K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2022

GG

15 tháng 3 2022

tham khảo

Bước 1: Xác định đề bài

Xác định đề tài cần thuyết minh về đối tượng nào

Lưu ý: Học sinh cần phải xác định được những vấn đề liên quan đến đối tượng, hiểu rõ ràng, đầy đủ và chính xác về nó.

Bước 2: Lập dàn ý

Mở bài

Giới thiệu về đề tài cần thuyết minhTạo sự chú ý, dẫn dắt người đọc về nội dung thuyết minh

Thân bài

Tìm ý, chọn ý: Xác định xem mình cần triển khai những ý nào liên quan tới chủ đề cần thuyết minh.

Nguồn gốc, xuất xứĐặc điểmÝ nghĩa…

Sắp xếp ý: Cần trình bày những ý đã chọn theo trình tự như thế nào để phù hợp với đối tượng thuyết minh. Làm sao để người đọc nắm bắt được nội dung

Kết bài

Nhấn mạnh lại đề tài và tạo ấn tượng cho người đọc về đối tượng đề cập trong bài.

Lập dàn ý bài văn thuyết minh cho từ chủ đề cụ thểĐề 1: Trình bày 1 quy trình sản xuất hay quá trình học tập

Mở bài

Giới thiệu về quy trình sản xuất hoặc các bước của quá trình học tập

Thân bài

 Mô tả quy trình sản xuất hoặc các bước của quá trình học tậpBắt đầu như thế nào?Diễn biết các công đoạn (các bước, quá trình, giai đoạn..) ra sao?Những khó khăn trong quá trình đó là gì, khắc phục như thế nào?Kết quả của quá trình sản xuất/học tập là gì, chất lượng và giá trị ra sao?

Kết bài

Nhận xét về quy trình sản xuất/học tập

Ý nghĩa, bài học được rút ra

15 tháng 3 2022
tham khảoBước 1: Xác định đề bài

Xác định đề tài cần thuyết minh về đối tượng nào

Lưu ý: Học sinh cần phải xác định được những vấn đề liên quan đến đối tượng, hiểu rõ ràng, đầy đủ và chính xác về nó.

Bước 2: Lập dàn ý

Mở bài

Giới thiệu về đề tài cần thuyết minhTạo sự chú ý, dẫn dắt người đọc về nội dung thuyết minh

Thân bài

Tìm ý, chọn ý: Xác định xem mình cần triển khai những ý nào liên quan tới chủ đề cần thuyết minh.

Nguồn gốc, xuất xứĐặc điểmÝ nghĩa…

Sắp xếp ý: Cần trình bày những ý đã chọn theo trình tự như thế nào để phù hợp với đối tượng thuyết minh. Làm sao để người đọc nắm bắt được nội dung

Kết bài

Nhấn mạnh lại đề tài và tạo ấn tượng cho người đọc về đối tượng đề cập trong bài.

Lập dàn ý bài văn thuyết minh cho từ chủ đề cụ thểĐề 1: Trình bày 1 quy trình sản xuất hay quá trình học tập

Mở bài

Giới thiệu về quy trình sản xuất hoặc các bước của quá trình học tập

Thân bài

 Mô tả quy trình sản xuất hoặc các bước của quá trình học tậpBắt đầu như thế nào?Diễn biết các công đoạn (các bước, quá trình, giai đoạn..) ra sao?Những khó khăn trong quá trình đó là gì, khắc phục như thế nào?Kết quả của quá trình sản xuất/học tập là gì, chất lượng và giá trị ra sao?

Kết bài

Nhận xét về quy trình sản xuất/học tập

Ý nghĩa, bài học được rút ra

10 tháng 7 2018

- Cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh:

Muốn lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cần nắm vững các kiến thức cần thiết về dàn ý và có kĩ năng xây dựng dàn ý nói chung; có đầy đủ tri thức cần thiết cho bài thuyết minh của mình; và cuối cùng, cần sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.

- Cách viết đoạn mở đầu của bài văn thuyết minh: cần nêu đề tài bài viết (như giới thiệu đối tượng nào?); cho người đọc biết mục đích thuyết minh của bài viết; nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của đối tượng thuyết minh để thu hút người đọc (người nghe) ...

- Cách viết phần thân bài: Tuỳ theo từng bài văn cụ thể để lựa chọn cách viết phù hợp. Trong phần thân bài có nhiều đoạn văn với những mục đích, nội dung khác nhau. Thông thường, có thể xác định những đoạn văn sau:

    + Đoạn văn cung cấp tri thức (thông báo). Trong đoạn văn này, cần cung cấp những thông tin chính xác, cập nhật và quan trọng hơn là những thông tin đó phải được lựa chọn, phục vụ cho mục đích thuyết minh.

    + Đoạn văn lập luận: Dùng lí lẽ để phân tích thông tin, chỉ rõ ý nghĩa của các thông tin ấy có liên quan đến mục tiêu thuyết minh như thế nào.

    + Đoạn văn thuyết phục: Đây là đoạn trực tiếp tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của người nghe (người đọc). Tuỳ theo đối tượng người nghe (mgười đọc) để có những lời lẽ thuyết phục phù hợp.

- Cách viết phần kết bài: Trở lại với đề tài của văn bản thuyết minh, lưu lại những ấn tượng ở người nghe (người đọc).

23 tháng 3 2021

1. Mở bài Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng.

2. Thân bài – Nguồn gốc bánh chưng Bánh chưng được ra đời từ rất lâu, loại bánh này có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra. Bánh chưng luôn muốn nói rằng sự quan trọng vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước. – Ý nghĩa của loại bánh này Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhớ con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta. – Cách làm thế nào Chuẩn bị nguyên liệu: + Lá dong, lá chuối dùng gói bánh + Gạo nếp ngon + Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh Thực hiện: + Công đoạn gói bánh + Công đoạn luộc bánh + Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín. Bánh chưng dùng làm gì? + Bánh chưng để biếu cho người thân, bạn bè. + Dùng chiêu đãi khách đến nhà. + Thờ cúng tổ tiên trong ngày tết. – Tầm quan trọng, vị thế của bánh chưng 3. Kết bài Bánh chưng loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc, trải qua hàng nghìn năm bánh vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần đến ngày nay. Bánh chưng vẫn là nét đẹp trong ẩm thực và nhắc nhở con người về nền văn minh lúa nước

23 tháng 3 2021

Tham khảo:

I. Mở bài:

- Giới thiệu món ăn truyền thống của dân tộc: Bánh chưng

- Đây là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

II. Thân bài:

 

1. Nguyên liệu làm bánh

- Lá gói bánh

- Lạc buộc

- Gạo nếp

- Đỗ xanh

- Gia vị khác

2. Công đoạn gói bánh chưng

- Lá gói: lá dong hoặc lá chuối, rửa lá cho sạch rồi đem phơi ráo nước

- Gạo nếp: được vo sạch, ngâm để hạt được mềm

- Đỗ xanh: ngâm tách vỏ, giã nhuyễn (hoặc để chỉ tách đôi ở một số địa phương) trộn với thịt

- Thịt lợn: rửa sạch, cắt nhỏ và ướp gia vị

 

3. Quy trình thực hiện:

- Gói bánh: bánh được gói bằng tay, có thể sử dụng khuôn bánh vuông vắn tùy theo kích thước mỗi nơi để bánh có diện mạo bắt mắt nhất.

- Luộc bánh: bánh được xếp vào nồi luộc trong khoảng 6 đến 12 tiếng (tùy loại bánh)

- Sử dụng bánh:

+ Bánh ăn hàng ngày: bánh chưng được cắt thành 8 miếng và được ăn từ đêm 30 Tết

+ Bánh được dùng để cúng vào ngày tết (bánh bày trên bàn thờ tổ tiên)

+ Bánh được dùng để biếu tặng

III. Kết bài:

- Khẳng định bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam

- Chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc.

25 tháng 2 2021

1. Mở bài

  

Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng.

2. Thân bài

– Nguồn gốc bánh chưng

Bánh chưng được ra đời từ rất lâu, loại bánh này có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra. Bánh chưng luôn muốn nói rằng sự quan trọng vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước.

– Ý nghĩa của loại bánh này

Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhớ con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta.

– Cách làm thế nào

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ Lá dong, lá chuối dùng gói bánh

+ Gạo nếp ngon

+ Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

Thực hiện:

+ Công đoạn gói bánh

+ Công đoạn luộc bánh

+ Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín.

Bánh chưng dùng làm gì?

+ Bánh chưng để biếu cho người thân, bạn bè.

+ Dùng chiêu đãi khách đến nhà.

+ Thờ cúng tổ tiên trong ngày tết.

– Tầm quan trọng, vị thế của bánh chưng

3. Kết bài

Bánh chưng loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc, trải qua hàng nghìn năm bánh vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần đến ngày nay. Bánh chưng vẫn là nét đẹp trong ẩm thực và nhắc nhở con người về nền văn minh lúa nước.

 Lập dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày tết mẫu 2

a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về loại bánh chưng

b) Thân bài:

– Nguồn gốc của bánh chưng: Liên quan đến hoàng tử Lang Liêu của vua Hùng Vương thứ 6, nhắc nhở con cháu nhớ đến truyền thống dân tộc và coi trọng nền văn minh lúa nước.

– Quan niệm về loại bánh này: Bánh chưng thì tượng trưng cho đất, nhắc sự biết ơn. Tôn trọng mảnh đất đã nuôi sống con người Việt Nam cũng như nhấn mạnh nền văn minh lúa nước của dân tộc.

– Quá trình chuẩn bị nguyên liệu:

Lá dong, lá chuốiGạo nếp thơm ngonThịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

– Quá trình chế biến:

Gói bánhLuộc bánhÉp và bảo quản sau khi bánh chín

– Sử dụng bánh

Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiênLàm quà biếu cho người thânDùng để đãi kháchDùng để dùng trong gia đình

– Vị trí của bánh trong ngày tết

c) Kết bài

Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam

Lập dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày tết mẫu 3

Mở bài: Chúng ta giới thiệu khái quát về loại bánh chưng trong ngày Tết

Thân bài:

– Nguồn gốc của bánh chưng

– Quan niệm về loại bánh chưng

– Quá trình chuẩn bị nguyên liệu: Lá dong, lá chuối, gạo nếp thơm ngon, thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh.

– Quá trình chế biến: Gói bánh, luộc bánh, ép và bảo quản sau khi bánh chín.

– Sử dụng bánh

– Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiên

– Làm quà biếu cho người thân

– Dùng để đãi khách

– Để dùng trong gia định

– Vị trí của bánh trong ngày tết

Kết bài:

Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa và cảm nghĩ của bạn

25 tháng 2 2021

Mở bài

Giới thiệu một số nét: Bánh chưng là một món ăn dân tộc truyền thống của người Việt Nam, có nguồn gốc lịch sử hàng ngàn năm và vẫn luôn được lưu giữ đến hiện tại – tương lai, là đặc trưng của ngày Tết cổ truyền…

Thân bài

Nguồn gốc

Bánh chưng gắn liền với sự tích “Bánh chưng Bánh dày” của chàng hoàng tử Lang Liêu – đời vua Hùng thứ 6. Trong một giấc mơ, có một vị thần đã nói cho chàng cách làm bánh từ gạo nếp. Hôm sau chàng đã làm Bánh chưng – Bánh dày để dâng lên vua cha với ý nghĩa bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời, nhân bánh là vạn vật sinh sôi. Vua cha thấy bánh ngon và ý nghĩa đã truyền ngôi cho Lang Liêu, và bánh chưng cũng ra đời từ đó.

 

Cách làm

– Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Gạo nếp loại ngonThịt mỡ (nên là thịt ba chỉ)Đỗ xanh đã xay vỏLá dong hoặc lá chuối để gói bánhLạt buộcGia vị: tiêu, đường, muối, hành củ…

– Thực hiện:

Công đoạn gói bánh: xếp lá dong so le nhau, cho một bát gạo nếp rồi đến nửa bát đỗ xanh, đặt thịt lên trên và đổ đỗ xanh, gạo nếp lên trên, sao cho gạo nếp phủ kín đỗ xanh và thịt. Dùng lạt buộc chặt lại để cố định bánh.Công đoạn luộc bánh: khi luộc lửa phải luôn cháy đều, nước trong nồi luôn ngập bánh, lật những chiếc bánh phía trên để chúng chín đều.Công động ép nước: xếp bánh lên một mặt phẳng, dùng một mặt phẳng khác đè lên để ép nước, ép trong khoảng 2 – 3 giờ.Công đoạn bảo quản bánh: để bánh ở những nơi khô ráo, thoáng mát.

Ý nghĩa của bánh chưng

Tượng trưng cho đất, nhắc nhở con người hãy ghi nhớ mảnh đất mà mình đang sinh sống, trồng trọt và chăn nuôi.Thể hiện sự biết ơn, lòng thành kính đối với cha ông, tổ tiên, những thế hệ đi trướcTôn vinh nền văn hóa lúa nước của người Việt Nam thuở sơ khai…

Kết bài

Bánh chưng là loại bánh truyền thống lâu đời của người Việt Nam, là biểu tượng của tinh hoa ẩm thực và tâm linh của dân tộc.Chúng ta cần gìn giữ và phát triển văn hóa đặc trưng này.
12 tháng 9 2020

1. Dàn ý thuyết minh về con trâu

I. Mở bài: giới thiệu về con trâu Việt Nam

“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cất cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công...”

Con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam từ xa xưa, bao đời nay. Con trâu như một người bạn thân thiết với người nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất đỗi tự nhiên. Để biết rõ hơn về con trâu thân thiết với người nông dân như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu con trâu Việt Nam.

II. Thân bài
1. Nguồn gốc của con trâu
- Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy
- Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa

2. Đặc điểm của con trâu Việt Nam
- Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen
- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu có sừng
- Trâu rất có ích với người nông dân Việt Nam
- Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con

3. Lợi ích của con trâu Việt Nam
a. Trong đời sống vật chất thường ngày
- Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng án: cày, bừa,
- Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo
- Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân
- Trâu có thể lấy thịt
- Da của trâu có thể làm đồ mĩ nghệ,…

b. Trong đời sống tinh thần
- Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam
- Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…
- Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của SeaGames 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…

4. Tương lai của trâu
Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Máy móc kĩ thuật hiện đại: máy bừa, máy cày,….
- Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị,….

III. Kết bài:
- Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam
- Nêu cảm nhận với ý nghĩ của mình về con trâu ở làng quê Việt Nam

17 tháng 7 2019

Gợi ý: xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh đã học trong chương trình lớp 10.

24 tháng 12 2021

Em tham khảo:

I. Mở bài 

- Giới thiệu về tên phim đó (mình đặc biệt tâm đắc bộ phim "Father And Daughter Oscar 2000 (Cha và con gái) " ) bạn có thể tham khảo bộ phim này nhé ! °^°

II. Thân bài

- Đạo diễn của bộ phim đó,năm được công chiếu vào khi nào?

- Những nhân vật chính của bộ phim đó là ai (có thể là hoạt hình hoặc người thật ) (người cha và con gái ,được chiếu trên các nét vẽ đơn giản,chỉ có 2 màu đen và trắng ) 

- Độ dài của bộ phim đó (chỉ vỏn vẹn 8 phút nhưng đã thực sự lấy đi rất nhiều nước mắt người xem).

- Nội dung chính của bộ phim là gì ?

(Tình cảm vĩ đại của hai cha con trước sự cách ly nhưng những yêu thương và tình cảm thiêng liêng của người con gái cho người cha đã đi xa....)  

- Bắt đầu câu chuyện của bộ phim như thế nào?

(Là cảnh mà người cha đi xa ,lúc đó cô con gái còn rất nhỏ ,cầm quả bóng bay mà níu kéo không được ) 

- Diễn biến câu chuyện như thế nào?

(Những tháng năm sau đó,người con gái vẫn luôn chờ đợi người cha,thế nhưng từ lúc bé xíu đến lúc trưởng thành,cô bé rất hay ra nơi mà họ từ biệt nhau để chờ,thé nhưng chờ mãi cũng không thấy bóng cha 

- Bộ phim được kết thúc ra sao?

+ Người con gái già đi,trở thành bà lão lúc đó mới gặp được cha ( đoạn này mình thấy hơi phi lý xíu...) 

+ Tiếng nhạc rất bắt tai,khiến người nghe tập trung hơn trong phim.

- Có thể miêu tả về cha,con và những cảnh trong bộ phim (đừng ham hói viết cái này quá mức là được). 

- Ý nghĩa nhân văn cao đẹp của bộ phim 

+ tình con cha vĩ đại và thiêng liêng không bao giờ bị phai mờ bởi thời gian 

+.....

+...( bạn tự nghĩ thêm nha...)

- Các giải thưởng mà bộ phim này đặt đuoẹc là (bạn tìm hiểu thêm nahaa) 

...

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nhân văn của bộ phim,Đồng thời ca ngợi đạo diễn và các nhà sản xuất đã sáng tạo ts một bô phim đẹp đẽ tình người như vậy 

 - Suy nghĩ và cảm xúc của em khi xem bộ phim dó như thế nào?

9 tháng 3 2022

TK

I. Mở bài.

- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn lồng giấy.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

- Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên.

2. Chuẩn bị:

Giấy bìa cứng nhiều màu.

- 1 chiếc bút.

- 1 thước kẻ.

- 1 hộp hồ dán.

- 1 cuộn băng dính trong.

- 1 đoạn dây len.

3. Các bước thực hiện:

- Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.

- Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.

- Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.

- Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.

- Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên. 

III. Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của bản thân về chiếc đèn lồng giấy.

9 tháng 3 2022

Refer

I. Mở bài.

- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn lồng giấy.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

- Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên.

2. Chuẩn bị:

Giấy bìa cứng nhiều màu.

- 1 chiếc bút.

- 1 thước kẻ.

- 1 hộp hồ dán.

- 1 cuộn băng dính trong.

- 1 đoạn dây len.

3. Các bước thực hiện:

- Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.

- Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.

- Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.

- Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.

- Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên. 

III. Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của bản thân về chiếc đèn lồng giấy.