K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi:                                                  MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN       Mùa xuân đã tới.       Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.       Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.       Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường...
Đọc tiếp

1.Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi:
                                                  MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN
       Mùa xuân đã tới.
       Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.
       Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.
       Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt.
      Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.
      Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng.
      Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống thuốc.
                                                                                                          (Tô Hoài)
Những loại mưa nào được nhắc đến trong bài?

(0.5 Points)

A. mưa rào

B. mưa rào, mưa ngâu

C. mưa bóng mây, mưa đá

D. mưa rào, mưa ngâu, mưa dầm, mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi

2.Hình ảnh nào sau đây không miêu tả mưa xuân?

(0.5 Points)

A. Lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc.

B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường.

C. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt.

D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh.

3.Hình ảnh nào miêu tả sức sống của cây cối khi có mưa xuân?

(0.5 Points)

A. Mưa phùn đem mùa xuân đến

B. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy.

C. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác...

D. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm.

4.Sức sống của cây cối khi có mưa xuân được nói đến trong bài qua hình ảnh của những loài cây nào?

(0.5 Points)

A. mạ, khoai, cà chua, cây sau sau, cây nhuội, bàng, bằng lăng

B. cây sau sau, cây nhuội

C. cây sau sau, cây nhuội, bàng, bằng lăng

D. cây nhuội, bàng, bằng lăng

5.Nội dung của bài văn trên nói về điều gì?

(0.5 Points)

A. Tả mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân.

B. Vẻ đẹp của mùa xuân và sức sống của cây cối khi có mưa xuân.

C. Cảnh cây cối đâm chồi nảy lộc.

D. Khung cảnh náo nhiệt, vui tươi khi mùa xuân về.

6.Trong bài văn trên, tác giả đã vận dụng những giác quan nào để quan sát và miêu tả sự vật? 

(0.5 Points)

A. thị giác

B. thị giác, xúc giác

C. thị giác, xúc giác, thính giác

D. thị giác, thính giác

2
4 tháng 1 2022

dài quéngoam

4 tháng 1 2022

hehe

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: NGHE THẦY ĐỌC THƠEm nghe thầy đọc bao ngàyTiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhàMái chèo nghiêng mặt sông xaBâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưaNghe trăng thở động tàu dừaRào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trờiThêm yêu tiếng hát nụ cườiNghe thơ em thấy đất trời đẹp raĐêm nay thầy ở đâu rồiNhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe...(Trần Đăng Khoa) Câu 1 (2 điểm). Bài...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

NGHE THẦY ĐỌC THƠ

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát nụ cười
Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra

Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe...

(Trần Đăng Khoa)

 

Câu 1 (2 điểm). Bài thơ viết theo thể thơ nào? Chỉ ra đặc điểm cụ thể của thể thơ ấy trong bài thơ.

Câu 2 (1 điểm). Phân tích tác dụng của việc sử dụng biện pháp điệp ngữ trong bài thơ.

Câu 3 (1 điểm). Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:

Thêm yêu tiếng hát nụ cười

Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra”

Câu 4 (1 điểm). Hiểu được nội dung bài thơ; theo em, cần phải thể hiện tình cảm đối với thầy cô giáo của mình như thế nào

1
20 tháng 12 2021

nhanh nhé

 

 Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:                                       THÁNG 3                         Sau làn mưa bụi tháng ba                    Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu                         Nền trời hừng hực sáng treo                    Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.                                                                     1972                                                           ( Trần Đăng...
Đọc tiếp

 Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

                                       THÁNG 3

                         Sau làn mưa bụi tháng ba

                    Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu

                         Nền trời hừng hực sáng treo

                    Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.

                                                                     1972

                                                           ( Trần Đăng Khoa)

a. Tìm những biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó.

b. Từ nội dung của phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cảnh một buổi chiều cuối xuân đầu hạ ở một làng quê Việt Nam.

                       ( GIÚP MIK VS Ạ, MIK CẦN TRC 8H TỐI NAY Ạ)

1
15 tháng 2 2023

a. BPNT: so sánh và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

- So sánh:

Tác dụng: Làm cho hình ảnh "lá tre", "nền trời" trở nên sinh động, được miêu tả cụ thể hóa rõ ràng từ đó tăng giá trị gợi hình và hấp dẫn người đọc.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

Tác dụng: giúp cho câu thơ trở nên đa dạng, gợi lên nhiều chiều cảm nhận của tác giả về khung cảnh sau cơn mưa bụi.

b.

Dàn ý:

- Giới thiệu câu thơ phần đọc hiểu.

- Cảm nhận:

+ Khung cảnh: 

-> Ánh nắng: tia nắng dịu dàng áng xuống con đường làng, rọi lên một vẻ đẹp giản dị thân thuộc với em.

-> Bầu trời: ngả màu vàng xanh như lỏng đỏ trứng gà được hòa vào nét mực xanh.

--> Cảnh đẹp huyền ảo, lung linh say đắm lòng người.

-> Con vật, thực vật:

--> Cây bàng rung rinh theo gió, lặng lẽ quan sát cảnh chiều.

--> Tiếng con chim về tổ sau ngày kiếm ăn.

--> ...

-> Hoạt động con người

=> Sd BPTT so sánh, nhân hóa.

- Khẳng định lại vẻ đẹp của khung cảnh này.

2 tháng 5 2022

Câu 1: Thể thơ bốn chữ

Câu 2: Hình ảnh đối lập là "Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy"

Câu 3: Nhấn mạnh về độ nóng của nước

Câu 4: Khẳng định "hạt gạo làng ta" có giá trị rất lớn, phải mất rất nhiều mồ hôi nước mắt của người nông dân để có được hạt gạo

  PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm)Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“… Quê hương là vòng tay ấmCon nằm ngủ giữa mưa đêmQuê hương là đêm trăng tỏHoa cau rụng trắng ngoài thềm.…Quê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôiQuê hương nếu ai không nhớSẽ không lớn nổi thành người.”(Trích bài thơ “Quê hương” - Đỗ Trung Quân)Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn...
Đọc tiếp

 

 

PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“… Quê hương là vòng tay ấm

Con nằm ngủ giữa mưa đêm

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.”

(Trích bài thơ “Quê hương” - Đỗ Trung Quân)

Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2: (1.0 điểm) Xác định nội dung của đoạn thơ?

Câu 3: (2.5 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?

Câu 4: (2.0 điểm) Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm) Từ nội dung đoạn thơ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người.

Câu 2 (10.0 điểm) Hoài Thanh nhận xét: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

1
21 tháng 1 2022

Tham Khảo 
 

1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm                             

2.  - Đoạn thơ đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó tha  thiết, sâu nặng với quê  hương của tác giả.

3. - Biện pháp tu từ: 

+ Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần.

+ So sánh: Quê hương là vòng tay ấm; là đêm trăng tỏ; như là chỉ một mẹ thôi.

- Tác dụng: 

Nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết. 

4. + Vai trò của quê hương.

     + Giáo dục tình yêu quê hương.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ câu“Ơi cơn mưa quê hươngĐã ru hát tâm hồn ta từ thưở béĐã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm héNghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừaThấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưaTa yêu quá như lần đầu mới biếtTa yêu mưa như yêu gì thân thiếtNhư tre, dừa như làng xóm quê hươngNhư những con người biết mấy yêu thương.(Lê Anh Xuân)Câu 1. PTBĐ  chính và thể...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ câu

“Ơi cơn mưa quê hương

Đã ru hát tâm hồn ta từ thưở bé

Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé

Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa

Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa

Ta yêu quá như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết

Như tre, dừa như làng xóm quê hương

Như những con người biết mấy yêu thương.

(Lê Anh Xuân)

Câu 1. PTBĐ  chính và thể thơ? 

Câu 2. Những hình ảnh nào thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả? Nêu nội dung chính của văn bản. 

Câu 3. Xác định 2 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong 4 dòng thơ cuối của văn bản trên. 

Câu 4. Em  hiểu như thế nào về 2 câu thơ sau : “Ơi cơn mưa quê hương - Đã ru hát tâm hồn ta từ thưở bé”.

Câu5. Từ “ơi” thuộc từ loại nào?

Câu 6. Các danh từ nào có trong câu thơ số 1.

Câu 7. Các động từ nào có trong câu thơ

“Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa”

1
24 tháng 3 2022

C1: biểu cảm , thể thơ tự do

C2:

Cơn mưa quê hương được gợi ra qua hình ảnh tiếng mưa rơi trên tàu chuối , bẹ dừa. 

nội dung chính:Đoạn thơ là những hoài niệm của nhân vật trữ tình về quê hương, tuổi thơ êm đẹp với những trò chơi dân dã, những đêm mưa dịu mát cả tâm hồn.

C3:Biện pháp so sánh "Mưa là khúc nhạc của bài ca êm mát",  

điệp từ : "Ta yêu" , " như"

C4:

Những hình ảnh đó là những hình ảnh gần gũi quen thuộc giúp tác giả thể hiện tình yêu quê hương tha thiết cùng sự gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương.

C5: thuộc từ loại : thán từ

C6 : C7 bạn tự làm nha.

Đề 1: Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tanĐâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang san ta đổi mớiĐâu những bình minh cây xanh nắng gộiTiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừngĐâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,                         Để ta chiếm lấy riêng phần...
Đọc tiếp

Đề 1: Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

                         Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

                        – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

 Câu 1 ( 0,75 điểm)Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào ? Của ai ? xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên ?

Câu 2 ( 0,75 điểm) Ghi lại những câu nghi vấn trong đoạn thơ trên. Những câu đó được dùng để làm gì?

Câu 3 ( 1,0 điểm) Có thể thay thế từ  “mảnh” trong câu thơ: “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” bằng từ nào ? Có nên thay thế như vậy không ? Vì sao?

Câu 4 ( 2,5 điểm) Cho câu chủ đề sau: “ Đoạn thơ trên đã khắc họa đậm nét vẻ đẹp của bộ tranh tứ bình”. Hãy viết tiếp câu chủ đề trên để tạo thành 1 đoạn văn khoảng 10 câu

0