K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2022

Ngày 26-3, tuổi trẻ cả nước tưng bừng kỷ niệm ......năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong niềm phấn khởi và niềm tin thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Ra đời trong phong trào đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, .....năm qua, được Bác Hồ kính yêu và Đảng vĩ đại tổ chức và trực tiếp lãnh đạo, rèn luyện, dìu dắt, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh không ngừng trưởng thành lớn mạnh, xứng đáng là đội dự bị, cánh tay đắc lực của Đảng. Chúng ta thật tự hào, ở giai đoạn cách mạng nào, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam cũng có những phong trào hành động cách mạng mang dấu ấn lịch sử; cũng có những tấm gương tuổi trẻ sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giàu trí sáng tạo, làm rạng danh đất nước, như phong trào: “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”, “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”, “Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”...

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn đặt niềm tin mãnh liệt vào thanh niên, luôn dành cho thế thệ trẻ tình cảm thân thương, sự chăm sóc, dạy bảo ân cần. Đền đáp công ơn trời biển và tình cảm sâu nặng của Người, không gì thành tâm hơn là tuổi trẻ Việt Nam nguyện ước thực hiện tốt nhất lời Bác dạy: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.

Kỷ niệm ...năm ngày truyền thống vẻ vang của Đoàn, cũng là dịp diễn ra Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ ...... Đây là dịp tốt để tổ chức Đoàn đánh giá một cách thực chất công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình, từ đó nhân rộng, phát triển những mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, nhằm xây dựng lớp thanh niên theo tiêu chí: "Bản lĩnh, yêu nước, tri thức, sức khỏe, sáng tạo, tình nguyện". Đồng thời khắc phục được những tồn tại, yếu kém như trong thi đua còn nặng tính hình thức, thiếu những biện pháp thiết thực; một bộ phận thanh niên sống thiếu mục tiêu, lý tưởng, sa ngã trong các tệ nạn xã hội... Đó là những vấn đề rất cần được trao đổi tại Đại hội Đoàn các cấp, nhất là Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX sắp tới, đồng thời luôn cần sự quan tâm về mọi mặt, định hướng kịp thời của các cấp ủy, chính quyền và toàn xã hội....

16 tháng 3 2022

từ đá trong câu'' con ngựa đá con ngựa đá'' thuộc từ đồng nghĩa hay từ đa nghĩa

MÙa xuân

Thế là một năm bận rộn đã qua đi,để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới.Vậy là mùa xuân đã đến.

Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên,mang theo hơi ấm của mùa xuân. Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh, những cô mây, cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió. Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp, mượt mà xuống mặt đất. Hai bên đường, hàng cây trơ trụi lá không còn nữa,thay vào đó là những chồi non mơn mởn. Trên cây, những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân. Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới. Nó vui vẻ, hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết. Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới.Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao trùm khắp không gian. Mọi vật đều thay đổi.

Ai cũng hân hoan và vui vẻ, gạt bỏ những âu lo, bộn bề trong năm. Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng. Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn, vạn sự như ý. Tất cả trở nên tình cảm hơn. Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới, trông đứa nào cũng đẹp, cũng xinh. Những tiếng nô đùa, reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng. Những cửa hàng bánh, mứt chật kín người. Những cành hoa đào, mai được bày bán khắp phố. Mọi người tấp nập đi sắm tết.

Mùa xuân lại về trên mọi nẻo đường từ nông thôn đến thành thị ai cũng đều hân hoan để chào đón năm mới.

Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn,làm cho không khí thêm náo nhiệt, nhộn nhịp. Những người đi xa trở về quê hương, nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ. Em rất thích mùa xuân.

18 tháng 9 2021

Giữa nền trời xanh thăm, những chùm hoa phượng lập lòe như những đốm lửa tô điểm cho nền trời xanh thêm đẹp hơn. Hoa phượng không ngào ngạt hương như những loại hoa khác vì thế mà chúng dù nở kín cả một vùng trời cũng không làm cho mọi người phải khó chịu. Ngược lại, nhìn vào hoa phượng, con người sẽ tìm thấy cảm giác thư thái, dễ chịu.
Hoa phượng gắn liền với lứa tuổi học trò chính vì vậy mà hoa phượng còn được biết đến với cái tên hoa học trò. Loài hoa ấy mỗi năm chỉ nở duy nhất có một lần vào dịp hè. Đó cũng là khi mà kì thi của học sinh chúng em tới gần. Mới hôm qua thôi, hoa phượng chỉ nở có vài chùm thưa thớt. Vậy mà bằng đi một thời gian ngắn chúng em mải ôn bài mà không để ý đến phượng, hoa phượng đã nở kín cả bầu trời. Khắp sân trường trồng toàn cây phượng nên bầu trời phía trên sân trường cũng trở nên rực đỏ. Em yêu hoa phượng cũng bởi vì loài hoa này đánh dốc một thời điểm quan trọng của quãng đời học sinh. Nhìn vào sắc đỏ của hoa phượng, em lại tự nhủ mình phải cố gắng thi thật tốt. Sắc đỏ của hoa phượng là tượng trưng cho một tương lai rạn

Hoa phượng nở đúng vào tháng 5. Sau khi kết thúc kì thi học kì II cũng lúc chúng em chuẩn bị bước vào một kì nghỉ hè dài. Nói đến nghỉ hè, trong lòng mỗi học sinh như em sẽ có hai thứ cảm xúc đan xen, vừa vui lại vừa buồn. Vui vì sẽ được nghỉ ngơi và tham gia vào những chuyến du lịch cùng với gia đình. Nhưng buồn vì sẽ phải rời xa mái trường, thầy cô và bạn bè đã gắn bó với mình trong suốt năm học vừa qua. Nhớ lại ngày hè của năm lớp 5, chúng em đã khóc rất nhiều vì đó là năm học cuối cấp. Lên cấp 2, chúng em sẽ không còn được học với nhau nữa. Năm ấy, nhìn những cánh hoa phượng sao mà buồn đến thế. Mọi người viết dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp trong cuốn sổ lưu bút. Trong những cuốn sổ ấy, có không ít những cánh hoa phượng được ép lại. Hoa phượng ghi dấu cho một quãng đời học sinh vô cùng tươi đẹp. Cũng chính hoa phượng đã chứng kiến sự trưởng thành của chúng em. Từ một đứa trẻ ngây ngô còn nép đằng sau lưng mẹ trong ngày đầu tiên tới trường tới một đứa trẻ đã biết tự mình đến trường mỗi ngày, đã học được biết bao kiến thức bổ ích và còn học nhiều điều hơn cả kiến thức sách vở nữa.

Để 2 :

Những đêm trăng sáng đối với chúng em rất quý. Nhưng vui nhất, đẹp nhất là đêm trăng rằm Trung thu, ngày hội của tuổi thơ chúng em.

Chao ôi! Chưa đến tối mà ở đâu cũng rộn lên tiếng trẻ em cười nói, gọi nhau í ới cùng với tiếng múa lân dồn dập. Không biết các phố khác ra sao, chứ phố em trông như một ngày hội lớn. Ngay giừa sân, một đám thiếu nhi quây quần thành một vòng tròn rộng. Các em hát múa, vỗ tay trông vui nhộn làm sao! Một đứa bé giơ tay lên trời vẫy vẫy như muốn ôm mặt tràng vào lòng. Nhảy múa xong, bọn trẻ tản đi một lúc rồi quay trở lại với nhiều chiếc lồng đèn sặc sỡ trên tay. Chúng xếp thành hàng một rồi bước đi, miệng hát vang: “Tình bằng có cái trống cơm…”

Những chiếc lồng đèn nhảy nhót trong đêm như muốn bứt ra khỏi tay cầm để bay lên trời cùng trăng. Thành phố tràn ngập trong ánh bạc lung linh cùng với tiếng trẻ thơ reo hòa vang dội. Rước đèn xong, chúng em tổ chức liên hoan. Mọi người bày cỗ rồi thắp đèn sáng trưng nhìn nhau cười vui vẻ. Những chiếc kẹo như nhảy múa trong mâm, chắc chúng cũng muôn chơi Trung thu lắm! Mọi người ngồi vào bàn, lòng phấn khởi hân hoan. Chưa bao giờ vui như đêm nay. Mọi người đang chuyện trò rôm rả thì bỗng đâu tiếng trống dồn dập: “Tùng! Tùng! Cắc! Cắc! Tùng! Tùng!”.

Cứ thế, tiếng trống vang lên gióng giả từ nhà này sang nhà khác, đánh thức những đứa trẻ đạng bị kẹo “cám dỗ” chạy ra. Một lát sau mọi người đã nối thành một cái đuôi dài, náo nhiệt. Ngay giữa sân đội múa lân đang biểu diễn. Cái đầu “sư tử” lắc qua lắc lại theo nhip trống. Đôi chân nhanh nhẹn nhảy múa một cách tài tình. Cả thân mình con “sư tử” uốn lượn vô cùng khéo léo. Khéo đến nỗi không ai ngờ rằng, dưới cái thân hình “oai hùng” kia là một đứa trẻ nhỏ bé. Nhưng nhân vật khiến mọi người thích thú nhất là ông Địa. Tấm thân phục phịch cử động một cách khó nhọc trong chiếc áo dài thùng thình với cái bụng to kềnh. Tay ông luôn quạt quạt vào đám người xung quanh. Ông chạy lăng xăng khắp sân, thỉnh thoảng lại lăn đùng ra, làm mọi người cười rũ rượi. Chao ôi vui quá!

Nhìn cảnh thiếu nhi múa hát dưới ánh trăng rằm, em lại nhớ đến công lao Bác Hồ, nhớ đến tình cảm của Người dành cho chúng em:

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

~ Chúc bạn hok tốt ! ^^ 

1 tháng 3 2023

Cái này em nên tự viết sẽ chân thực và ý nghĩa hơn nhé!

Em chú ý tập trung vào các ý:

+ Lớp em đã chuẩn bị gì?

+ Có bao nhiêu người tham gia?

+ Việc tập luyện diễn ra như thế nào?

+ Mọi người có tâm trạng như thế nào?

...

7 tháng 3 2018

fb ncxfngrt5bh453jkqm dfb

xong roi day

30 tháng 8 2018

Today is Sunday. I am doing my homework. My father is cleaning the floor. My mother is cooking in the kitchen. My grandma is reading a book about Uncle Ho. And my younger sister is playing toys. Now my puppy is sleeping beside me, and I should keep quiet so she can sleep peacefully. Today is such a happy day.

26 tháng 3 2018

Ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Em tung tăng xách cặp tới trường, lòng hồi hộp làm sao. Vừa tới trường, hàng chữ đầu tiên em thấy là “Hội thi viết đúng, viết đẹp”. Em vội chạy nhanh vào trong sân. Những chiếc ghế đủ màu sắc được xếp thẳng tắp. Tiếng nhạc du dương phát ra từ sân khấu. Hàng cây đu đưa như muốn hoà chung điệu nhạc. Những tờ báo tường được dán dọc ở các hành lang. Mọi người, mọi vật tất cả đều tràn ngập trong niềm vui. Thầy quản sinh cất loa, chúng em chạy vụt ra sân như đàn ong vỡ tổ. Lúc này, ai cũng nở nụ cười trên khuôn mặt. Chúng em ngồi bên dưới, thầy cô ngồi ở hàng ghế trên. Buổi lễ bắt đầu, bầu không gian yên lặng. Cô Quyên - người dẫn chương trình. Mở đầu là bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi!”. Tiếng hát vang vội, dõng dạc, bay vút lên bầu trời xanh thẳm. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ. Đầu tiên, lớp Bốn sẽ trình diễn. Trong bộ áo dài vàng tươi, các chị đã làm mọi người phải lắc lư theo tiếng nhạc. Tiếp sau, lớp Hai A múa bài “Em là hoa hồng nhỏ”. Điệu múa này rất dễ thương khi kết hợp với bộ đồ đáng yêu mà các bạn đang mặc. Tiết mục mà em ấn tượng nhất là Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra một bọc trứng. Các anh chị đã hoá thân vào các nhân vật rất hay. Để nhớ ơn các Vua Hùng, em cùng toàn thể các học sinh hát vang bài: “Hùng Vương”. Để  giúp các bạn ôn về truyền thống lịch sử, thầy tổng phụ trách đề ra một số câu hỏi về Vua Hùng và ai trả lời đúng thì nhận được một phần quà nhỏ. Các bạn tham gia rất tích cực. Hoạt động tiếp theo là chúng em được thầy cô tổ chức đi xem những tờ báo tường, lời hay ý đẹp và một số bài thi viết chữ đẹp được để cẩn thận trên những cái giá đỡ. Các bạn vừa xem vừa trầm trồ khen ngợi những dòng chữ đẹp sáng tạo. Hoạt động em thích nhất trong lễ hội là tham gia  các trò chơi dân gian được  thầy Tuấn  tổ chức rất vui nhộn. Em cảm thấy rất thích buổi lễ này.  Buổi  lễ đã giúp em hiểu thêm về các vị Vua Hùng đã có công dựng nên nước ta ngày hôm nay nên em rất tự hào về ông cha ta ngày xưa.

 Nhớ k nha! Chúc bn hk tốt !

7 tháng 2 2018

.

Bài làm

Có lẽ trong một năm thì những ngày Tết là ngày được mong chờ nhiều nhất. Chính vì thế mà ở quê tôi, người ta mất cả tháng trời để chuẩn bị đón Tết. Và những ngày Tết thực sự là những ngày thiêng liêng nhất, vui vẻ nhất trong năm.

Chuẩn bị đón Tết, nhà nào cũng sắm sửa thật chu đáo. Từ đầu cho đến cuối thôn, nhà nào cũng sắm sửa đào, quất để chưng đón Tết. Những cành đào hồng thắm, những trái quất vàng ươm sai trĩu cành, nào những hoa hồng, hoa cúc, đồng tiền, lay ơn đủ màu sắc góp nên một không khí Tết rộn ràng. Mọi người rủ nhau đi chợ mua lá rong, mua giang chẻ lạt, rủ nhau cùng dọn ngõ xóm, nhà cửa chu toàn.

Người lớn háo hức, trẻ con lại càng háo hức hơn. Những đứa trẻ theo mẹ đi chợ Tết, đôi má hồng hây hây ướm thử vào bộ quần áo mới trông chúng mới dễ thương làm sao. Tết còn là niềm vui khi chúng được nhận những phong bao lì xì đỏ, được mặc quần áo mới, được ăn nhiều món ăn ngon và có lẽ thích nhất với chúng là … Tết không phải đến trường! Đó cũng là một trong những lý do mà trẻ con thích Tết hơn người lớn.

ta-canh-ngay-tet-o-que-em

Tả cảnh ngày Tết ở quê em – Văn lớp 6

Vào những ngày đầu năm mới, mọi người tới nhà nhau và chúc nhau một năm mới những điều tốt đẹp nhất. Không những thế, người ta thường nói đến những chuyện vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Khóc lóc hay giận dữ là một trong những điều kiêng kị trong những ngày đầu năm, vì người ta cho rằng, như vậy sẽ xui xẻo cả năm. Chính vì thế mà ngày Tết ở quê hương tôi đâu đâu cũng thấy những tiếng cười vui vẻ, giòn tan. Những tiếng cười ấy thực sự xuất phát từ tâm chân tình chứ không phải là giả tạo, bởi lẽ, người làng tôi xưa nay sống với nhau rất tình nghĩa.

Những ngày Tết, nhà nào cũng thấy phảng phất khói hương nghi ngút và những mâm cỗ đầy những món ngon mà thường ngày không có. Nhà tôi, mẹ cũng chuẩn bị những món ăn thật ngon để sắp làm cỗ cúng ông bà tổ tiên. Mẹ bảo rằng, ngày Tết ông bà sẽ về thăm con cháu, ăn bữa cơm đầu năm với con cháu cho nên mẹ làm những món ngon nhất để dâng lên các cụ với tất cả lòng thành kính và cầu mong ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho cả gia đình mình có thêm sức khỏe và gặp nhiều điều may mắn hơn. Có lẽ vì thế mà trong tâm tưởng của tôi, những sáng đầu năm luôn là những thời khắc linh thiêng nhất. Khi đó, cả gia đình tôi cúi cẩn trước ban thờ tổ tiên để cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong tương lai.

Ngày Tết ở quê tôi thực sự là những ngày đáng nhớ nhất trong năm. Đó không chỉ là những ngày bắt đầu một năm mới mà còn là ngày gia đình đoàn tụ, là ngày mà mọi buồn lo trong năm tan biến hết, thay vào đó chỉ có tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc. Ngày Tết cổ truyền thực sự là một nét văn hóa đậm đà bản sắc của người Việt Nam.

7 tháng 2 2018

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết

1 tháng 5 2023

Đăng 1 lần 1 đề thôi.

Bạo lực học đường:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.

* Bàn luận vấn đề

- Bạo lực học đường là gì?

+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Thực trạng bạo lực học đường:

+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.

+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.

+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh

- Nguyên nhân:

+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.

- Hậu quả.

Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.  Mọi người chê trách, xa lánh.

- Cách khắc phục:

+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.

+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.

- Liên hệ bản thân.

* Tổng kết vấn đề.