Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên.Từ đó, chỉ ra nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút rất thành công ở thể loại truyện ngắn và bút kí. Các tác phẩm của ông đều nhẹ nhàng gợi cảm đầy chất thơ. Tiêu biểu nhất phải kể đến đó chính là tác phẩm "Lặng lẽ sapa". Tác phẩm đã khắc họa được vẻ đẹp của con người lao động trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc qua nhân vật anh thanh niên. ANh thanh niên hiện lên với một công việc gian khổ và những phẩm chất tốt đẹp. ANh chính là biểu tượng tiêu biểu cho thanh niên thời bấy giờ.
Bài Lặng lẽ sapa được Nguyền Thành Long sáng tác vào năm 1970, in trong tập truyện "Giữa trong xanh". Truyện "Lặng lẽ Sa Pa" kể lại cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên 27 tuổi trên đỉnh núi sapa. Qua đó, tác giả ca ngợi những con người tuy sống lặng lẽ giữa trong xanh nhưng rất nhân hậu, giàu chí hướng và hết lòng phục vụ đất nước. Anh thanh niên là nhân vật chính trong câu chuyện, qua đoạn trích anh hiện lên với vẻ đẹp của một người yêu công việc, hêt lòng với công việc cùng những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa. Nhân vật anh thanh niên đó sống một mình trên núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa. Cuộc sống của anh tách biệt gần như hoàn toàn với cuộc con người. Quanh năm chỉ làm bạn với công việc và sự cô đơn. Thậm chí ngay trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Ngay cái tên gọi ấy thôi cũng đã nói lên được hết sự buồn tẻ và cô độc của anh trên ngọn núi phủ đầy sương mù này. Công việc hàng ngày của anh là “đo gió,đo mưa ,đo chấn động mặt đất” rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm phục vụ cho công việc chiến đấu và sản xuất. Công việc của anh không khó nhưng phải đòi hỏi sự tỉ mỉ, chuẩn xác nhưng rất đơn điệu và nhàm chán. Ngày nào cũng vậy, anh phải đối mặt với các số liệu nhàm chán và vô vị ấy. Nó không những tẻ nhạt mà còn đòi hỏi yêu cầu chuyên môn cao.Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ, vất vả. Đó là thử thách rất lớn nhưng anh thiên niên đã vượt qua nó bằng ý chí, nghị lực.
Sống trong hoàn cảnh và công việc gian khổ như vậy thì những phẩm chất đạo đức của anh lại càng sáng ngời hơn bao giờ hết. Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh giới thiệu chi tiết từng loại máy, từng dụng cụ của mình cho ông họa sĩ và cô kĩ sư. Khi kể chuyện với ông họa sĩ và cô kĩ sư anh nói với một thái độ rất hồ hởi, vui tươi, dường như người thanh niên này rất yêu công việc của mình. Sống trong sự cô đơn nên anh rất hiếu khách và quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu ,lòng mến khách ,nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ. Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh,toát lên qua nét mặt,cử chỉ và sự hồn nhiên kể về công việc,đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa pa lặng lẽ. Anh còn là một người có tinh thần trách nhiệm cao, anh luôn hoàn thành công việc một cách chính xác nhất, âm thầm, bền bỉ trong nhiều năm trời. Anh có một phong cách sống khiến mọi người phải nể trọng. Anh thấy công việc của mình vẫn chưa là gì so với những người khác. Anh ước ao được cống hiến sức mình cho đất nước. Tóm lại với những phẩm chất trên, anh thanh niên xứng đáng trở thành biểu tượng tiêu biểu cho thế hệ thanh niên trẻ trong thời kỳ xây dựng XHCN. Họ là những người nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiên vì Tổ Quốc tươi đẹp.
Bằng những chi tiết chân thực tinh tế ,ngôn ngữ đối thoại sinh động, giọng văn nhẹ nhàng, tha thiết, Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa pa lặng lẽ. Vẻ đẹp của anh thanh niên hiện lên với những nét đẹp về tinh thần và tình cảm, cách sống để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Qua đo, thế hệ trẻ chúng ta hiện nay hãy ra sức cố gắng học tập, rèn luyện phẩm chất để trở thành một người có ích, góp công xây dựng đất nước.
Đặc sắc nghệ thuật
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất (Pu-rơ-kin), tác giả giữ ngôi kể thứ ba, tăng tính chân thật, khách quan cho câu chuyện
- Giọng kể trầm tĩnh, bình thản, khách quan nhưng trăn trở, bức bối
- Xây dựng hình tượng nhân vật có tính khái quát, cụ thể
- Hình ảnh “cái bao”, câu nói được lặp đi lặp lại “nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao” → giá trị nghệ thuật cao
Truyện ngắn “ Vợ nhặt” của Kim Lân được sáng tác sau cách mạng tháng Tám nhưng lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945. Đặt trong bối cảnh ra đời của tác phẩm, nhà văn đã làm toát lên tấm long yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và khát vọng hạnh phúc của những người người khổ. Vẻ đẹp nhân bản ấy được tác giả xây dựng thành công ở hình tượng nhân vật “bà cụ Tứ” – mẹ anh Tràng- người “nhặt vợ”.
Bà cụ Tứ trước hết là người mẹ nghèo khổ đã già yếu với cái lưng “long khòng”, khẽ mắt “lèm nhèm “,”khuôn mặt bủng beo, u ám “. Những hành động cử chỉ của cụ “nhấp nháy hai con mắt”,”chậm chạp hỏi”, “lập cập bước đi”, “lật đật:, “lễ mễ” cũng thể hiện cụ là một người đã già, không còn khỏe mạnh. Hơn nữa người phụ nữ ấy còn bị đặt trong hoàn cảnh nghèo nàn, đói khổ mà cụ nói “ cuộc đời cực khổ dài đằng đẵng”. Trong tác phẩm, bà cụ Tứ chỉ xuất hiện ở giữa truyện khi anh Tràng đưa vợ về nhà, nhưng nhân vật này vẫn thu hút được sự quan tâm của người đọc bởi những vẻ đẹp tâm hồn, tính cách.Trong người mẹ già nua, đói khổ ấy có một tình yêu thương dành cho con cái sâu sắc. Cụ thương người con trai của mình “cảm thấy ai oán xót thương cho số phận đứa con mình”. Trong kẽ mắt kèm nhàm của cụ rỉ ra hai dòng nước mắt. Cụ đã sớm lo lắng cho cuộc sống tương lai của đứa con mình” không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói này không”. Bà còn dành tình yêu thương cho người con dâu mới của mình. Bà nhìn thị nghĩ :”Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy con mình, con mình mới có vợ được”. Đó là tấm lòng người mẹ không khinh rẻ mà tỏ ra thông cảm thấu hiểu hoàn cảnh con dâu, thậm chí bà còn cho đó là may mắn của con trai mình, gia đình mình khi có con dâu mới. Điều đo chứng tỏ bà cụ Tứ rất hiểu mình, hiểu người. Tình yêu thương còn thể hiên qua những lời nói của bà cụ dành cho con “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?…". Bà nói với con dâu bằng lời của một người từng trải – vừa lo lắng, vừa thương xót, đồng thời động viên con bằng triết lý dân gian”ai giàu ba họ ai khó ba đời, hướng con tới tương lai tươi sáng. "… Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…". Câu nói thể hiện tấm long thương xót cho số phận của những đứa con. Và để ngày vui của các con thêm trọn vẹn, sáng hôm sau cụ” xăm xắn quét tước nhà cửa”. Hành động giản dị thôi nhưng thể hiện tấm lòng người mẹ tuy nghèo nhưng hết lòng thương yêu con. Và thế là đám cưới không nghi lễ, không đón đưa của đôi vợ chồng trẻ được chan đầy bằng tình yêu thương và tấm long lo lắng của người mẹ nghèo.
Nhân vật bà cụ Tứ bị đặt trong hoàn cảnh éo le, qua đó ta thấy được tinh thần lạc quan của người mẹ già yếu, tuy sắp đến độ gần đất xa trời nhưng luôn hướng về tương lai thể hiện qua những hành động và lời nói. Cụ tin vào triết lý dân gian: ai giàu ba họ ai khó ba đời- lạc quan về một ngày mai tươi sáng.Cụ đồng tình khi thấy Tràng thắp đèn mặc dù cụ biết lúc đó dầu rất đắt, dầu là thứ xa xỉ. Nếu để ý ta sẽ thấy chính bà lão “gần đất xa trời”này lại là người nói về tương lai nhiều nhất” cụ nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau. Đó không đơn thuần chỉ là niềm lạc quan của người lao động mà còn là ước mơ về cuộc sống có phần tươi sáng hơn cho các con. Bà cụ trông cũng” tươi tỉnh khác hẳn ngày thường”. Chính tâm trạng vui tươi phấn khởi của người mẹ già đã làm sáng lên cái không gian u ám và góp phần vào ngày vui trọng đại của cuộc đời người con trai. Sáng hôm sau cụ xăm xắn quét dọn nhà cửa, đó là những công việc sinh hoạt thường ngày nhưng đặt trong hoàn cảnh này, hành động quét dọn làm nhà cửa trông sạch sẽ, tinh tươm hơn giống như cụ đang muốn tự tay quét đi những tăm tối của ngày cũ và đón chờ những điều tươi sáng hơn. Và hình ảnh người mẹ già, cười đon đả: “Cám đây mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà chả có cám mà ăn đấy", cứ quẩn quanh, ám ảnh tâm chí người đọc. Cái lạc quan không những không bị mất đi mà lại càng trở nên mãnh liệt hơn trong mưa nắng cuộc đời. Trong buổi sáng đầu tiên đón tiếp nang dâu mới, nồi cháo cám “ chát xít, nghẹn bứ trong miệng” mà ngon ngọt trong long, ngọt bởi tâm lòng người mẹ nghèo đang cố xua đi cái không khí ảm đạm bằng thái độ lạc quan và sự tươi tỉnh động viên con cố gắng vượt qua hoàn cảnh. Nhưng sự thật là vị đắng ngắt của cháo cám và tiếng thúc thuế từ xa vọng lại đã không làm niềm vui nhỏ của những con người nghèo khổ cất cánh lên được.
Bằng tài năng và tấm lòng đồng cảm sâu sắc, Kim Lân đã dựng lên “hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong trận đói khủng khiếp năm 1945". Nhân vật bà cụ Tứ được khắc họa chủ yếu qua sự vận động trong nội tâm nhân vật. Ngoài ra, qua những lời nói, cử chủ, hành động của nhân vật ta cũng có thể cảm nhận được tấm lòng yêu thương con sâu sắc. Ở bà cụ Tứ thấp thoáng hình ảnh của nhân vật lão Hạc, của mẹ Dần, vợ chồng Dần ( Nam Cao) những người nông dân nghèo nhưng chỉ sống vì con, hết lòng yêu thương con. Dẫu chỉ là một nhân vật phụ nhưng bằng tài năng, và tình cảm thiết tha trừu mến đối với tấm lòng người mẹ nghèo, Kim Lân đã khắc họa được chân dung nhân vật vừa sinh động, chân thực, vừa cảm động, day dứt với người đọc. Chính những hành động, lời nói của cụ, nụ cười trên khuôn mặt bủng beo u ám đã làm sáng bừng thiên truyện sau cái tối tăm, cái bế tắc của đói nghèo. Ý nghĩa nhân bản mà nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật này là con người dù có đặt vào hoàn cảnh khốn cùng, cận kề cái chết nhưng vẫn không mất đi những giá trị tinh thần và phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu thương con người và thái độ lạc quan hi vọng vào tương lai tươi sáng dù cho chỉ có một tia hi vọng mỏng manh. Kim Lân đã khám phá và thể hiện thành công điều đó ở nhân vật bà cụ Tứ.
Bạn tham khảo bài này nha:
Truyện ngắn “ Vợ nhặt” của Kim Lân được sáng tác sau cách mạng tháng Tám nhưng lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945. Đặt trong bối cảnh ra đời của tác phẩm, nhà văn đã làm toát lên tấm long yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và khát vọng hạnh phúc của những người người khổ. Vẻ đẹp nhân bản ấy được tác giả xây dựng thành công ở hình tượng nhân vật “bà cụ Tứ” – mẹ anh Tràng- người “nhặt vợ”.
Bà cụ Tứ trước hết là người mẹ nghèo khổ đã già yếu với cái lưng “long khòng”, khẽ mắt “lèm nhèm “,”khuôn mặt bủng beo, u ám “. Những hành động cử chỉ của cụ “nhấp nháy hai con mắt”,”chậm chạp hỏi”, “lập cập bước đi”, “lật đật:, “lễ mễ” cũng thể hiện cụ là một người đã già, không còn khỏe mạnh. Hơn nữa người phụ nữ ấy còn bị đặt trong hoàn cảnh nghèo nàn, đói khổ mà cụ nói “ cuộc đời cực khổ dài đằng đẵng”.
Trong tác phẩm, bà cụ Tứ chỉ xuất hiện ở giữa truyện khi anh Tràng đưa vợ về nhà, nhưng nhân vật này vẫn thu hút được sự quan tâm của người đọc bởi những vẻ đẹp tâm hồn, tính cách.
Trong người mẹ già nua, đói khổ ấy có một tình yêu thương dành cho con cái sâu sắc. Cụ thương người con trai của mình “cảm thấy ai oán xót thương cho số phận đứa con mình”. Trong kẽ mắt kèm nhàm của cụ rỉ ra hai dòng nước mắt. Cụ đã sớm lo lắng cho cuộc sống tương lai của đứa con mình” không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói này không”. Bà còn dành tình yêu thương cho người con dâu mới của mình. Bà nhìn thị nghĩ :”Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy con mình, con mình mới có vợ được”. Đó là tấm lòng người mẹ không khinh rẻ mà tỏ ra thông cảm thấu hiểu hoàn cảnh con dâu, thậm chí bà còn cho đó là may mắn của con trai mình, gia đình mình khi có con dâu mới. Điều đo chứng tỏ bà cụ Tứ rất hiểu mình, hiểu người. Tình yêu thương còn thể hiên qua những lời nói của bà cụ dành cho con “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?…". Bà nói với con dâu bằng lời của một người từng trải – vừa lo lắng, vừa thương xót, đồng thời động viên con bằng triết lý dân gian”ai giàu ba họ ai khó ba đời, hướng con tới tương lai tươi sáng. "… Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…". Câu nói thể hiện tấm long thương xót cho số phận của những đứa con. Và để ngày vui của các con thêm trọn vẹn, sáng hôm sau cụ” xăm xắn quét tước nhà cửa”. Hành động giản dị thôi nhưng thể hiện tấm lòng người mẹ tuy nghèo nhưng hết lòng thương yêu con. Và thế là đám cưới không nghi lễ, không đón đưa của đôi vợ chồng trẻ được chan đầy bằng tình yêu thương và tấm long lo lắng của người mẹ nghèo.
Nguồn: Search Google : http://tailieuvan.net/phan-tich-nhan-vat-ba-cu-tu-trong-vo-nhat-cua-kim-lan-ngu-van-12/
Đặc sắc nghệ thuật của truyện
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo
- Sử dụng ngôn ngữ bình dân, tinh tế, có duyên
- Nghệ thuật tả tâm lí tinh tế, đặc sắc
1/ Giới thiệu chung:
- Kim Lân là một cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông giản dị mà thấm thía.
- "Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, viết về người nông dân Việt Nam trước bờ vực của sự sống, cái chết. Truyện khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và tin tưởng vào cuộc sống. Điều đó được thể hiện rõ nét qua đoạn trích: "Bà lão cúi đầu nín lặng... nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng".
2/ Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích:
a/ Cuộc đời, số phận: nghèo khổ, bất hạnh (sống phận mẹ góa con côi ở xóm ngụ cư, con trai lại nhặt được vợ trong bối cảnh nạn đói khủng khiếp).
b/ Tính cách, phẩm chất: giàu tình thương con; nhân hậu; nhạy cảm và từng trải; lạc quan, tin yêu vào cuộc sống.
* Tình thương con và tấm lòng nhân hậu của một người mẹ thấu hiểu lẽ đời:
- Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Bà hờn tủi cho thân mình đã không làm tròn bổn phận với con. Giọt nước mắt của cụ vừa ai oán, xót xa, buồn tủi vừa thấm đẫm tình yêu thương cụ dành cho con.
- Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng". Bà thật sự mong muốn các con sẽ hạnh phúc.
- Ân cần dặn dò, chỉ bảo các con yêu thương, hòa thuận với nhau, chăm chỉ làm ăn.
* Niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống:
- Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con. Bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời".
c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo, éo le và cảm động; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sắc sảo; ngôn ngữ nhân vật có màu sắc riêng; nghệ thuật kể chuyện sinh động, tự nhiên.
3/ Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt:
- Xót thương cho cuộc đời đau khổ, tủi nhục, thân phận rẻ rúng, bèo bọt, vô giá trị của người nông dân trong nạn đói năm 1945.
- Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít, phong kiến gây ra nạn đói, đẩy người nông dân đến bờ vực của cái đói, cái chết.
- Phát hiện, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người lao động: tình người cao đẹp, khát vọng hạnh phúc gia đình, lạc quan và tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống.
- Tin tưởng vào sự đổi đời của các nhân vật qua hình ảnh lá cờ Việt Minh và đoàn người đi phá kho thóc của Nhật.
=> Tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc, mới mẻ, tiến bộ.
4/ Đánh giá:
- Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng nghệ thuật độc đáo, thể hiện được chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn.
- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Kim Lân đã góp phần đưa tác phẩm Vợ nhặt trở thành một trong những kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt Nam.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: bằng bút pháp lý tưởng hóa
- Cảnh cho chữ trong tác phẩm có nghệ thuật tương phản làm nổi bật cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, tính cách với hoàn cảnh
+ Thủ pháp đối lập cảnh tượng hiện lên đầy đủ vẻ uy nghi, rực rỡ của nó
- Ngôn ngữ: giàu chất tạo hình, biểu cảm, gợi được không khí thời đại (cổ kính, thiêng liêng…)