K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Võ Thị Sáu  sinh năm 1933, là con ông Võ Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Đậu.Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhiều tài liệu ghi nguyên quán của cô tại xã Phước Thọ (thuộc tổng Phước Hưng Hạ), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Một số tài liệu khác ghi nguyên quán của cô tại xã Long Mỹ (thuộc tổng Phước Hưng Thượng), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc xã Long Mỹ, cũng thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sinh ra trong một gia đình nghèo, thân phụ làm nghề đánh xe ngựa chở khách thuê đi Long Điền, Phước Hải, thân mẫu buôn bán bún bì chả tại chợ Đất Đỏ, từ nhỏ, cô phải phụ giúp cha mẹ để sinh kế. Năm cô lên 4 tuổi, gia đình cô đã thuê một căn nhà thuộc dãy phố chợ do làng xây dựng để cho thuê mướn. Căn nhà này nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, được chính quyền Việt Nam cho phục dựng để làm nhà lưu niệm về cô.

16 tháng 3 2018

Võ Thị Sáu[2] sinh năm 1933, là con ông Võ Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Đậu.[3] Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhiều tài liệu ghi nguyên quán của cô tại xã Phước Thọ (thuộc tổng Phước Hưng Hạ), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.[4] Một số tài liệu khác ghi nguyên quán của cô tại xã Long Mỹ (thuộc tổng Phước Hưng Thượng), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc xã Long Mỹ, cũng thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.[3]

Sinh ra trong một gia đình nghèo, thân phụ làm nghề đánh xe ngựa chở khách thuê đi Long Điền, Phước Hải, thân mẫu buôn bán bún bì chả tại chợ Đất Đỏ, từ nhỏ, cô phải phụ giúp cha mẹ để sinh kế. Năm cô lên 4 tuổi, gia đình cô đã thuê một căn nhà thuộc dãy phố chợ do làng xây dựng để cho thuê mướn. Căn nhà này nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, được chính quyền Việt Nam cho phục dựng để làm nhà lưu niệm về cô.[5]

Xem thêm tại : https://vi.wikipedia.org/wiki/Võ_Thị_Sáu

24 tháng 3 2021

Bạn tham khảo nhé !

Kính thưa........

Mục đích chính của việc cắm trại là hoạt động cần thiết trong giáo dục ngoại khóa, là dịp để chúng em có thể cùng sinh hoạt tập thể, giúp chúng em có những giây phút vui chơi, giải trí sau những tháng ngày học tập căng thẳng.. Quan trọng hơn, đây còn là dịp để chúng em cùng nhau ôn lại truyền thống của Đoàn, có thêm những hiểu biết về Đoàn ta. Cũng chính vì những lí do đó, chúng em không đầu tư quá mức vào việc làm trại mà gây nên lãng phí, cũng như ảnh hưởng đến việc học hành. Dù vậy, tất cả các thành viên chi đội......đều cố gắng, cùng nhau góp sức để xây nên ngôi nhà chung này. Tuy có phần đơn sơ, giản dị với những vật liệu có sẵn, nhưng tràn đầy ý nghĩa, tượng trưng cho tình đoàn kết keo sơn bền chặt của chi đội. Và giờ đây! Xin mời quý ban giám khảo cùng các thầy cô hướng mắt nhìn về cổng trại của lớp chúng em! Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đã xuất hiện rất nhiều những anh hùng, thiếu niên, sẵn sàng hi sinh thân mình để gìn giữ non sông, tổ quốc như Trần Quốc Toản, La Văn Cầu, Kim Đồng, Võ Thị Sáu .... Và có một đóa hoa cháy sáng rực trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đã tự đốt mình để lao vào phá hủy một kho xăng giặc. Hôm nay, trại chúng em vinh dự được mang tên anh - Lê Văn Tám!

 

Không biết đã từ bao lâu rồi! Khi còn quàng trên vai chiếc khăn đỏ thắm của Đội TNTPHCM, chúng em đã được nghe được những lời ca còn vang vọng đâu đây: "Em nhớ nhất một chuyện năm xưa! Ở miền Nam, một ngày kia bỗng kho xăng giặc cháy tan tành! Ai đã ghi công đầu nơi đây thật oanh liệt ! Tuổi 13 chính tên gọi Lê Văn Tám!” Lời bài hát gợi trong lòng mỗi chúng em có cái gì đó thật nghẹn ngào với cảm xúc dâng đầy! Ngay những ngày còn là đội viên, chúng em đã biết đến tấm gương sáng của anh! Đã dám xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc khi chỉ mới 13 tuổi! Dẫu giờ đây anh đã hòa mình vào hồn sông núi! Nhưng hình ảnh ngọn đuốc sáng” vẫn còn tồn tại mãi mãi trong lòng mỗi người Đội viên, Đoàn viên chúng em!Tên anh được đặt trang trọng ngay giữa cổng trại với màu đỏ rực như ngọn lửa đang cháy mãnh liệt trên nền màu xanh thanh niên thể hiện ý chí đấu tranh, tinh thần yêu nước bất khuất của anh mãi mãi trường tồn cùng các thế hệ Đoàn viên! Đôi bàn tay phía dưới chỉ sự đón nhận một cách trân trọng công ơn của anh, đã hi sinh xương máu của mình để đổi lấy sự tự do, hạnh phúc cho thế hệ sau này! Đôi bàn tay như nâng ngọn lửa lên cao hơn thể hiện sự quyết tâm cố gắng noi theo tấm gương của anh. Trên cao nhất là chiếc huy hiệu của Đoàn TNCSHCM như ánh sáng Mặt Trời! Soi sáng đường đi cho các thế hệ Đoàn viên vững bước tiến tới! Khung trại có dạng………………….! Tượng trưng cho đôi cánh của những chú chim đầu đàn đang dang rộng ra như chuẩn bị bay vào trời xanh! Giống như thế hệ thanh niên ngày nay! Càng phải ra sức nỗ lực học tập để hội nhập quốc tế, để sánh vai với các cường quốc năm châu!

 

Tiếp theo mời ban giám khảo và quý thầy cô cùng vào trong để tham quan trại của chúng em! Ngay giữa trại là bàn thờ cùng lá cờ Tổ Quốc thiêng liêng ! Bên dưới là ảnh của Bác, xung quanh là những đóa hoa tươi thắm mà chúng em dâng lên cho Bác! Người cha già của cả dân tộc Việt Nam! Xung quanh trại là những dãy cờ hoa đầy màu sắc mà chúng em trang trí cho trại của mình. Tuy có phần đơn giản, không cầu kì. Nhưng nó được làm bằng tất cả tấm lòng! Làm bằng những giọt mồ hôi, làm bằng những đôi tay của các thành viên của chi đội........, nó mãi mãi sẽ tồn tại trong kí ức của từng thành viên của chi đoàn chúng em. Chúng em xin cảm ơn nhà trường đã tổ chức một ngày sinh hoạt ngoại khóa đầy ý nghĩa dành chúng em. Chỉ còn hai năm nữa là chúng em phải rời xa ngôi trường THCS........ mến yêu! Với biết bao kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò! Năm học đang dần trôi qua, kì thi học kì đang sắp đến! Chúng em xin hứa sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc học tập, để sau năm học này, tất cả các thành viên của lớp đều đạt loại khá giỏi. Để không phụ lòng thầy cô, cha mẹ đã dày công dạy dỗ! Do đây là lần đầu tiên lớp chúng em làm trại, chắc còn nhiều điều chưa được tốt. Mong ban giám khảo và quý thầy cô thông cảm và bỏ qua cho. Phần thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Kính chúc ban giám khảo cùng quý thầy cô dồi dào sức khỏe!

 

Xin chúc hội trại thành công tốt đẹp!

Xin cảm ơn quý ban giám khảo, quý thầy cô, cùng các bạn đã lắng nghe. Em xin hết!

11 tháng 10 2021

đừng chép từ mạng nhe

20 tháng 10 2021

chị Võ Thị Sáu là người dũng cảm ......

31 tháng 10 2023

Đất nước Việt Nam có rất nhiều vị anh hùng. Trong đó, Võ Thị Sáu chắc hẳn là nữ anh hùng vô cùng nổi tiếng, được mọi người biết đến với lòng dũng cảm, gan dạ.

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952. Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Những câu chuyện kể về chị Võ Thị Sáu vẫn còn được lưu truyền.

Ngay từ khi còn nhỏ, Võ Thị Sáu đã theo anh gia nhập Việt Minh. Chị gia nhập vào đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp. Chị còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.

Vào tháng 7 năm 1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Dù nhiệm vụ gian nan, có phần nguy hiểm nhưng chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này. Chị nhận lựu đạn, giấu vào góc chợ gần khán đài từ nửa đêm. Sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân. Xe tỉnh tới, chị tung lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh. Hai tổ công an xung phong đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh, đồng thời hỗ trợ cho chị Sáu rút an toàn. Người của Việt Minh được bố trí trong đám đông hô to “Việt Minh tiến công” và hướng dẫn người dân giải tán. Sau nhiệm vụ này, chị Sáu được tuyên dương khen ngợi và giao nhiều nhiệm vụ quan trọng khác.

Sau này, chị bị địch bắt, đày đến nhà tù ở Côn Đảo. Dù chị bị xử tử hình, nhưng vẫn giữ được khí tiết của người cách mạng. Chị Võ Thị Sáu được truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vào năm 1993.

26 tháng 4 2016

Có một tiếng hát đã trở thành câu chuyện thần thoại lan tỏa trong không gian và thời gian, làm rung động con tim mỗi người khi nghĩ về người con gái kiên cường, bất khuất, người anh hùng "đã chết cho mùa lê-ki-ma nở". Tấm gương chị Võ Thị Sáu lạc quan, yêu đời, luôn tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng, chấp nhận hy sinh đời mình vì tương lai tươi sáng của dân tộc vẫn còn vang mãi một lời ca.

 

 

Nghĩ về chị Võ Thị Sáu, làm sao mà tôi cứ nhớ tới mùa lê-ki-ma vàng hượm trong những vườn hoa trái trĩu quả của đất miền Nam cùng lời ca trữ tình từ bài hát: "... người anh hùng đã chết cho mùa lê-ki-ma nở. Chị Sáu đã hy sinh rồi...".

Chị Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933 (có tài liệu ghi năm 1935), quê ở xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 1947, qua nhiều lần thử thách, chị đã được kết nạp vào Đội công an xung phong Đất Đỏ. Chị đã dũng cảm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao như giao liên, mua hàng tiếp tế cho các tổ chức cách mạng. Năm 1948, chị tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng, rồi cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỉ niệm quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức, đã trực tiếp diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu.

Tại phiên chợ Tết năm 1950, vừa ném lựu đạn vào tốp lính Ngụy tại chợ Đất Đỏ thì chị bị bắt. Do chưa đủ tuổi nên chị bị giam ở Bà Rịa, sau đó chuyển đến các khám Sài Gòn, Chí Hòa. Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng Võ Thị Sáu vẫn giữ vững khí tiết của người công an cách mạng. Pháp không khai thác được thông tin gì và kết án tử hình – vụ án này đã gây chấn động dư luận lúc bấy giờ. Ngày 21/1/1952 chị bị đưa lên tàu đày ra Côn Đảo và bị bắn ngày 23/1/1952.

 

Người con gái 16 tuổi đời bước ra pháp trường Côn Đảo trong cái ánh nắng nhập nhoạng lành lạnh một sớm còn đầy rẫy sắc xuân năm Nhâm Thìn, với bộ quần áo trắng tinh, mái tóc vừa gội thơm mùi hương lá bồ kết xõa ngang lưng, trên cài một bông hoa tươi thắm. Gió biển trong mát thổi trên cồn cát Côn Đảo năm ấy, làm tung bay mái tóc thề của cô gái, và nếu như khoa học viễn tưởng trở thành hiện thực thì chúng ta có thể thu lại được giọng hát của chị Sáu còn lan tỏa lên các vì sao theo vòng tròn làn sóng, mà tâm điểm là khu nghĩa trang Hoàng Dương, ngày nay đã trở thành khu di tích bảo tồn của lịch sử cách mạng hiện đại Việt Nam.

Bốn giờ sáng, xếp Lé mở cửa xà lim. Chị Sáu đã sẵn sàng trong bộ quần áo bà ba trắng. Chúa đảo Jatty, chánh án, đội lính hành quyết và cố đạo Pháp... bọn chúng đến đông đủ vì hiếu kỳ? Vì ngạc nhiên? Vì kính phục? Vì đầu tiên có một người phụ nữ còn dưới tuổi thành niên bị bắn ở ngoài đảo khơi xa cách đất liền này. Chúng sợ việc hành quyết chị Sáu trong đất liền sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu, Jatty hỏi chị Sáu:

- Có khai gì nữa không? 

- Không.

Chúa ngục rót rượu đưa mời chị Sáu:

- Một lát nữa cô sẽ bị xử bắn. Cô uống đi một cốc, hơi rượu sẽ làm cô thêm can đảm.

Chị Sáu mỉm cười, trả lời:

- Rất cảm ơn? Nếu các ông cần rượu để có thêm can đảm, xin mời cứ tự nhiên.

Chúa ngục kinh ngạc, trố mắt nhìn cô gái.

Bọn chúng dẫn chị đi trước, hai tay không bị xích. Xếp Lé đeo súng đi kèm. Tiếng hát vang lên... Tiếng hát của một người con gái đi đến nơi hành quyết. Chao ôi? Có biết bao nhiêu là tiếng hát ở trên cõi đời này, trong cuộc sống ồn ào này, bằng các thứ tiếng khác nhau, nhưng tôi đoán chắc là không có giọng hát nào xúc động lòng người bằng giọng hát của chị Võ Thị Sáu trên đường đến pháp trường hôm đó. Chị đã bước đến cái chết bằng lời ca. Con người ta không thể tự chọn cách thức mình sinh ra, nhưng lại có thể tự chọn lý tưởng để sống, và tự chọn cách thức để kết thúc cuộc đời.

Tiếng hát đã trở thành một câu chuyện thần thoại lan tỏa trong không gian và thời gian, làm rung động con tim những người con trai, con gái đang thổn thức yêu đương, tiếng hát làm nhòa nước mắt các bà mẹ những người đã hai thứ tóc trên đầu lúc nào cũng lo lắng hạnh phúc cho con cháu, tiếng hát nâng đỡ những người ngã xuống đứng lên, những người chán nản thêm hy vọng, những người nhụt chí hãy vững vàng... Nếu được làm phim về chị Võ Thị Sáu, tôi sẽ cho đi trong tiếng hát đó là bàn tay đưa lên giựt khăn bịt mắt của anh Nguyễn Văn Trỗi, là nụ cười của chị Võ Thị Thắng, là câu nói "hành động vì dân tộc tôi" của anh Nguyễn Thái Bình... là những câu nói, những hành động còn mãi với thời gian.

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc bất khuất?

Cố đạo Tây xin phép được làm lễ rửa tội cho chị Võ Thị Sáu. Chị nói:

- Tôi không có tội. Yêu nước không phải là một tội.

Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi lời ca 
Có con người như chân lý sinh ra...

Đúng như vậy, về mặt một ý nghĩa nào đó chị Võ Thị Sáu của chúng ta không chết. Chị sẽ sống cùng lịch sử cách mạng Việt Nam. Chị đã làm rạng rỡ cho non sông đất nước này, tô điểm cho khuôn mặt tuổi trẻ Việt Nam dám ngẩng cao sánh vai cùng tuổi trẻ năm châu trong lịch sử chống phát xít và đế quốc thực dân trên hành tinh trái đất. 

Tuổi trẻ Việt Nam sau chiến tranh nghĩ gì và làm gì bây giờ? Trước những thách thức về kinh tế, trước những biểu hiện tiêu cực của cuộc sống, có khi nào chúng ta đã chán nản, thiếu lòng tin, thất vọng, bi quan, nếu có giây phút nào như thế, bạn hãy nghĩ đến Võ Thị Sáu. Chị Sáu sẽ kể với bạn rằng, lúc nào chị cũng lạc quan, cũng tin tưởng vào thắng lợi, ngay cả lúc phải trả giá cho tương lai bằng sinh mạng duy nhất của chính mình.

Nhìn những người đang đào huyệt cho chị, chị dừng lại hỏi họ:

- Huyệt của tôi?

Những người tù đào huyệt nghẹn ngào không dám trả lời.

Chị rút bông hoa gài trên mái tóc, đưa cho mấy người tù.

- Tặng mấy anh bông hoa này. Cảm ơn mấy anh đã đào huyệt cho tôi. Hôm nay mấy anh mới đào một cái nhỏ. Nhưng ngày mai, mấy anh cần đào một cái huyệt thật to...

Những người tù ngơ ngác nhìn nhau. Chị Sáu nháy mắt, hất hất về phía bọn Pháp:

- Một cái huyệt thật to để chôn những kẻ bắn tôi hôm nay...

Mùa hoa lêkima nở 
Quê ta miền đất đỏ
Sông núi vẫn nhớ tên người anh hùng
Đã chết cho đời sau...

26 tháng 4 2016

Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu, sống ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ,tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương[3].

Mới 14 tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia Việt Minh trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950 tại Trận chiến Võ Thị Sáu bị chính quyền Pháp bắt sau khi đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng. Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 16 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang khẳng định: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị đã thét lớn: "Ta còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!". Tiếp đó là tiếng hô: "Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!"[4].

Tòa án binh Pháp kết án tử hình chị vào tháng 4 năm 1951. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ởCôn Đảo. Dù các luật sư biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đem chị đi thủ tiêu. Một giai thoại kể khi nhóm đao phủ bảo chị quỳ xuống, chị đã quát lại: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!".[5]

Vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, Chị bị xử bắn tại Côn Đảo[6]. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm 22, chị hát những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hùng binh... Khi lắng nghe thấy bước chân đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em đồng chí trong ngục cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca - bài hát dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường.

Trước khi bị bắn, viên cố đạo làm lễ rửa tội,hắn nói:"Hãy để cha rửa tội cho con.". Chị gạt phắt lời viên cha cố: "Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội.". Cố đạo kiên nhẫn thuyết phục: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?". Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và mặt tên chánh án, trả lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước". Ra đến pháp trường, chị nói: "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!". Nói xong, chị bắt đầu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, chị ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng:"Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!"[4]

Mộ của Võ Thị Sáu hiện đang còn ở Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo.

28 tháng 3 2022

chị là người rất dũng cảm..........

28 tháng 3 2022

tham khảo

Qua quá trình chiến đấu chống quân thù của chị được lịch sử ghi lại, chị được biết đến là nữ chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, không sợ bất cứ kẻ thù nào, lòng dũng cảm của chị khiến người đời sau phải nể phục

25 tháng 2 2018

Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ, cha làm nghề đánh xe ngựa, mẹ bán bì bún tại chợ Đất Đỏ; đầu năm 1946, thực dân Pháp trở lại chiếm các địa bàn tại Bà Rịa lần thứ hai, trong đó có Đất Đỏ. Chi Sáu lúc ấy cũng vừa tròn 13 tuổi, với bản chất thật thà, hiền lành và chất phát, yêu quê hương, đất nước, nên nhìn thấy những cảnh giết người, cướp của tàn bạo của bọn lính Pháp, trong lòng chị đã hình thành một ý chí căm thù mãnh liệt, sâu sắc bọn thực dân xâm lược.

Trước sự đau thương và mất mát của quê hương, đã thúc đẩy các tầng lớp nhân dân trong huyện tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có chị Võ Thị Sáu; cuộc đời chị Sáu gắn bó cách mạng kể từ đó. Năm 1947, lúc 14 tuổi Sáu vừa làm nhiệm vụ mua hàng, vừa làm nhiệm vụ giao liên để nắm tình hình địch và làm mật hộ viên công an xung phong Đất Đỏ. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng chị rất mưu trí, lanh lẹ và chị luôn hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Năm 1949, chị đã trở thành người đội viên công an xung phong Đất Đỏ. Chị đã dũng cảm, sáng tạo và luôn hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ công an xung phong, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, trong đó nổi bật nhất là trận đánh diệt tên cai tổng nổi tiếng ác ôn ở Đất Đỏ vào năm 1949 và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do Pháp thực hiện tại huyện. Vì vậy, bọn thực dân Pháp vô cùng lo sợ và căm tức đối với hoạt động của đội công an xung phong mà tiên phong là chị Võ Thị Sáu, nên từ đó, bọn chúng ra sức truy lùng ráo riết.

Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc, hơn một tháng bị giam giữ tại nhà tù Đất Đỏ và khám đường Bà Rịa, địch dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của chị, sau đó bọn chúng đưa chị về giam giữ ở khám Chí Hòa. Mặc dù bị địch giam giữ nhưng chị Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và cùng các chị, em trong tù đấu tranh buộc địch phải cải thiện cuộc sống trong nhà tù. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và không nao núng của chị Sáu cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng, nhưng thực dân Pháp cùng bọn tay sai vẫn kết án tử hình và đày chị ra Côn Đảo.

25 tháng 2 2018

lớp mấy

4 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1935 mất ngày 23 tháng 3 năm 1952, là một nữ anh chiến sĩ được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cô quê ở vùng Đất Đỏ, Long Điền, tỉnh Bà Rịa (nay thuộc xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Năm 1949 cô tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950, khi mới 15 tuổi cô bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết một Cai Tổng Tòng quan ba và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. Tuy nhiên, các luật sư biện hộ cho cô phản đối án tuyên này với lý do cô chưa đủ 18 tuổi. Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng.

4 tháng 7 2021

thanks.

30 tháng 3 2023

1. Ôi, chị Võ Thị Sáu thật quả cảm!
2.
hồn nhiên = ngây thơ
kinh ngạc = ngạc nhiên
gan dạ = dũng cảm 
hiên ngang = tự tin

30 tháng 3 2023

giúp mình ạ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!