K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 6 2021

Tham Khảo:

Phở là một trong những món ăn truyền thống của VN. Phở ngon và có thương hiệu nổi tiếng nhất VN là phở Hà Nội, Huế,..  với hương vị tuyệt vời. 1 trong số đó chính là phở trâu (Hải Phòng ). Phở được làm từ bánh phở, thịt trâu đã được luộc chín và những gia vị khác. Phở trâu là một món nước, vì thế sẽ ngon hơn khi ăn cùng với giá. Ăn phở trâu với gia đình không chỉ phản ánh truyền thống của ng Hải Phòng mà còn tạo nên không khí ấm cúng. Vào cuối tuần, tôi và bạn bè thường đi ra tiệm ăn phở vì phở được bán ở rất nhiều hàng quán tại vỉa hè, lề đường Hải Phòng ,.. . Phở trâu là món ăn yêu thích của hầu hết người Hải Phòng và thường được phụ vụ như bữa sáng. Hơn nữa, phở còn phổ bién ở thị trường quốc tế bởi vị ngon và giá thành phải chăng. Du khách nước ngoài đến Hải Phong và họ rất thích hương vị phở ở đây. Tôi rất tự hào về điều đó. Trong tương lai, tôi mong phở trâu sẽ càng nổi tiếng ở các tỉnh ,nước khác để họ có thể thưởng thức và hiểu hơn về văn hoá Việt nói chung và Hải Phòng nói riêng

4 tháng 6 2021

bài này có ở Lazi r có bài khác ko

8 tháng 3 2021

Tham khảo:

Ở Hà Nội có một món ăn dân dã là bún ốc nguội thì ở thành phố hoa phượng đỏ cũng có một món ăn đặc sản đã gắn bó với người dân từ lâu. Đó là bánh đa cua. Món ăn này được ví von như một thứ quà ngon của người dân Hải Phòng, bởi lúc sáng hay trưa, chiều tối, người ta vẫn có thể thưởng thức món ăn này thay cơm.

Nhìn vào một tô bánh đa cua, người sành ăn có thể đoán ra nguyên liệu làm nên món ăn này không có gì là cao sang, đắt đỏ mà chỉ là những sản phẩm của đồng ruộng như cua đồng, rau muống, rau nhút… Nhưng với sự tỉ mỉ, khéo léo, những nguyên liệu tưởng như quê mùa ấy lại làm nên một món ăn đậm đà tình quê

Trước tiên là nước dùng, có thể dùng nước xương heo nấu chung với cua cho thêm phần đậm đà. Cua đồng phải chọn loại cua béo, phần yếm đầy đặn. Sau khi rửa sạch, thịt cua sẽ được tách ra để riêng, phần thân cua giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. Khi gạn nước đã cạn, phần nước cua đem lọc qua rây hoặc vải mịn để lấy nước. Tiếp tục lọc cho tới khi hết phần thịt cua thì đem bỏ phần xác cua đó. Đem nồi nước cua đã lọc đặt trên bếp đun nhỏ lửa, khuấy đều tay để thịt cua không bị dính vào đáy nồi. Tiếp tục khuấy cho tới khi nước gần sôi thì ngừng khuấy, phần thịt cua sẽ đông lại thành từng mảng và nổi lên trên. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Phần gạch cua đem xào lên sau đó cho vào nồi nước dùng càng tăng thêm hương sắc và mùi vị.

Bánh đa cua là món ăn đặc sản của thành phố cảng không chỉ bởi nước dùng ngon mà còn đặc biệt ở sợi bánh đa nâu sậm - loại bánh được làm khá công phu. Sợi bánh không phải để khô lúc nào dùng cũng được mà phải là bánh đa tươi, làm ngày nào phải ăn hết ngày đấy. Vì thế sợi bánh đa có độ mềm và dai ăn rất ngon. Làng Dư, Hàng Kênh được xem là vùng làm bánh đa chính ở Hải Phòng. Bao năm kinh nghiệm từ khâu ngâm gạo, chế nước khi xay, pha bột và điều chỉnh lò lửa khi tráng bánh,... đều được chú ý kỹ càng để có thể làm ra những sợi bánh vừa ngon vừa dòn, vừa dai vừa quánh mà không bị cứng.

Một bát bánh đa cua ngon phải hội tụ đủ 5 màu sắc: màu hồng nâu của gạch cua, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của rau muống, rau nhút, rau cần và của miếng chả lá lốt, màu vàng của những tép hành khô giòn rụm, màu đỏ của cà chua, của ớt. Tất cả hoà chung vào một tô bánh đa cua có hương vị thơm ngon, béo ngậy chắc chắn thực khách sẽ không thể không dừng chân ngồi lại thưởng thức. Bánh đa chần sơ bỏ vào trong tô, bày các loại rau, thịt cua, chả lá lốt sao cho đẹp mắt, sau đó chan nước dùng thật nóng là nước xương và nước cua đã gạt hết bọt, mọi người sẽ bị quyến rũ bởi mùi vị của nó.

Ở Hải Phòng, món bánh đa cua kéo người sành ăn trong thời tiết oi bức của mùa hè bởi màu xanh mát rượi của rau muống xanh giòn, vào mùa đông lạnh là vị ấm áp của cua đồng béo ngậy. Thế mới biết không phải món nào đắt tiền mới ngon, mà cái ngon của món ăn thường là thứ quà quê, vì thế nó mới đủ sức lôi kéo khách phương xa mỗi khi đến thăm vùng đất cảng. Bánh đa cua - một thứ bánh mộc mạc, bình dị cũng giống như phẩm chất của người dân nơi đây đã góp phần làm nên nét đẹp quê hương xứ sở.

12 tháng 2 2022

Món này trong miền Nam chắc biết rõ chứ chị ngoài Bắc chưa được ăn bao giờ :))))

Em tham khảo mở bài của chị nhé, thiếu em cứ nói chị bổ sung:

Mở bài:

Vào mỗi dịp đầu năm mới, nếu như miền Bắc có món thịt đông, miền Trung có món chả bò thì miền Nam lại có món canh khổ qua với mong muốn những điều khó khăn trong năm cũ sẽ qua đi. Món canh khổ qua từ lâu đã trở thành món ăn không thể thiếu trong dịp tết đến xuân về của người dân Nam bộ.

Kết bài:

Mỗi vùng miền đề có các món ăn ngon với nhiều ý nghĩa khác nhau, món canh khổ qua cũng vậy. Món canh khổ qua không chỉ ngon mà còn mang lại ý nghĩa lớn đối với người dân Nam bộ. 

12 tháng 2 2022

`-` Mở bài : Trên đất nước Việt  Nam ta, có rất nhiều các món ăn đặc sắc mang tính chất riêng biệt của mỗi dẫn tộc. Đối với người dân miền Nam, vào những ngày Tết đến xuân về thì luôn có một món ăn vô cùng đặc biệt và quen thuộc. Đó chính là món khổ qua. Đây chính là món ăn gần gũi với mỗi gia đình .

`-` Kết bài : Món canh khổ qua là một món ăn vô cùng độc đáo. Canh khổ qua vô cùng đặc sắc mang hương vị thân thương, độc đáo. Đây là món  ăn ngon không thể thiếu trong những mâm cơm gia đình và mâm cổ ngày Tết. 

26 tháng 11 2018

ko chép mạng nhé!!!

24 tháng 11 2018

Nếu bạn là một người yêu nước Mỹ, yêu văn học Mỹ, không thể bỏ qua tác phẩm kinh điển này.

“Túp lều của Bác Tôm” là câu chuyện về những người da đen sống tại Mỹ trong thế kỉ XIX. Nước Mỹ tư bản bấy giờ đang trên đà phát triển công nghiệp. Kinh tế lớn mạnh dẫn đến việc thiếu trầm trọng những công nhân lao động. Một lẽ tất yếu sản sinh ra ngành dịch vụ buôn người, mà người ở đây chính là dân da đen từ Châu Phi sang. Và họ đã gọi những người khốn khổ da màu bị bắt đi khỏi đất nước, ngôi nhà, gia đình ấy là NÔ LỆ.

Đến giữa thế kỉ XIX, vì vấn đề chế độ nô lệ đã chia nước Mỹ thành 2 miền chống đối lại nhau. Miền Bắc là nơi có chủ trương xóa bỏ chế độ nay để thu hút công nhân, trong khi ấy miền Nam thì muốn giữ chặt công nhân với ruộng đất, với nghề trồng bông, duy trì chế độ này. Sự đấu tranh về tư tưởng và quyền lợi giữa hai miền đã nảy sinh ra cuộc nội chiến ở Mỹ. Rất nhiều người Mỹ sẵn sàng giúp đỡ nô lệ bỏ trốn, đưa người sang Canada (một đất nước lúc bấy giờ đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ này).

Phải nói ngay từ khi cầm quyển sách lên, nhìn tên tác giả và tên sách, mình đã hình dung đây là một nam nhà văn, và phải đến khi đọc xong hết cuốn tiểu thuyết rồi, quay lại đọc lời mở đầu, mình mới biết được thực ra người viết cuốn sách này lại là một phụ nữ. Thật tuyệt vời! Một điều kì diệu.

Câu chuyện xoay quanh những người nô lệ da đen khốn khổ và cuộc đời chìm nổi của họ. Điểm sáng trong câu chuyện chính là bác Tôm, một người nô lệ nhưng không hề có một trái tim bị nô lệ xiềng xích. Phần đầu câu chuyện bác xuất hiện chỉ như một điểm sáng nhỏ nhoi, không thực sự khiến mình chú ý, và mình nghi ngờ tại sao tên tác phẩm lại đặt là “Túp lều Bác Tôm”, liệu bác ý có thực sự là nhân vật chính không vậy? Nhưng phải đến khi khép lại cuốn sách, dịu đi nhưng cảm xúc dâng trào, mình mới thấu hiểu được dụng ý của tác giả. Càng đọc đến cuối, mình càng ngưỡng mộ con người ấy, tinh thần ấy, trái tim ấy. Một hòn ngọc không gì có thể làm vấy bẩn được. Bác đã khiến mình thay đổi tư tưởng, thái độ, suy nghĩ hoàn toàn về những người da đen, người nô lệ, sự đói nghèo, khổ đau và thất vọng cùng cực.

Một lời khuyên chân thành cho các bạn là đừng đọc bất cứ bài spoil nội dung nào hết, kể cả lời mở đầu. Hãy lao vào ngấu nghiến ngay cuốn sách này, để tận hưởng mọi cung bậc cảm xúc, để thấu hiểu phần nào cuộc sống của những người nô lệ dưới thời thực dân. Để thấy được những ánh sáng của thiên đường, của tình thương, để biết được rằng, ta gieo xuống đất một hạt mầm, chăm sóc, tưới tiêu cho nó, ắt ta sẽ được cả một khu vườn.

good luck #####