bố cục của kieu bài nghị luận về truyện hoac doan trich
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý
I. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Sự đồng cảm và sẻ chia trong xã hội.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ.
- Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn...
- Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết “học cách đồng cảm và sẻ chia”, trái đất này sẽ thật là “thiên đường”.
2. Bình luận
a. Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia
- Sẻ chia về vật chất: giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.
- Sẻ chia về tinh thần: ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.
b. Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau
- Đối với người nhận (...)
- Đối với người cho (...)
- Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay (...)
c. Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất “người”, kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.
- Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn… Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.
- Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
III. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề: vai trò của đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.
- Bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm logic, mạch lạc, vừa có sự tiếp nối bổ sung, giải thích cho nhau
- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn nhận thức mới mẻ, tư tưởng, tình cảm của cá nhân, nghệ sĩ
- Tiếng nói của văn nghệ cần thiết với cuộc sống con người, trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến
- Văn nghệ có sức mạnh cảm hóa, sức lôi cuốn kì diệu, bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người bằng rung cảm sâu xa
***Bố cục của văn nghị luận:
Nêu vấn đề (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.Giải quyết vấn đề (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.Kết thúc vấn đề (phần còn lại): Nhiệm vụ cần phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.***Trình tự lập luận của văn nghị luận:
1. Diễn dịch: Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn có câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thế ý nghĩa của câu chủ đề làm rõ cho câu chủ đề.
2. Quy nạp: Đoạn văn quy nạp là đoạn văn trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ ý chi tiết đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
3. Song hành: Không có câu chú đề. Có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh, của chù đề đoạn văn, làm rõ nội dung đoạn văn.
4. Móc xích: Là đoạn văn mà các ý gối đẩu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ơ câu trước và câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề.
5. Tống – phân – hợp: Câu chủ đề nằm ở đầu và cuối đoạn.
Đặc điểm của văn bản nghị luận. Muốn có sức thuyết phục thì luận điểmphải đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục. Luận cứ có vai trò làm cơ sở cho luận điểm, luận cứ cũng phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu thì luận điểm mới có sức thuyết phục.
– Lập luận của toàn bài, lập luận chiều dọc: Quan hệ tổng phân hợp.
- Bố cục ba phần :
+ Mở bài: lập luận theo quan hệ tương phản.
+ Kết bài: lập luận theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.
tham khảo
Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội:
- Lựa chọn vấn đề: Có tính thời sự và ý nghĩa
- Bố cục bài viết: đảm bảo 3 phần, mở bài thân bài và kết bài.
- Lựa chọn và nêu bằng chứng: lựa chọn bằng chứng tiêu biểu, xác thực và nhiều người biết đến.
- Diễn đạt: lời văn ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.Ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội hay chưa?
- Ngữ liệu trên đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội:
+ Đã nêu và giải thích được vấn đề cần nghị luận.
+ Có hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ, bằng chứng thuyết phúc, xác thực, gần gũi.