Câu 1: Thời vụ là:
A . Khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.
B .Khoảng thời gian nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng.
C .Khoảng thời gian không nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.
D. Tất cả đều sai.
Câu 2: Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần phải dựa trên các yếu tố:
A. Khí hậu. B. Loại cây trồng.
C. Tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi điạ phương. D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3: Vụ đông xuân kéo dài trong khoảng thời gian nào?
A. Tháng 4 đến tháng 7. B. Tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
C. Tháng 9 đến tháng 12. D. Tháng 6 đến tháng 11.
Câu 4: Các vụ gieo trồng trong năm ở nước ta tập trung vào các vụ sau, trừ:
A. Vụ đông xuân. B. Vụ hè thu. C. Vụ chiêm. D. Vụ mùa.
Câu 5: Hạt giống đem gieo trồng phải đạt các tiêu chí:
A. Tỷ lệ hạt nãy mầm cao. B. Không có sâu, bệnh.
C. Kích thước hạt to. D. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Có mấy cách xử lý hạt giống?
A. 4 .B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 7: Để xử lý hạt lúa, ta ngâm hạt lúa trong dung dịch fomalin trong thời gian:
A. 3 giờ. B. 4 giờ. C. 5 giờ. D. 6 giờ.
Câu 8: Có mấy phương pháp gieo giống?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9: Tỉ lệ trộn hạt cải bắp với chất TMTD để xử lý hạt cải bắp là:
A. 1 kg hạt : 1g TMTD B. 1 kg hạt : 2g TMTD
C. 2 kg hạt : 1g TMTD D. 1 kg hạt : 3g TMTD
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng về phương pháp trồng cây thủy canh, trừ:
A. Cây được trồng trong dung dịch chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
B. Phần lớn rễ cây nằm trên giá đỡ nằm ngoài dung dịch.
C.Phần lớn rễ cây nằm trong dung dịch để hút nước, chất dinh dưỡng.
D. Thường được áp dụng ở những nơi đất trồng hiếm.
Câu 11: Có mấy biện pháp chăm sóc cây trồng?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 12: Tỉa và dặm cây có tác dụng:
A. Bỏ cây yếu, cây bị sâu. B. Dặm cây khỏe vào chỗ trống.
C. Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây. D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 13: Mục đích của việc làm cỏ là:
A. Diệt cỏ dại, sâu, bệnh hại. B. Chống đổ C. Làm đất tơi xốp D. Hạn chế bốc hơi nước.
Câu 14: Mục đích của việc vun xới là:
A. Diệt cỏ dại. B. Diệt sâu, bệnh hại. C. Làm đất tơi xốp. D. Tăng bốc hơi nước.
Câu 15: Có mấy phương pháp tưới nước?
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 16: Phương pháp đưa nước vào rãnh luống(liếp) để thấm dần vào luống là phương pháp tưới gì?
A. Tưới theo hàng, vào gốc cây B. Tưới thấm C. Tưới ngập D. Tưới phun mưa
Câu 17: Phương pháp làm nước được phun thành hạt nhỏ tỏa ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới là phương pháp tưới gì?
A. Tưới theo hàng, vào gốc cây B. Tưới thấm C. Tưới ngập D. Tưới phun mưa
Câu 18: Phương pháp tưới thấm thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?
A. Cây có thân, rễ to, khỏe. B. Cây rau màu.
C. Cây lúa. D. Tất cả đều đúng.
Câu 19: Phương pháp tưới ngập thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?
A. Cây lúa. B. Cây rau màu. C. Cây có thân, rễ to, khỏe. D. Tất cả đều đúng.
Câu 20: Quy trình bón phân thúc bao gồm:
A. Bón phân. B. Làm cỏ, vun xới. C. Vùi phân vào đất. D. Tất cả các ý trên. Câu 21: Để đảm bảo được số lượng và chất lượng nông sản, cần phải tiến hành thu hoạch như thế nào?
A. Thu hoạch lúc đúng độ chín. B. Nhanh gọn.
C. Cẩn thận. D. Tất cả các ý trên.
Câu 22: Có mấy phương pháp thu hoạch nông sản? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 23: Các loại nông sản như cam, quýt, đậu xanh…được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A. Hái. B. Nhổ. C. Đào. D. Cắt.
Câu 24: Các loại nông sản như su hào, khoai mì, củ lạc, đậu phộng…được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A. Hái. B. Nhổ. C. Đào. D. Cắt.
Câu 25: Để bảo quản tốt, các hạt thóc nên được sấy khô để giảm lượng nước còn bao nhiêu %?
A. 8% B. 9% C. 12% D. 5%
Câu 26: Các loại nông sản như lúa, hoa, bắp cải…được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A. Hái. B. Nhổ. C. Đào. D. Cắt.
Câu 27: Có mấy phương pháp để bảo quản nông sản? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 28: Các loại nông sản như hoa, rau, quả.. nên được dùng phương pháp bảo quản gì là tốt nhất?
A. Bảo quản thông thoáng B. Bảo quản kín C. Bảo quản lạnh D. Tất cả đều sai.
Câu 29: Có mấy phương pháp chế biến nông sản?
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 30: Các loại nông sản như sắn, khoai hay hạt ngô, đỗ hay được chế biến bằng phương pháp nào dưới đây?
A. Sấy khô B. Chế biến thành tinh bột hay bột mịn
C. Muối chua D. Đóng hộp
Câu 31: Luân canh là
A. cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích
B. tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất
C. trồng hai loại hoa màu cùng một lúc trên cùng một diện tích
D. tăng từ một vụ lên hai, ba vụ
Câu 32: Cây ngô thường được trồng xen canh với loại cây nào?
A. Cây hoa hồng B. Cây đậu tương C. Cây bàng D. Cây hoa đồng tiền
Câu 33: Có mấy hình thức luân canh?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 34: Cây đỗ có thể luân canh với cây trồng nước nào?
A. Cây sen B. Cây bèo tây C. Cây lúa D. Cây khoai lang
Câu 35: Năm thứ 1 trồng ngô hoặc đỗ nên từ tháng mấy?
A. từ tháng 12 đến 5 B. từ tháng 1 đến 5 C. từ tháng 5 đến 8 D. từ tháng 8 đến 12
Câu 36: Ý nghĩa của biện pháp tăng vụ?
A. Tăng độ phì nhiêu B. Điều hòa dinh dưỡng đất
C. Giảm sâu bệnh D. Tăng sản phẩm thu hoạch
Câu 37: Các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp luân canh như thế nào?
A. Mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng C. Cả A và B
B. Khả năng chống sâu bệnh của cây trồng D. A hoặc B
Câu 38: Biện pháp xen canh được sử dụng để tận dụng các yếu tố nào?
A. Diện tích B. Chất dinh dưỡng C. Ánh sáng D. Cả A, B, C.
Câu 39: Ở năm thứ 2, thời gian trồng khoai lang là như thế nào?
A. từ tháng 12 đến 5 B. từ tháng 1 đến 5C. từ tháng 5 đến 8 D. từ tháng 8 đến 12
Câu 40: Tăng vụ là như thế nào?
A. Tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất B. Tăng sản phẩm thu hoạch
C. Tăng từ một vụ lên hai, ba vụ trong năm D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 41: Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất gồm:
A. Hấp thu khí Cacbonic, giải phóng khí Oxy.
B. Tán rừng và cây cỏ ngăn cản nước rơi và dòng chảy.
C. Để sản xuất các vật dụng cần thiết cho con người.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 42: Diện tích rừng tự nhiên của nước ta năm 1995 là:
A. 14.350.000 ha. B. 8.253.000 ha. C. 13.000.000 ha. D. 5.000.000 ha.
Câu 43: Tình hình rừng nước ta từ năm 1943 đến 1995 là:
A. Tăng diện tích rừng tự nhiên. B. Giảm độ che phủ của rừng.
C. Giảm diện tích đồi trọc. D. Tất cả các ý đều sai.
Câu 44: Độ che phủ của rừng năm 1943 là bao nhiêu %? A. 20% B. 28% C. 52% D. 43%
Câu 45: Diện tích đồi trọc nước ta năm 1995 là:
A. 14.350.000 ha. B. 8.253.000 ha. C. 13.000.000 ha. D. 5.000.000 ha.
Câu 46: Diện tích đất lâm nghiệp ở nước ta là :
A. 17 triệu ha. B. 18,9 triệu ha. C. 19,8 triệu ha. D. 16 triệu ha.
Câu 47: Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ gồm:
A. Lấy nguyên liệu phục vụ đời sống và sản xuất. B. Chắn gió bão, sóng biển.
C. Nghiên cứu khoa học. D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 48: Một ha rừng có khả năng hấp thu bao nhiêu kg khí cacbonic trong một ngày đêm?
A. 300 – 330 kg. B. 100 – 200 kg. C. 320 – 380 kg. D. 220 – 280 kg.
Câu 49: Rừng trên toàn thế giới chiếm bao nhiêu % diện tích mặt đất?
A. 20% B. 30% C. 40% D. 50%
Câu 50: Một ha rừng có thể lọc không khí bao nhiêu tấn bụi trong một năm?
A. 50 – 70 tấn. B. 35 – 50 tấn. C. 20 – 30 tấn. D. 10 -20 tấn.
Câu 51: Vườn gieo ươm là nơi:
A. Chăm sóc cây giống đảm bảo cây phát triển khoẻ mạnh.
B. Tạo ra nhiều giống cây mới phục vụ cho công tác trồng trọt.
C. Sản xuất cây giống phục vụ cho việc trồng cây gây rừng.
D. Tất cả đều sai.
Câu 52: Để cây giống có tỉ lệ sống cao và chất lượng tốt, nơi đặt vườn ươm phải có các điều kiện sau:
A. Gần nguồn nước và nơi trồng rừng. B. Mặt đất bằng hay hơi dốc.
C. Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại. D. Tất cả đều đúng.
Câu 53: Nơi đặt vườm ươm cần phải có độ pH bằng bao nhiêu là phù hợp?
A. 5 - 6. B. 6 – 7. C. 7 - 8. D. 8 – 9.
Câu 54: Hướng luống theo hướng nào để cây con nhận được đủ ánh sáng?
A. Đông – Tây B. Đông – Bắc C. Tây – Nam D. Bắc - Nam
Câu 55: Kích thước luống đất của nơi ươm giống là:
A. 10-15m x 0,8-1m B. 15-18m x 1-1,2m
C. 10-12m x 0,5-0,8m D. 10-15m x 0,8-1,2m
Câu 56: Đặc điểm của vỏ bầu là:
A. Có hình ống. B. Kín 2 đầu. C. Hở 2 đầu. D. A và C đúng
Câu 57: Quy trình kĩ thuật dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp gồm mấy bước?
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 58: Bón phân lót cho luống đất vườn ươm giống nên bón loại phân nào?
A. Phân đạm.
B. Phân lân.
C. Phân chuồng ủ hoại từ 5 – 7 kg/m2.
D. Phân chuồng ủ hoại từ 5 – 7 kg/m2 và supe lân từ 40 – 100 g/m2.
Câu 59: Trong quy trình kĩ thuật dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp, sau khi dọn cây hoang dại thì ta phải làm gì?
A. Đập và san phẳng đất. B. Đốt cây hoang dại.
C. Cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại. D. Không phải làm gì nữa
Câu 60: Ruột bầu thường chứa:
A. 80-89% đất mặt tơi xốp. B. 50-60% đất mặt tơi xốp.
C. 20% phân hữu cơ ủ hoại. D. 5% phân supe lân.
Câu 61: Các biện pháp kích thích hạt giống nảy mầm là:
A. Đốt hạt. B. Tác động bằng lực.
C. Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm. D. Tất cả đều đúng.
Câu 62: Mùa thu hoạch quả Thông nhựa rừng là:
A. Từ tháng 1 đến tháng 3. B. Từ tháng 4 đến tháng 6.
C. Từ tháng 8 đến tháng 9. D. Từ tháng 10 đến tháng 11
Câu 63: Mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh Miền Bắc thường từ:
A. Tháng 2 đến tháng 3. B. Tháng 1 đến tháng 2.
C. Tháng 9 đến tháng 10. D. Tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Câu 64: Loại hạt nào sau đây người ta hay chặt một đầu hạt để kích thích hạt nảy mầm?
A. Hạt lim. B. Hạt dẻ. C. Hạt trám. D. Hạt xoan.
Câu 65: Quy trình gieo hạt phải theo trình tự các bước nào sau đây:
A. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Tưới nước → Phun thuốc trừ sâu,bệnh → Bảo vệ luống gieo.
B. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Tưới nước → Bảo vệ luống gieo → Phun thuốc trừ sâu,bệnh.
C. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Phun thuốc trừ sâu,bệnh → Tưới nước → Bảo vệ luống gieo.
D. Gieo hạt → Che phủ → Lấp đất → Bảo vệ luống gieo → Tưới nước → Phun thuốc trừ sâu,bệnh.
Câu 66: Công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng gồm:
A. Che mưa, nắng. B. Bón phân, làm cỏ, xới đất.
C. Tỉa cây, phòng trừ sâu bệnh. D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 67: Trong các loại thuốc thường dùng để phòng trừ sâu, bệnh hại cây rừng Thuốc tím hay được dùng để?
A. Xử lý đất. B. Xử lý hạt.
C. Phòng trừ bệnh lở ở cổ rễ. D. Phòng trừ bệnh rơm lá thông.
Câu 68: Nồng độ của thuốc trừ sâu Fenitrothion là?
A. 0,05%. B. 1%. C. 0,06%. D. 0,5%.
Câu 69: Mùa thu hoạch quả Long não rừng là:
A. Từ tháng 1 đến tháng 3. B. Từ tháng 4 đến tháng 6.
C. Từ tháng 8 đến tháng 9. D. Từ tháng 10 đến tháng 11.
Câu 70: Mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh Miền Trung thường từ:
A. Tháng 2 đến tháng 3. B. Tháng 1 đến tháng 2.
C. Tháng 9 đến tháng 10. D. Tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Câu 71: Mùa trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là
A. Mùa xuân. B. Mùa thu. C. Mùa Hạ. D. Cả A và B đều đúng.
Câu 72: Có mấy bước trong kĩ thuật đào hố trồng cây rừng: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 73: Kích thước hố loại 1 làm đất trồng cây (chiều dài x chiều rộng x chiều sâu) là:
A. 30 x 30 x 30 cm B. 30 x 40 x 30 cm C. 40 x 40 x 40 cm D. 40 x 40 x 30 cm
Câu 74: Khi đào hố trồng cây rừng người ta đem đất màu trộn với loại phân bón gì?
A. Phân hữu cơ ủ hoai. B. Supe lân. C. NPK D. Tất cả đều đúng.
Câu 75: Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm mấy bước?
A. 4 . B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 76: Thứ tự đúng của quy trình trồng cây con rễ trần là:
A. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Vun gốc.
B. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc.
C. Tạo lỗ trong hố đất → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc.
D. Tạo lỗ trong hố đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Vun gốc.
Câu 77: Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất có yêu cầu gì?
A. Phải lớn hơn chiều cao bầu đất. B. Phải nhỏ hơn chiều cao bầu đất.
C. Phải đúng bằng chiều cao bầu đất. D. Cả A, C đều đúng
Câu 78: Khi trồng cây rừng bằng cây con rễ trần nên nhúng bộ rễ cây vào dung dịch hồ trong bao lâu?
A. 5 – 10 phút. B. 3 – 5 phút. C. 15 – 20 phút. D. 10 – 15 phút.
Câu 79: Trồng cây con rễ trần hay được áp dụng trong trường hợp:
A. Cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe. B. Đất tốt và ẩm.
C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.
Câu 80: Dung dịch hồ rễ dùng để nhúng bộ rễ của cây con rễ trần trước khi trồng gồm:
A. 50% đất mùn, 50% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.
B. 60% đất mùn, 40% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.
C. 50% đất mùn, 50% phân chuồng hoai, 2-4% supe lân và nước.
D. 40% đất mùn, 60% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.
Câu 81: Sau khi trồng cây gây rừng từ 1-3 tháng, thời gian chăm sóc cây là:
A. 3 năm. B. 4 năm. C. 5 năm. D. 6 năm.
Câu 82: Với cây trồng phân tán, làm rào bảo vệ bằng cách:
A. Trồng cây dứa dại dày bao quanh khu trồng rừng.
B. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh khu trồng rừng.
C. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh từng cây.
D. Trồng cây dứa dại dày bao quanh từng cây.
Câu 83: Số lần cần chăm sóc cây rừng sau khi trồng ở năm thứ nhất và năm thứ hai là:
A. 1 – 2 lần/năm. B. 2 – 3 lần/năm. C. 3 – 4 lần/năm. D. 4 – 5 lần/năm.
Câu 84: Các công việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng gồm mấy bước?
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 85: Số lần cần chăm sóc cây rừng sau khi trồng ở năm thứ ba và năm thứ tư là:
A. 1 – 2 lần/năm. B. 2 – 3 lần/năm. C. 3 – 4 lần/năm. D. 4 – 5 lần/năm.
Câu 86: Bao lâu sau khi trồng cây cần phải làm cỏ xung quang gốc cây?
A. 3 – 5 tháng. B. 5 – 6 tháng. C. 6 – 7 tháng. D. 1 – 3 tháng.
Câu 87: Độ sâu xới đất cần phải đạt được là:
A. 5 – 10 cm. B. 8 – 13 cm. C. 15 – 20 cm. D. 3 – 5 cm.
Câu 88: Khi chăm sóc cây rừng sau khi trồng, thời gian cần phải bón thúc là:
A. Ngay trong năm đầu. B. Năm thứ 2. C. Năm thứ 3. D. Năm thứ 4
Câu 89: Trong tỉa và dặm cây, nếu hố có nhiều cây ta phải:
A. Bón thêm phân để nuôi nhiều cây. B. Nhổ hết đi trồng lại cây mới.
C. Chỉ để lại 2 – 3 cây. D. Chỉ để lại 1 cây.
Câu 90: Trong tỉa và dặm cây, nếu hố có cây chết ta phải:
A. Không trồng cây vào hố đó nữa. B. Trồng bổ sung loài cây khác.
C. Trồng bổ sung cây cùng tuổi. D. Trồng bổ sung cây đã trưởng thành.
Câu 91: Lượng cây chặt hạ trong Khai thác trắng là:
A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.
B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.
C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.
D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.
Câu 92: Thời gian chặt hạ trong Khai thác chọn là:
A. Kéo dài 5 – 10 năm. B. Kéo dài 2 – 3 năm.
C. Trong mùa khai thác gỗ (< 1 năm). D. Không hạn chế thời gian.
Câu 93: Ở những nơi rừng có độ dốc bao nhiêu không được phép khai thác trắng?
A. >15độ B. >25độ C. >10độ D. >20độ
Câu 94: Cách phục hồi rừng trong Khai thác chọn là:
A. Trồng rừng. B. Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.
Câu 95: Lượng cây chặt hạ trong Khai thác dần là:
A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.
B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.
C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.
D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.
Câu 96: Thời gian chặt hạ trong Khai thác trắng là:
A. Kéo dài 5 – 10 năm. B. Kéo dài 2 – 3 năm.
C. Trong mùa khai thác gỗ (>1 năm). D. Không hạn chế thời gian.
Câu 97: Trong khai thác dần, để thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi cần giữ lại bao nhiêu cây giống tốt trên 1 ha?
A. 30 – 40 cây B. 40 – 50 cây. C. 50 – 60 cây. D. 60 – 70 cây
Câu 98: Lượng cây chặt hạ trong Khai thác chọn là:
A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.
B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.
C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.
D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.
Câu 99: Trong những cây sau, cây nào bị cấm khai thác:
A. Bách xanh. B. Thông đỏ. C. Sam bông. D. Tất cả đều đúng
Câu 100: Lượng gỗ khai thác chọn không được vượt quá bao nhiêu % lượng gỗ của khu rừng khai thác?
A. 35% B. 30% C. 25% D. 45%
Câu 101: Trong các loài sau, loài nào là động vật rừng quý hiếm ở Việt Nam:
A. Voọc ngũ sắc, voọc mũi hếch, công, gà lôi. B. Voi, trâu rừng, bò nuôi, sói.
C. Gấu chó, chó, vượn đen, sóc bay. D. Mèo tam thể, Cầy vằn, cá sấu, tê giác một sừng.
Câu 102: Mục đích của việc bảo vệ rừng:
A. Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.
B. Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và tốt nhất.
C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.
Câu 103: Pháp lệnh bảo vệ rừng và phát triển rừng đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và ban hành vào ngày:
A. 19-8-1991 B. 18-9-1991 C. 19-8-1993 D. 18-9-1992
Câu 104: Các hoạt động bị nghiêm cấm đối với tài nguyên rừng bao gồm, trừ:
A. Gây cháy rừng B. Khai thác rừng có chọn lọc.
C. Mua bán lâm sản trái phép. D. Lấn chiếm rừng và đất rừng.
Câu 105: Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch bảo vệ rừng như:
A. Định canh, định cư. B. Phòng chống cháy rừng.
C. Chăn nuôi gia súc. D. Tất cả đều đúng.
Câu 106: Cá nhân hay tập thể muốn khai thác và sản xuất trên đất rừng cần phải:
A. Được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép.
B. Tuân theo các quy định bảo vệ và phát triển rừng.
C. Có thể khai thác bất cứ lúc nào muốn.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 107: Loại đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng có khả năng phục hồi thành rừng gồm có:
A. Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.
B. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 20cm.
C. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.
D. Cả A, C đều đúng
Câu 108: Các biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng gồm, trừ:
A. Bảo vệ: Cấm chăn thả đại gia súc.
B. Tổ chức phòng chống cháy rừng.
C. Tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống nhỏ.
D. Phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới đất quanh gốc cây gieo giống và cây trồng bổ sung.
Câu 109: Rừng nhiệt đới trên thế giời bị pha hủy bao nhiêu % một năm?
A. 2 % B. 3 % C. 5 % D. 7 %
Câu 110: Tại Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 rừng bị phá hủy khoảng:
A. 2 triệu ha. B. 3 triệu ha. C. 4 triệu ha. D. 5 triệu ha
C
C