa hợp lý? Hay là do trách nhiệm công dân của thế hệ trẻ đang giảm sút nghiêm trọng? Dù nguyên nhân nào, cũng thấy nổi cộm vấn đề cơ bản của một quốc gia đang phát triển - người hiền tài và vai trò, trách nhiệm của họ đối với đất nước.
Ngay từ thế kỉ XV, cha ông ta đã đề cao tầm quan trọng đặc biệt của người hiền tài: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Đó là câu mở đầu bài văn bia được khắc trên bia tiến sĩ đầu tiên (năm Nhâm Tuất, 1442) ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám do Thân Nhân Trung soạn dưới sự cho phép của vua Lê Thánh Tông, vào năm 1484. Như chúng ta đều biết, ở đời vua Lê Thánh Tông, nước ta được coi là ổn định, dân sống no ấm, xã hội thịnh vượng, đặc biệt những năm niên hiệu Hồng Đức. Nhân dân được mùa (1495), vua Lê Thánh Tông đã lập hội Tao Đàn gồm nhị thập bát tú (28 vị văn thần), vua là Tao Đàn nguyên súy, con Thân Nhân Trung được cử làm Tao Đàn phó nguyên súy cùng với Đỗ Nhuận. Sau khi đỗ tiến sĩ (năm 1469), Thân Nhân Trung lần lượt trải qua nhiều chức quan cao dưới triều Lê Thánh Tông như Quốc Tử Giám Tế tửu, Hàn lâm viện thị độc, Đông các đại học sĩ, ... Sơ lược về tiểu sử Thân Nhân Trung như vậy để chúng ta thấy một phần lý do xã hội thời Lê Thánh Tông phát triển - vua chọn và sử dụng được hiền tài, trong số đó có Thân Nhân Trung.
Tại sao nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” và hiền tài quyết định “thế nước mạnh, yếu”? Hiền tài theo cách nói của người xưa có nghĩa là người có đức và có tài (người xưa nhấn mạnh đức trước tài). Người có tài và có đức chính là nguồn lực tiềm ẩn (nguyên khí) tiềm tàng trong mỗi quốc gia. Đất nước phồn vinh, phát triển đi lên (thế nước mạnh, rồi lên cao) là nhờ nguồn lực hiền tài được phát huy mạnh mẽ (nguyên khí mạnh, ngược lại, nguồn lực hiền tài nếu không được phát huy (nguyên khí suy) đất nước sẽ suy thoái đi xuống (thế nước yếu, rồi xuống thấp). Điều này có ý nghĩa như một quy luật tất yếu. Bởi người tài đức là người vừa có tài, vừa biết thương yêu chăm lo cho dân, họ sẽ dựa trên lợi ích của dân dùng tài năng của mình để hoạch định những chính sách có tầm cỡ chiến lược, những sách lược hợp lý, sắc bén có tác dụng phát triển mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao... của đất nước. Xã hội ổn định, thịnh vượng sẽ tạo phúc lợi cao, bảo đảm cho người dân một đời sống ấm no, sung túc.
Lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam từ Đinh, Lý, Trần, Lê,... đến Nguyễn đều đã chứng minh quy luật sống còn của triều đại và quốc gia. Trong các đời vua đầu của mỗi triều đại, thường là các vua Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông,... khi các vua mới lập quốc, đều hết lòng hết sức với vận mệnh quốc gia, biết sử dụng hiền tài làm cho đất nước phát triển đi lên. Nhờ hiền tài được trọng dụng, sức dân được động viên, các vua Trần đã ba lần oanh liệt chiến thắng quân Mông - Nguyên - đế quốc hùng mạnh nhất thế giới hồi đó. Sang đời Lê, Lê Lợi do biết dùng tài năng của quan Thừa chỉ Nguyễn Trãi kết hợp với sức mạnh tổng hợp quân dân cho nên đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, đưa lịch sử đất nước sang trang mới. Lê Thánh Tông sáng suốt minh oan và phục hồi vẹn toàn danh dự cho vị công thần khai quốc nhà Lê, chấm dứt nghi án về cuộc đời đau thương mà vĩ đại của Ức Trai ... Rõ ràng các bậc hiền tài được vua trọng dụng đều đã không phụ lòng dân nước.
Đến các đời vua cuối, một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tan nhà, mất nước chính là việc vua không nghe lời can gián của các triều thần hiền tài mà nghe lời xúi giục của kẻ gian thần, mải mê ăn chơi hưởng lạc, xao nhãng triều chính. Xem xét lịch sử xưa nay đều thấy công lao đức độ của hiền tài thật có ý nghĩa quyết định đối với vận nước, thế nước. Hiền tài được phát triển và cống hiến luôn là động lực thúc đẩy quốc gia tiến bộ nhờ các chính sách phục quốc, an dân. Ngược lại, khi hiền tài phải náu thân nơi thôn cùng xóm vắng, ấy là lúc đất nước lâm nguy bởi những người đứng đầu không còn đặt lợi ích dân, nước lên trên hết.
Soạn bài: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Với tư cách là thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta cần phải phấn đấu trở thành hiền tài góp phần đưa thể nước đi lên, góp phần “giữ lấy nước” để không phụ công cha ông “dựng nước” như lời Bác Hồ đã dạy. Làm thế nào để trở thành hiền tài? Theo tôi, điều này vừa khó vừa không khó. Khó ở chỗ, sự thông minh cũng như tài năng, trí tuệ là những cái bẩm sinh, dù muốn con người cũng không thể cải tạo được bộ não mà cha mẹ đã tạo tác cho mình. Song lại không khó ở chỗ, hiền tài không phải chỉ là những nhân tài xuất chúng siêu việt mà hiền tài có thể là những con người bình thường có tâm và có một tầm trí tuệ đủ để giải quyết tốt những vấn đề của quốc gia, xã hội. Và việc nước thì thật vô cùng rộng lớn muôn mặt. Mỗi người hiền tài cũng chỉ góp một phần nhỏ bé mà thôi. Vậy nên, nếu có ý chí quyết tâm, thế hệ trẻ chúng ta có thể tu dưỡng để góp phần nhỏ bé đó của mình cho sự đi lên của thế nước. Chúng ta cần phải học tập và rèn đức luyện tài thế nào? Theo tôi, điều trước hết là việc “rèn đức”, đúng như ông cha ta từng quan niệm “Tiên học lễ, hậu học văn”. “Lễ” và “đức” không có gì cao xa, mà chính là tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương đất nước, là tấm lòng báo đáp công ơn cha mẹ, thầy, cô, xứ sở và một ý thức về nghĩa vụ công dân cao cả - dốc hết sức mình làm cho xã hội ngày càng công bằng, dân chủ và phồn vinh hơn. Nghe lí thuyết thì có vẻ văn hoa xa vời, nhưng bạn hãy nhìn thực tế những con người đang ngày đêm “rèn đức” quanh mình, họ đâu có gì xa xôi không tưởng? Những bạn học sinh sinh viên vượt lên hoàn cảnh gia đình miệt mài học tập. Những bạn trẻ hi sinh cả mùa hè nghỉ ngơi hoặc kiếm sống để tham gia các phong trào tình nguyện Tiếp sức mùa thi, Vì màu xanh đất nước hay Trách nhiệm - Tình thương,... Những người hiến máu nhân đạo, quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, dũng cảm chống lại tệ nạn xã hội, tham gia các hoạt động xã hội từ thiện,... Tôi nghĩ rằng, từ những việc làm nho nhỏ ấy, thế hệ trẻ sẽ dần học được cách sống quan tâm, chia sẻ với cộng đồng cũng như dần thấu hiểu ý nghĩa vô giá của tình cảm gắn bó với quê hương xứ sở
Đồng thời với “rèn đức”, chúng ta còn phải chú trọng “luyện tài”, bởi nếu chỉ có “đức” người ta có lẽ chỉ làm được ông Bụt mà thôi. Thế giới ngày nay đã phát triển tới một trình độ công nghệ rất cao về mọi mặt, đặc biệt là công nghệ thông tin điện tử, nếu không vất vả “luyện tài”, chúng ta không thể bắt kịp thời đại. Học ở trường, học trong sách vở chưa đủ, còn phải quan sát và học hỏi trong cuộc sống. Để những điều ta học được không xa rời thực tế, kiến thức mà mỗi người tích lũy cần có cơ hội ứng dụng, cọ xát với môi trường. Những vấn đề xã hội hay quốc tế dân sinh không nên cho rằng chỉ là trách nhiệm của các quan chức cấp trên với các cơ quan, ban, ngành chủ quản. Phải chăng quan niệm phản đối “trứng khôn hơn vịt” xưa nay đã vô tình tạo cho thế hệ trẻ thói quen “mũ ni che tai” không dám tỏ bày chính kiến trước các vấn đề quốc gia đại sự? Tôi thì cho rằng, giờ đây, thế hệ trẻ cần phải tự tin hơn với kiến thức và năng lực của mình, dám nghĩ, dám có chính kiến, sẵn sàng tham gia ý kiến vào các vấn đề chung cần giải quyết của xã hội. Trường hợp gần đây một bạn học sinh giỏi viết thư cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo góp ý về phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh môn Văn học và Lịch sử là một tín hiệu đáng mừng cho thấy thế hệ trẻ chúng ta đang sẵn sàng “bàn việc nước”.
Thế giới ngày nay đã phát triển tới một trình độ công nghệ rất cao về mọi mặt, đặc biệt là công nghệ thông tin điện tử, nếu không vất vả “luyện tài”, chúng ta không thể bắt kịp thời đại. Học ở trường, học trong sách vở chưa đủ, còn phải quan sát và học hỏi trong cuộc sống. Để những điều ta học được không xa rời thực tế, kiến thức mà mỗi người tích lũy cần có cơ hội ứng dụng, cọ xát với môi trường. Những vấn đề xã hội hay quốc tế dân sinh không nên cho rằng chỉ là trách nhiệm của các quan chức cấp trên với các cơ quan, ban, ngành chủ quản. Phải chăng quan niệm phản đối “trứng khôn hơn vịt” xưa nay đã vô tình tạo cho thế hệ trẻ thói quen “mũ ni che tai” không dám tỏ bày chính kiến trước các vấn đề quốc gia đại sự? Tôi thì cho rằng, giờ đây, thế hệ trẻ cần phải tự tin hơn với kiến thức và năng lực của mình, dám nghĩ, dám có chính kiến, sẵn sàng tham gia ý kiến vào các vấn đề chung cần giải quyết của xã hội. Trường hợp gần đây một bạn học sinh giỏi viết thư cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo góp ý về phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh môn Văn học và Lịch sử là một tín hiệu đáng mừng cho thấy thế hệ trẻ chúng ta đang sẵn sàng “bàn việc nước”.
Trong lịch sử thời hiện đại ở nước ta, có lẽ chưa bao giờ vấn đề người hiền tài và sử dụng người hiền tài lại được đặt ra khẩn thiết như hôm nay. Vô vàn những bài toán kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục năm giải đang đòi hỏi thế hệ trẻ tham gia trí tuệ. Một trong các “quốc sách” hàng đầu của đất nước hiện nay phải là “đào tạo và sử dụng hiền tài” - phát huy “nguyên khí quốc gia”. Có tư tưởng đúng đắn mới thành công một nửa, nếu tư tưởng không được thực hành thì tất cả lại chỉ là lời nói suông. Vận mệnh đất nước và cuộc sống của chính gia đình mình đang từng phút giây kêu gọi trách nhiệm “rèn đức luyện tài” của mỗi bạn trẻ chúng ta.
TK#
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã từng quan niệm nguyên khí của quốc gia vừa là khát vọng, vừa là sức sống của dân tộc. Ngay từ khi còn nhỏ, mới cấp sách đến trường, tôi đã được các thầy cô dạy về lòng tự hào quê hương.
Lịch sử nhân loại, việc dùng người mỗi thời khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử, thời thế và vai trò, nhiệm vụ. Người chân chính có thực tài thật là hiếm hoi, cần phải biết tìm, biết trân trọng.
Đất nước ta, từ xưa đến nay lúc nào cũng nhiều người hiền tài, tuy nhiên từng thời kỳ, từng lúc mà người hiền tài đó được khơi ra như thế nào. Có nghĩa là khi được quan tâm, trọng dụng thì hiền tài sẽ có nhiều. Người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường. Thời phong kiến, ở nước ta đã có biết bao bài học khi biết trọng dụng trí thức thì công cuộc bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước phát triển rất hiệu quả nhờ tầng lớp trí thức khơi dậy, hoà đồng với nhân dân xã thân vì nghiệp lớn. “Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn, “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” là một bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt khẳng định chủ quyền của đất nước, Nguyễn Trãi với bảng hùng văn lịch sử “Bình Ngô đại cáo” là minh chứng cho sự sáng suốt của các bậc tiền nhân biết quý trọng, coi trọng và sử dụng tri thức trong các cuộc chiến tranh trên mật trận trí tuệ.
Thời kỳ cách mạng còn trong “trứng nước” Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với tư duy, tầm nhìn sáng suốt và uy tín to lớn đã cảm hóa, thuyết phục được nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu tham gia khối đại đoàn kết dân tộc bất chấp hiểm nguy đi theo cách mạng, hy sinh cho nghiệp lớn.
Cổ nhân đã dạy :”Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” có nghĩa là ngay cả người tầm thường cũng phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của đất nước. Trí thức lại càng phải có trách nhiệm hơn thế!. Ngày nay, tiếp tục truyền thống của cha ông, trí thức cần được rèn luyện để trở thành hiền tài có vai trò và trách nhiệm cống hiến tài năng vào tiến trình phát triển đất nước. Tri thức thời nay là tầng lớp tinh hoa của xã hội, sáng tạo ra các giá trị tinh thần, tôn trọng chân lý nhưng được nâng lên tầm cao mới theo tư duy của xã hội dân chủ và phù hợp với thời đại toàn cầu hóa của nền kinh tế tri thức.
Chúng ta tin vào sức năng động tự thân của dân tộc, sự sáng tạo và bền bỉ của giới trí thức như ngọn lửa bùng lên để những người có trọng trách biết suy nghĩ, trọng dụng, quy tụ, sử dụng đội ngũ trí thức, nhất là các bậc trí thức lão thành, tâm huyết có kinh nghiệm, bản lãnh hiến kế cho tiến trình xây dựng đất nước. Các bậc trí thức hàng đầu của đất nước, theo quy luật của tạo hóa sẽ có lúc phải ngừng nghỉ, đó là khoảng trống mênh mông để lại.
Nhìn xa hơn, hiền tài phải được hướng tới lớp người trẻ tuổi bởi vì họ mới là lớp người có khả năng tiếp thu cái mới, sáng tạo, phụng sự đất nước khi còn sung sức. Khơi nguồn hiền tài từ lớp trẻ, đặc biệt là tuổi trẻ trí thức là con đường lâu dài và đúng đắn nhất. Cần tạo môi trường cho trí thức làm việc, phát huy năng lực, đãi ngộ xứng đáng công sức, thành quả họ mang lại. Tuy nhiên, vẫn có luồng ý kiến, trí thức chân chính không cần đãi ngộ, họ sẽ tự biết tìm cách để sáng tạo và tự sử dụng mình vào những công việc hữu ích cho tổ quốc.
Nếu chúng ta hiểu một cách sâu sa chân lý “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” không cần phải đốt đuốc lên mới thấy được người có thực tài mà chỉ cần có kế sách cụ thể, thực sự trân trọng tài năng, khiêm nhường mời gọi người tâm huyết để khơi nguồn hiền tài còn rất nhiều tiềm năng của đất nước để làm cho đất nước hưng thịnh và hiền tài ngày một nhiều thêm.
Trước kia, bây giờ và mãi mãi sau này “hiền tài” luôn là “nguyên khí” của quốc gia, là nguồn tài nguyên và động lực to lớn để đất nước đi lên.
Ngày nay có thể hiểu hiền tài không chỉ là trí thức, mà là tất cả những ai có năng lực, có tâm huyết và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho dân tộc.
tham khảo dàn ý :
Dàn ý chi tiết:
1, Mở bài
-Chủ nghĩa nhân văn là một nội dung xuyên suốt của văn học trung đại Việt Nam.
-Tư tưởng nhân văn không chỉ thể hiện ở cảm hứng xót thương đồng cảm với số phận của con người mà còn biểu hiện ở cảm hứng ngợi ca.
-Nằm trong suối nguồn của tư tưởng dân tộc, văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Thân Nhân Trung) đã ngợi ca vai trò vị trí của con người, đặc biệt là những người tài đối với đất nước.
2, Thân bài
a, Thân Nhân Trung (1418-1499)-tác giả của văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”- là một trí thức nổi tiếng thời hậu Lê. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1469. Ông nổi tiếng văn chương, được vua Lê Thánh Tông ban chức Tao đàn phó nguyên súy.
b, Văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ra đời trong bối cảnh phục hưng văn hóa, phát triển giáo dục, khuyến khích nhân tài ở triều Lê
+Từ năm 1439 trở đi, nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lễ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao.
+“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” trích trong “Bài kí đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba” do Thân Nhân Trung soạn năm 1484 thời Hồng Đức.
+Đây là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu (Hà Nội). Văn bia (văn kí khắc trên bia đá) nhằm ghi chép những sự việc trọng đại hoặc tên tuổi cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau.
c, “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” được viết theo thể văn nghị luận trung đại.
d, Với cách lập luận kiểu diễn dịch bằng cách so sánh và nghệ thuật đối, ngay từ đầu, tác giả đã nêu lên một chân lí hiển nhiên, rõ ràng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.
-Hiền tài là những người tài cao học rộng và có đạo đức
-Nguyên khí là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.
-Như vậy đối với sự sống còn và phát triển của đất nước, dân tộc, người hiền tài đóng vai trò vô cùng quan trọng, quý giá, không thể thiếu.
-Hiền tài có quan hệ chặt chẽ với sự thịnh suy của đất nước:
+ “Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao.”
+ “Nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”
→Có thể thấy hiền tài có vai trò quyết định đối với vận mệnh đất nước, quyết định sự thịnh suy, tồn vong của mỗi quốc gia, dân tộc.
e, Bởi “kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế” nên “các đấng thánh đế minh vương” luôn luôn “lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”.
-Các nhà nước phong kiến Việt Nam- các triều đại Lí, Trần, Lê đã thể hiện sự quý trọng hiền tài, khuyến khích hiền tài, đề cao kẻ sĩ, “quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng” :
+ Các vị vua ghi danh, ban chức tước cho người hiền: “đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật”
+Hiền tài còn được khắc tên, bày tiệc mừng “nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ”
+Chẳng những thế, minh quân triều Lê còn cho “dựng đá đề danh” hiền tài “đặt ở cửa Hiền Quan” (Quốc Tử Giám).
→Những việc làm ấy, những chính sách ấy đã thể hiện được sự quan tâm, trân trọng của các thánh đế minh vương đối với người hiền, có tác dụng khuyến khích hiền tài.
g, Đặc biệt là việc dựng đá đề bia khắc tên những người đỗ Tiến sĩ có ý nghĩa vô cùng to lớn:
-Trước tiên, việc làm đó đã khuyến khích được người hiền ra giúp nước, khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ rèn giũa danh tiết gắng sức giúp vua.
-Đồng thời việc làm này cũng có tác dụng ngăn ngừa điều ác, kẻ ác khiến cho ý xấu bị ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy; kẻ ác thấy đó làm răn, người thiện xem đó mà cố gắng.
-Đối với đất nước, việc khắc bia Tiến sĩ có tác dụng “dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai”, góp phần làm cho hiền tài nảy nở, đất nước hưng thịnh, phát triển “rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu vừa để củng cố mệnh mạch cho nước nhà
h, Với nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sâu sắc; kết cấu logic đầy sức thuyết phục và sự vận dụng linh hoạt các kiểu câu, đặc biệt là câu hỏi tu từ, "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" xứng đáng làm một văn bản nghị luận xuất sắc thời trung đại.
3. Kết bài:
-"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" là một trong những áng văn nghị luận xuất sắc thời trung đại.
-Tác phẩm thể hiện tư tưởng đúng đắn và sáng ngời của thời đại Lê Thánh Tông: coi trọng, tôn vinh hiền tài, khuyến khích phát triển giáo dục.
-Những tư tưởng đúng đắn mới mẻ trong bài đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Thân Nhân Trung là một vị quan đại triều có uy tín về đức độ, tài năng và là một nhà giáo mẫu mực của thời đại. Ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, trong số đó “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là một tác phẩm tiêu biểu. Nó không chỉ dừng lại trong xã hội thời Lê mà tác phẩm ấy đối với chúng ta vẫn còn nguyên giá trị khi mà trong xã hội hiện nay giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu.
Tác phẩm đã nêu lên ý nghĩa và mục đích của việc dựng bia tiến sĩ. Muốn đất nước yên bình thì việc đầu tiên là phải tôn vinh những hiền tài có công lớn với đất nước, ghi công để khích lệ động viên họ.
Câu mở đầu tác phẩm khiến chúng ta càng thêm khâm phục sự tài đức và khéo léo trong lối hành văn của ông “Tôi dẫu nông cạn vụng về nhưng đâu dám từ chối xin kính cẩn chấp tay cúi đầu mà làm bài kỉ” thiện sự khiêm tốn của người viết. Sau đó ông khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với sự suy vong của đất nước. Những từ ngữ với kết cấu chặt chẽ, hợp lý rõ ràng bắt đầu được đưa ra với đầy sức thuyết phục “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp…”. Tác giả nói đến hiền tài là để chỉ những người có tài cao học rộng và có đạo đức. Hiền tài là nguyên khí nghĩa là khẳng định những người có tài cao học rộng và có đạo đức sẽ làm nên vận mệnh của đất nước. Người hiền tài có vai trò quyết định đến sự suy thịnh của đất nước. Hiền tài dồi dào thì đất nước hưng thịnh, hiền tài cạn kiệt thì đất nước suy yếu, người hiền tài chính là sự kết tụ của tinh hoa đất trời và của dân tộc.
Sau đó ông khẳng định ông nêu việc đào tạo nhân tài là một việc rất quan trọng “Vì vậy các đấng thánh đế minh chẳng ai là không lấy việc bồi dưỡng nhân tài kén chọn kẻ sĩ vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”. Tiếp đó để làm sáng hơn cho luận điểm, ông viết “đã yêu mến cho khoa danh lại đỗ cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên tháp ở Pháp Nhạn ban cho Danh hiệu Long hổ bày tiệc Văn hỉ”. Sau mỗi khoa thi “Triều đình mừng được người tài không có việc gì lắm đến mức cao nhất”. Bằng lối hành văn súc tích, tác giả đã nêu bật lên vai trò của các bậc hiền tài. Nhưng tác giả cũng cho rằng những thiết đãi, trọng dụng của triều đình với các bậc hiền tài như thế vẫn là chưa đủ so với sự chăm lo cống hiến của các bậc hiền tài cho đất nước. Tác giả nêu rằng như vậy ta phải khắc tên bia đá cho các chiến sĩ để tên tuổi và công danh của các bậc hiền tài được lưu tiếng thơm đến muôn đời sau, và cũng để cho xứng với sự cống hiến của các bậc hiền tài cho đất nước, khích lệ những người tài ở khắp mọi nơi trên đất nước thấy được sự trọng dung nhân tài của triều đình mà ra sức giúp vua giúp nước xây dựng non sống mở mang bờ cõi “Nay thánh minh lại cho rằng chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ để lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên dựng đá để danh đặt ở cửa hiền quan khiến cho kẻ sĩ chông vào mà phấn trấn hâm mộ rèn luyện danh tiết ráng sức giúp vua. Há chỉ là chuộng văn suông ham tiếng hão mà thôi đâu.” Vậy còn trách nhiệm của kẻ sĩ chốn lều tranh là phải như thế nào? Là phải “ra sức báo đáp” ân đức của thánh đế, của triều đình.
Thân Nhân Trung tiếp tục ngợi ca các bậc hiền tài đức độ “Có người đã đem văn học, chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình suốt mấy chục năm, được quốc gia tin dùng” bên cạnh đó tác giả cũng đem lời chỉ trích với những kẻ âm mưu, mưu đồ hại nước “cũng không phải có những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác”. Và ông tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc khắc bia mộ một lần nữa “Có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn thấy tấm bia này. Vì thế hồi đó được mắt thấy thì lòng thiện tràn đầy, ý xấu ngăn chặn đâu còn dám nảy sinh như vậy được” thế thì việc khắc bia mộ lợi ích rất nhiều “kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước”. Với lối liệt kê trùng điệp, đối lập kết hợp giọng văn trang trọng cùng lối nói mạch lạc rõ ràng, dễ hiểu đã khiến cho chúng ta thấy được tác dụng to lớn của việc khắc bia mộ. Nhân tài của nước ta không nhiều nhưng cũng không quá hiếm hoi nhưng để họ trở thanh nhân tài thì triều đình, đất nước cần có những chính sách hiệu quả. Tấm bia đá sẽ là lời nhắc nhở các bậc hiền tài có ý thức trách nhiệm của mình đối với sự hưng vong của đất nước.
Đọc tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ta hiểu rõ hơn về nền văn hiến của dân tộc, biết được vai trò quan trọng của việc trọng dụng nhân tài và ý nghĩa to lớn của việc lập bia tiến sĩ.
Kết cấu đầu cuối của đoạn trích có sự tương ứng và phần trước làm tiền đề cho phần sau bởi mở đầu tác giả khẳng định vai trò của hiền tài “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” khẳng định vai trò quan trọng to lớn của hiền tài không bao giờ thay đổi trong mọi thời đại, phần sau Thân Nhân Trung nêu lên ý nghĩa sâu xa của việc khắc bia mộ tiến sĩ. Với những lập luận hùng hồn, đối lập, nghệ thuật liệt kê trùng điệp đối lập làm lay động lòng người khiến cho các bậc hiền tài ngày càng phấn đấu xây dựng đất nước. Bên cạnh đó tác phẩm không chỉ nhấn mạnh sự quan trọng của hiền ài trong xã hội triều Lê mà trong mọi thời đại thì hiền tài luôn giữ một vai trò quan trọng “nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.
Cuối cùng tác phẩm muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc lập bia tiến sĩ vừa để tạo tiêng thơm, danh tiếng cho người tài vừa để họ một lòng tận trung với nước bên cạnh đó còn để răn dạy những kẻ có ý đồ xấu biết lấy đó mà sáng lòng lương thiện. Vậy việc lập bia đá là hoàn toàn quan trọng và có ý nghĩa to lớn.
Bài viết của Thân Nhân Trung như một tiếng chuông làm thức tỉnh lòng yêu nước,muốn được cống hiến cho đất nước của các bậc hiền tài.Đây không chỉ là bài học về việc xây dựng đất nước giàu mạnh trong xã hội thời Lê mà còn là bài học cho ngày nay khi mà giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu.
giúp mình vs ạ