B. Khi gió xuân khẽ lay động những khóm cây trên bờ Hồ Tây. C. Khi cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ. D. Khi những cơn gió mùa đông bắc thổi tới. Câu 13. Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ A. Điệp ngữ cách quãng B. Điệp ngữ nối tiếp C. Điệp ngữ chuyển tiếp D. Cả B và C đều đúng Câu 14.Trong các từ sau từ nào là từ ghép? A. rạo rực B. dịu hiền C. chơi vơi D. lúng túng Câu 15. Trong các nhóm từ sau, nhóm nào toàn những từ ghép chính phụ? A. quần áo, quyển vở, che chắn B. sách vở, hoa hồng, túi xách C. xanh biếc, hoa cúc, áo dài D. sách vở, học hành, bút mực. Câu 16. Trong 4 nhóm từ sau, nhóm từ nào toàn những từ ghép đẳng lập? A. áo khoác, nhà cửa. B.núi non, mưa gió C. đi đứng, xe đạp D.máy bay, xe máy Câu 17.Trong những từ sau từ nào là từ láy toàn bộ? A.lạnh lẽo B.mỏng manh C. xào xạc D. san sát Câu 18. Trong các từ sau từ nào không phải từ láy? A. nhỏ nhắn B.nho nhỏ C. nhỏ nhen D. nhỏ nhẹ Câu 19. Từ " lác đác " trong câu" Lác đác bên sông chợ mấy nhà" được láy theo cách nào? A. Láy toàn bộ, giữ nguyên thanh điệu. B. Láy phụ âm đầu C. Láy toàn bộ biến đổi thanh điệu D. Láy vần Câu 20.Từ nào sau đây có yếu tố gia cùng nghĩa với gia trong “gia đình”? A. gia vị B. gia tăng C. gia súc D. tham gia Câu 21. Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn văn sau: “Vậy mà giờ đây,anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. ” A. Điệp ngữ cách quãng B. Điệp ngữ nối tiếp C. Điệp ngữ chuyển tiếp D. Cả A và C đều đúng Câu 22.Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”? A.Tôi B.Tôi, nó C.Tôi, em gái D. Nó, Mèo Câu 23. Tiếng thiên trong từ thiên thư ( ở bài Sông núi Nước Nam) có nghĩa là:
A. trời B. nghìn C.Di dời D. nghiêng về Câu 24. Thêm quan hệ từ nào sau đây vào câu “Nó chăm chú nghe cô giảng bài đầu đến cuối”: A. Của B. Và C. Từ D. Nếu Câu 25. Trong những câu sau, câu nào không sử dụng quan hệ từ? A. Ô tô buýt là phương tiện giao thông công cộng cho mọi người B. Mẹ tặng em rất nhiều quà trong ngày sinh nhật C. Tôi giữ mãi bức ảnh bạn tặng tôi D. Sáng nay bố tôi làm việc ở nhà Câu 26. Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ: “Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ.” A. Thiếu quan hệ từ B. Thừa quan hệ từ C. Dùng quan hệ từ không đúng chức năng ngữ pháp D. Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết Câu 27. Trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ? A. Anh của tôi vừa mới mua một cái tủ bằng gỗ rất đẹp. B. Hãy vươn lên bằng chính sức mình. C. Nó thường đến trường bằng xe đạp. D. Bạn Nam cao bằng bạn Minh. Câu 28. Chọn cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “… còn một tên xâm lược trên đất nước ta… ta còn phải chiến đấu quét sạch chúng đi.” A. Không những… mà… B. Hễ… thì… C. Sở dĩ… cho nên… D. Giá như… thì… Câu 29. Chọn từ thích hợp nhất để thay thế cho từ “qua đời” trong câu: “Nhà vua đã qua đời.” A. Mất. B. Băng hà. C. Viên tịch. D. Tạ thế. Câu 30. Từ “lồng” trong câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” với từ “lồng” trong câu “Con ngựa lồng lên” là: A. Từ đồng nghĩa. B. Từ trái nghĩa. C. Từ đồng âm. D. Từ gần nghĩa. Câu 31. Trong câu văn sau có mấy đại từ: “Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài” A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 32. Tìm từ láy trong các từ dưới đây? A. Tươi tốt B. Tươi đẹp C. Tươi tắn D. Tươi thắm Câu 33. Yếu tố “vô” trong từ “vô vị” mang nghĩa gì? A. Không B. Có C. Vừa có vừa không D. Vào Câu 34. Từ “ ta” trong cụm từ “ ta với ta” trong bài thơ trên thuộc loại từ gì? A. Danh từ B. Đại từ C. Quan hệ từ D. Tính từ
Câu 35. Các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt ? A. Phảng phất B. Thanh nhã C. Trắng thơm D. Thơm mát Câu Tiếng anh36. Chữ “ tử” trong từ nào sau đây không đồng âm với chữ “tử” trong các từ còn lại : A. tử sĩ B. giấy chứng tử C. cửa tử D. thiên tử Câu 37: Đọc hai câu sau đây: “Trâu khát nước, bò xuống uống/ Trê thèm mồi, lóc lên ăn” Xác định hiện tượng gì của từ ngữ được sử dụng để chơi chữ ở hai câu trên. A. Hiện tượng dùng từ đồng nghĩa . B. Hiện tượng dùng từ đồng âm C. Hiện tượng dùng từ nhiều nghĩa . D. Hiện tượng dùng từ trái nghĩa. Câu 38:Trong nhiều trường hợp khi nói và viết,người ta dùng từ Hán Việt để làm gì? A. Tạo cảm giác gần gũi B. Tạo không khí thân mật C. Tạo phong cách hiện đại D. Tạo sắc thái tao nhã. Câu 39. Trong 2 câu văn sau có mấy quan hệ từ: “Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.” A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 40. Trong câu văn sau có mấy từ ghép đẳng lập: “Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.” A. 3 B. 4 C. 5 D.
hoa vs lan