K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: Vì sao các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu văn trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức ?Bài 2: Về nội dung, hình thức có những phép liên kết nào ?Bài 3:Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn trích sau ?Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có...
Đọc tiếp

Bài 1: Vì sao các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu văn trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức ?

Bài 2: Về nội dung, hình thức có những phép liên kết nào ?

Bài 3:

Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn trích sau ?

Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.

Bài 4. Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích dưới đây:

 

a. Với bộ răng khỏe cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống lâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn.

 

b. Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông.

2
27 tháng 2 2022

Bài 1 : Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu văn trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức vì như vậy sẽ khiến cho các câu văn trong đoạn văn mạch lạc, không rời rạc và liền mạch hơn về cấu trục.

Bài 2: * Liên kết về nội dung có 2 phép liên kết là :

`-` Liên kết chủ đề : các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, các đoạn văn phải thể hiện được chủ đề chung của toàn văn bản.

`-` Liên kết lô - gic : các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí

* Liên kết hình thức có 4 phép liên kết là :

`-` Phép lặp

`-` Phép nối

`-` Phép thế

`-` Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.

Bài 3 : 

`-` Phép thế : "Bản chất trời phú ấy" thay thế cho "thông minh, nhạy bén với cái mới".

`-` Phép nối : Nhưng

Bài 4 : 

a, `-` Lỗi thay thế : nó (từ nó này không thể thay thế cho loài nhện)

`-` Sửa : nó `->` chúng

b,

`-` Lỗi : dùng từ không thống nhất, mạch lạc, hội trường và văn phòng là hai danh từ có nghĩa khác nhau hoàn toàn, không thể thay thế cho nhau.

`-` Sửa : hội trường `->` văn phòng.

 

27 tháng 2 2022

cảm ơn bro nhé! Tks! <3

19 tháng 2 2021

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương. Người mẹ thứ hai của em ở trường là cô Dung.  là người đã dạy em từng con chữ, dạy em cái hay của văn chương, sự kì diệu của những con số. Cô cũng là người dạy em biết cách ứng xử, biết sống đúng mực. Mỗi điều đáng quý ấy em đều khắc sâu trong lòng. Chúng là hành trang để em có thể phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa trong cuộc sống. Sau này dẫu có đi đâu bao xa em vẫn sẽ luôn nhớ về cô, người phụ nữ dịu dàng đã dạy chúng em biết bao điều quý giá trong cuộc sống.

21 tháng 2 2021

Đoạn thơ:

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô hình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

( Trích Ánh trăng- Nguyễn Duy)

 

 

 

26 tháng 2 2022

Phép liên kết:

- Phép lặp: từ "hoa"

13 tháng 5 2019

Nhung là một người bạn thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻ còm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoại cả.

Phep lap]

Phep noi=>Giup cau van sắp xếp theo trình tự triển khai chủ đề của đoạn, câu sau nối tiếp ý của câu trư

  
Câu 1: Có những phép liên kết câu và đoạn văn nào? *A. Phép lặp, phép thế, phép nối.B. Phép đồng nghĩ,a trái nghĩa, liên tưởng.C. Phép lặp, phép thế, phép nối, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.D. Phép lặp, phép thế, phép nối, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng, phép điệp.Câu 2: Giữa 2 câu: “Trong khói thuốc lá có chất ô-xít các-bon. Chất này thấm vào máu, bám chặt vào các hồng cầu không cho chúng tiếp cận ôxi...
Đọc tiếp

Câu 1: Có những phép liên kết câu và đoạn văn nào? *

A. Phép lặp, phép thế, phép nối.

B. Phép đồng nghĩ,a trái nghĩa, liên tưởng.

C. Phép lặp, phép thế, phép nối, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.

D. Phép lặp, phép thế, phép nối, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng, phép điệp.

Câu 2: Giữa 2 câu: “Trong khói thuốc lá có chất ô-xít các-bon. Chất này thấm vào máu, bám chặt vào các hồng cầu không cho chúng tiếp cận ôxi nữa.” có sử dụng phép liên kết nào? *

A. Phép lặp

B. Phép thế

C. Phép nối

D. Không có phép liên kết nào

Câu 3: Theo Video bài giảng, giữa 2 câu “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ” có sử dụng những phép liên kết nào? *

A. Phép nối, phép liên tưởng, phép đồng nghĩa.

B. Phép lặp, phép thế, phếp nối.

C. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.

D. Cả A, B, C

Câu 4: Giữa các câu trong đoạn văn cũng như giữa các đoạn văn trong một văn bản phải liên kết với nhau ở những mặt nào? *

A. Nội dung và hình thức

B. Nội dung

C. Hình thức

D. Nội dung, hình thức, các phép liên kết.

Câu 5: “Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng” trước là phép liên kết nào? *

A. Phép lặp

B. Phép thế

C. Phép nối

D. Phép liên tưởng

0