K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2022

tham khảo

Đền Đuổm (xã Động Đạt, huyện Phú Lương) (Nguồn: Nguyễn Đức Hạnh, Đại học Thái Nguyên) Ngày xưa có một gia đình nghèo khổ. Hai vợ chồng chỉ sinh được một người con trai. Khi người con mới lên hai tuổi thì người bố qua đời. Hai mẹ con tần tảo nuôi nhau. Trên núi Đuổm ngày ấy có một bầy tiên nữ xuống đánh cờ. Chàng trai nhà nghèo lớn lên cũng làm cái nghề của bố, ngày ngày chàng lên rừng lấy củi về bán, lấy tiền nuôi mẹ già. Chàng trai còn là người có tư chất thông minh, tuấn tú, hiếu học nên chàng chỉ tự học mà đã tinh thông các ban võ nghệ, lại giỏi văn chương thơ phú. Tương truyền có lần chàng đã giết được một con hổ thọt thành tinh chuyên ăn thịt người trên núi Cấm, trừ hoạ cho mọi người nên dân trong vùng ai nấy đều mến phục. Đương khi thấy dân làng nghèo khổ mà chàng chưa nghĩ được kế giúp người già, con trẻ thì tình cờ một hôm lên núi Đuổm, chàng gặp bảy nàng tiên. Sau khi hỏi han trò chuyện về gia cảnh, chàng được nàng tiên thứ bảy đem lòng yêu mến. Một hôm nàng nghe chàng kể về ý muốn cứu dân, nàng bèn cởi tấm áo đang mặc trên mình trao cho chàng trai và dặn rằng: "Chàng hãy mặc áo này vào thì mọi người sẽ không còn nhìn thấy chàng, chàng có thể vào kho báu của nhà vua lấy vàng bạc về cho mọi người". 21 Từ đó, chàng nghèo khổ nọ đã nhiều lần lấy được của cải nhà vua phân phát cho người nghèo. Kho báu của nhà vua ngày càng vơi. Nhà vua tra khảo lính canh thì bọn họ dập đầu kêu oan. Trong bọn có người nói: ngày ngày anh ta chỉ thấy có mỗi một con bướm bay ra, bay vào nhà kho, chứ tuyệt nhiên không thấy bóng một người qua lại. Nhà vua bày kế bắt con bướm. Thế là chàng trai mồ côi tốt bụng bị nhốt vào cũi, giải về kinh đô. Tại sao lại có chuyện con bướm bay vào bay ra và con bướm đó lại là chàng trai? Có người chưa hiểu cho là áo ma. Thật ra đó chính là vì chàng trai mặc chiếc áo tàng hình của nàng tiên thứ bảy cho. Số là vì có một hôm chàng đi rừng lấy măng, đốn củi, bị vướng cây nhọn rách một miếng nhỏ. Mẹ chàng không hay biết, bèn đem vải thường vá vào một miếng nhỏ vừa bằng hai cánh bướm. Hình ảnh con bướm ấy chính là miếng vải trần gian. Thuở ấy, khi chàng trai đang bị giam cầm trong ngục tối, có lính canh giữ cẩn thận để chờ ngày xét xử, thì nước ta có giặc ngoại xâm. Thế giặc mạnh như vũ bão, người người bị chết, nhà nhà đau khổ, cả một vùng biên ải tan hoang. Trước tin tức tới cấp báo về kinh đô, nhà vua chưa biết ứng phó ra sao thì từ trong ngục tối, chàng trai tính được vận nước, ngỏ lời xin được nhà vua cho đi giết giặc lập công. Nhà vua cả mừng, lập tức đồng ý. Chàng trai ra trận như một vị tù trưởng oai phong lẫm liệt, đầu chít khăn đầu rìu màu xanh, vận võ phục màu xanh. Nhân dân nghe tin, theo chàng đi đánh giặc rất đông. Nghe nói giặc có nhiều phép thuật, gươm chặt, giáo đâm không chết nhưng cũng bị đạo quân của chàng đánh cho tan tác. Giặc tan, đất nước thanh bình, chàng trai lại đem đoàn quân của mình lên vùng núi Đuổm lập trang trại để sinh sống. Chàng không cần chức tước, bổng lộc, ơn huệ của nhà vua. Khi vị tướng đã trở về già, ông làm nghề thuốc chữa bệnh cho dân. Người đời gọi ông là ông lang già núi Đuổm. Tương truyền sau khi ông mất, dân trong vùng tưởng nhớ mà lập đền thờ trên núi Đuổm. […] Ngày nay, đền Đuổm đã bị thời gian và chiến tranh tàn phá, nhưng nền móng xưa vẫn còn in dấu tích nhắc nhở về người xưa cảnh cũ. Đền đã được xây dựng lại nhiều lần. Ở đền chính, trên hai cột gian giữa còn đắp nổi một đôi câu đối: Quan Triều hiển thánh thiên thu tại, Động Đạt giáng thần vạn cổ hinh. (Đất Quan Triều hiển thánh từ ngàn năm vẫn còn đó, Xã Động Đạt giáng thần muôn đời hương khói thơm ngát).

11 tháng 3 2022

3. kể về danh nhân dương tự minh

4. quê ở : làng quan triều , phủ phú lương , tỉnh thái nguyên ( nay là phường quan triều , TP. thái nguyên )

6 tháng 1 2020

Sự tích sông Công núi Cốc

Ngày xưa dưới chân Tam Đảo có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi, lầm lũi quanh năm suốt tháng mà chẳng đủ ăn, nên dân làng gọi tên chàng là Cốc. Vì nghèo, chẳng có cô gái nào dám lấy chàng. Lúc buồn, chàng chỉ có cây sáo làm bạn tâm tình.

Thủa ấy ở vùng Sông Đáy, Sông Gâm có một Quan Lang giàu có, người đến làm thuê đông nườm nượp, ai cũng hy vọng được làm rể nhà Quan Lang.

Cô con gái độc nhất của Quan Lang xinh đẹp, hát hay và múa dẻo nổi tiếng. Người ta quen gọi nàng là nàng Công. Đã mấy lần cha nàng tổ chức kén rể, nhưng rồi nàng vẫn "phòng không cô quạnh". Ai muốn làm rể Quan lang, phải làm công cho nhà Quan Lang 3 năm. Mãn hạn thì được gặp mặt nàng Công. Nếu nàng ưng ai thì Quan Lang cho cưới ngay. Nhưng nàng Công chưa biết ưng ai?

Vào một năm hạn hán mất mùa, chàng Cốc lần tìm đến nhà Quan Lang làm thuê. Thấy chàng hiền lành, thật thà Quan Lang giao cho chàng việc chăn đàn trâu trong rừng. Những lúc cô đơn, chàng chỉ biết gửi lòng mình vào cây sáo trúc. Tiếng sáo làm nàng Công xúc động tìm đến với chàng, khi biết chuyện, Quan lang vô cùng tức giận. Hắn lập âm mưu giết chàng Cốc, Sai chàng đến Lũng Phia lấy ngà voi, sừng tê giác, gạc nai về làm lễ vật đám cưới. Lũng Phia là khu rừng rậm rạp có nhiều thú dữ ăn thịt người. Xong được sự giúp đỡ của các loài thú rừng, chàng đã hoàn thành các điều kiện của Quan Lang đặt ra, hơn thế nữa chàng được Tiên ông ban cho chiếc lược và dặn "Nếu gặp nguy hiểm cứ bẻ răng lược bỏ lại phía sau".

Chàng Cốc trở về chòi canh trâu nhờ tiếng sáo nhắn gửi đến nàng Công lời hò hẹn. Nghe tiếng sáo quen, nàng nhảy lên lưng con ngựa hồng của cha phi vào rừng. Không thấy con gái, lại thấy mất ngựa hồng, Quan lang hò hét người ngựa đuổi bắt. Nàng Công và chàng Cốc cùng ngồi trên lưng ngựa hồng phóng vun vút như tên bay. Mỗi khi quân của Quan lang tới gần, chàng Cốc lại bẻ một răng lược ném lại phía sau. Chiếc răng lược vụt hiện thành một dãy núi ngăn bước tiến của chúng. Đêm khuya đến một vùng đất bằng, hai người xuống ngựa đốt lửa và nghỉ ngơi lấy sức.

Răng lược đã hết, quân của Quan Lang đuổi tới cùng, nàng Công than khóc cùng chàng Cốc và bảo chàng hãy một mình phi ngựa chốn về quê chờ ngày gặp lại. Hai người đớn đau chia tay, Chàng Cốc lên ngựa và ném lại chiếc sống lược còn lại. Mặt đất bỗng chốc nứt ra một vệt nứt dài và sâu. Vừa lúc đó Quan lang tới bắt nàng Công về.

Từ đó, hai người thương nhớ và chờ đợi nhau mà chẳng có cách nào tìm gặp nhau. Không thấy nàng Công tới, nhớ thương, tuyệt vọng chàng Cốc héo hon mà chết. Trời đất cảm thương hóa chàng thành một quả núi sừng sừng giữa trời. Thương nhớ chàng Cốc, nàng Công khóc ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm thân nàng cũng hóa thành nước mắt. Nước mắt yêu thương chung thuỷ qua bao năm tháng thấm sâu vào đất, chảy thành dòng theo vết nứt tìm về núi Cốc.

Truyền thuyết để đời, vùng đất hai người đốt lửa sưởi đêm ấy sau này có tên là Yên Lãng để ghi kỷ niệm một đêm yên lành hạnh phúc của đôi trai gái. Còn đống than đượm lửa tình yêu son sắt ấy được đắp vùi giữ gìn, rồi trở thành mỏ than Núi Hồng bây giờ. Còn nước mắt nàng chảy thành dòng sông Công về vùng đất Tân Cương là quê hương Cốc, tạo nên hương vị chè ngọt thơm nổi tiếng mà chỉ vùng này có được.

 Ɲghe em hát chiều naу bên dòng Ѕuối MỡXôn xao lòng tôi thắm xanh núi đồi,Quanh co, quang co con đường lên dốc,Đền Trung, Đền Thượng hương khói vu vi,Róc rách suối reo hoa lá thầm thì.Ôi Lục Ɲam ! Đất quê ta sinh người quê ta,Ɲước sông quê nuôi ngọt giọng ca,Tiếng hát em baу lả baу la,Lúp xúp mâm xôi. Hoa vải trắng đồi,Ɓắc Giang mình ơi! Nơi có bao dòng sông đều trong xanh,Ѕông Thương, Ѕông Ϲầu nước chảу lơ...
Đọc tiếp

 Ɲghe em hát chiều naу bên dòng Ѕuối Mỡ
Xôn xao lòng tôi thắm xanh núi đồi,
Quanh co, quang co con đường lên dốc,
Đền Trung, Đền Thượng hương khói vu vi,
Róc rách suối reo hoa lá thầm thì.
Ôi Lục Ɲam ! Đất quê ta sinh người quê ta,
Ɲước sông quê nuôi ngọt giọng ca,
Tiếng hát em baу lả baу la,
Lúp xúp mâm xôi. Hoa vải trắng đồi,
Ɓắc Giang mình ơi!

 Nơi có bao dòng sông đều trong xanh,
Ѕông Thương, Ѕông Ϲầu nước chảу lơ thơ,
Ϲho bao tâm hồn, ý nhạc lời thơ,
Ѕông Lục Ɲam trôi nghiêng nghiêng bóng một con đò.
Xa xa dãу núi Huуền Đinh, linh thiêng non nước ngàn năm,
Lưu luуến mãi lời ca em hát: “Ɲgười ơi ơ hơ”

Buông áo ra về tình quê lai láng
Ơi người em gái Lục Ɲam, em là em gái Ɓắc Giang .

                           ( Gửi về sông Lục, núi Huyền, Đỗ Hồng Quân)

c.      Chỉ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:

   “Róc rách suối reo, hoa lá thầm thì”

d.Suy nghĩ của em về tình cảm , trách nhiệm với quê hương mình (3-5 câu)

3
27 tháng 6 2021

C ) BPTT : nhân hoá

tác dụng : làm cho suối và lá cây có những hoạt động y hệt con người . làm cho các sự vật trở nên sống động gần gũi với con người

D ) THAM KHẢo

 Là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải là những người đi đầu tiên phong trong học tập, học tập một cách có hiệu quả. Biết mở rộng vốn kiến thức của mình bằng việc thu thập các thông tin trên sách báo, ti vi, internet,… Nhanh chóng thu nhận thông tin từ các nước bạn bè để đưa ra các biện pháp giúp đất nước phát triển bằng hoặc hơn các nước bạn, nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Có như vậy thì đất nước ta mới phát triển trong thời kỳ nền kinh tế tri thức này. Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới của thanh niên là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu và có thể hội nhập với kinh tế thế giới một cách bình đẳng. Vì vậy mà chúng ta – thế hệ tương lai của đất nước hãy chuẩn bị hành trang thật tốt để bước vào thế kỉ mới một cách vững vàng nhất có thể.

27 tháng 6 2021

c, BPTT: Nhân hóa

Tác dụng: Làm cho cây cỏ, suối sông trở nên sinh động và gần gũi với con người hơn, khiến cho chúng trở nên có hồn

d, 

Tham khảo nha em:

Mỗi chúng ta, ai cũng là những phần tử nhỏ bé trong một xã hội rộng lớn, chính vì thế việc chung sức xây dựng quê hương, đát nước là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không phải của riêng một ai.  Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của tất cả mọi người, riêng với học sinh - Là một đối tượng nhỏ tuổi, lại  đang ngồi trên ghế nhà trường, thiết nghĩ mỗi người học trò cần phải xác định được mục đích học tập của mình là gì avf phải nỗ lực hết mình để hoàn thành mục đích đã đề ra ấy. Chúng ta phải thật sự nhiệt huyết và tận tâm với việc học của chính mình vì học tập là để kiến tạo tương lai và xây dựng một đất nước giàu mạnh, vững bền. Bên cạnh đó, tuổi trẻ cũng  cần năng nổ, nhiệt tình hơn trong các hoạt động, phong trào tập thể, cần là người đi đầu để lôi kéo mọi người tham gia để cùng nhau xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. Nếu mỗi người, ai cũng ý thức một chút, ai cũng cố gắng và tận tâm hơn nữa với công việc, ai cũng không quản ngại cống hiến cho tổ quốc thì ắt đất nước của chúng ta sẽ ngày càng phát triển. Và đây cũng chính là cách để mỗi cá nhân thể hiện trách nhiệm của mình đối với  việc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước

13 tháng 12 2016

Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:

“Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân giệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.

Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.

Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”

Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.

13 tháng 12 2016

Ấy thế mà thời gian đã thấm thót trôi nhanh nhỉ? Những ngày nô đùa bên bạn bè và học tập cùng thầy cô nay đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên trong tâm trí em. Từ một cô học trò nhí nhảnh mà bây giờ đã trở thành một sinh viên tuổi teen rồi. Giờ đây em đã hai mươi tuổi, cũng như bao người khác đang học trong đại học. Nhân ngày nhà giáo Viêt Nam, những người bạn thời thơ ấu đã mời tất cả mọi người ghé thăm trường Hoàng Văn Thụ - ngôi trường của tuổi thơ học trò.

Trước mắt em hiện ra một ngôi trường với nhiều kỉ niệm quen thuộc xen kẽ một chút lạ lẫm. Cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ " Trường THCS Hoàng Văn Thụ". Em vẫn còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học đến trường , bác cổng dang tay ra chào đón các bạn học sinh , các thầy cô giáo với niềm hân hoan vô cùng. Bước vào sân trường sự thay đổi kì diệu đã xuất hiện. Dãy lớp em học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp học cũ không còn nhưng đâu đây là hình ảnh của đám học trò vui vẻ nô đùa với nhau. Cái Lan chỉ cho mọi người gốc cây bàng cổ thụ năm xưa , nhưng sao giờ nó lại già hơn nhiều nhỉ? Những dòng chữ khắc ngộ nghĩnh của mấy đứa nghịch ngợm trong tụi bây giờ đã mờ dần đi chắc vì thời gian. Bước tới khu tiền sảnh, ai cũng nhìn thấy những bức tranh đạt giải nhất qua từng năm học nào là tôi yêu quê hương, con sông Sài Gòn , cánh diều tuổi thơ,... được trưng bày rất đẹp mắt. Đang mải mê với các bức tranh, em chợt nghe thấy tiếng giảng bài âm vang, trầm bỗng trong những lớp học. Nỗi nhớ thầy cô tràn về, tất cả nhớ lại khoảnh khắc chia tay mọi người với tâm trạng buồn bã riêng em thì nhớ đến cô Trang dạy văn . Ngày ấy cô rất nghiêm khắc , không ít lần đã mắng vì không ai chịu nghe giảng nên một số bạn đã tỏ ý không bằng lòng . Nhưng sau này, các bạn ấy đã tâm sự rằng :

- Khi xa cô rồi giờ mình mới thấm thía những lời cô dạy.

Thực ra ngày đó do ai cũng chỉ thích chơi nên không bao giờ nghe cô giảng. Giờ đây lớn khôn, em chỉ mong sẽ gặp lại cô để nói hết nỗi niềm của mình. Không ngờ cô Trang nhìn thấy cả lớp đi đến nói:

- Các con có phải là lớp 64 không năm xưa không?

Mọi người ngỡ ngàng vì tầm mấy năm trời mà cô vẫn nhớ rõ . Em thay mặt cả lớp trò chuyện với cô:

- Cảm ơn cô vì vẫn còn nhớ mọi người . Chuyện năm xưa cho chúng em xin lỗi vì chưa hiểu hết tấm lòng dạy dỗ của cô dành cho cả lớp .

Cô xúc động vuốt tóc em mỉm cười, một nụ cười vô cùng đôn hậu :

- Cô chỉ mong các con sau này khôn lớn , trở thành những có ích cho xã hội có dịp về ghé thăm là cô vui rồi.

Trống vào lớp vang lên nên cả lớp phải chia tay cô. Lúc này chẳng ai muốn rời xa cô, em nghĩ tết năm nay sẽ họp lớp ghé thăm mái trường này và thầy cô giáo chủ nhiệm.

Chào tạm biệt tuổi thơ yêu dấu và mái trường kính yêu. Nơi được gọi là ngôi nhà thứ hai đã chắp cánh cho em bao ước mơ hy vọng. Dù đi đâu hay về đâu chăng nữa, em sẽ luôn nhớ về một thời cắp sách tới trường của mình.

(Có vài chỗ mình làm không hay cho lắm nên bạn có thể sửa đổi lại một chút)

1. Cách kể bằng lời nói về một sự việc của bản thân1a) Em đã từng kể cho ai nghe những chuyện vui , buồn của mình? . Theo em, để người nghe hiểu được câu chuyện thì cần phải kể như thế nào ?b) Lập dàn ý cho 1 trong các đề sau:(1) Kể lại 1 chuyến về quê.(2) Kể về 1 cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.(3) Kể về 1 cuộc đi thăm di tích lịch sử.(4) Kể về 1 chuyến ra thành phố.Đề...
Đọc tiếp

1. Cách kể bằng lời nói về một sự việc của bản thân

1a) Em đã từng kể cho ai nghe những chuyện vui , buồn của mình? . Theo em, để người nghe hiểu được câu chuyện thì cần phải kể như thế nào ?

b) Lập dàn ý cho 1 trong các đề sau:

(1) Kể lại 1 chuyến về quê.

(2) Kể về 1 cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.

(3) Kể về 1 cuộc đi thăm di tích lịch sử.

(4) Kể về 1 chuyến ra thành phố.

Đề bài: Kể về 1 chuyến về quê.

- Mở bài : + Nêu lí do về quê

+ Về quê cùng với ai ?

- Thân bài: + Nêu cảm xúc trên đường về thăm quê

+ Cảnh vật của quê hương hiện ra như thế nào ?

+ Gặp gỡ những ai ở quê ( họ hàng ruột thịt, hàng xóm láng giềng,....)?

+ Những sinh hoạt tại nhà người thân ở quê là gì?. Thái độ, tình cảm của người dân quê hương như thế nào ?

- Kết bài : + Ngày chia tay quê hương để trở về nhà diễn ra như thế nào ?

+ Cảm xúc đối với quê hương.

Phần 1a mình cần gấp nhé!thanks mn

 

1
19 tháng 10 2018

lập dàn ý cho bài kể lại kỉ niệm vui hoặc buồn đó

26 tháng 12 2017

https://goo.gl/BjYiDy

12 tháng 11 2021

TL : Quê em là một làng nhỏ ven sông Hồng. Nơi đây em đã sinh ra và lớn lên trong tiếng ru của mẹ, trong hương thơm ngào ngạt của đồng lúa chín. Một vùng quê hiền hòa, yên tĩnh. Nơi đây có những vườn cau xanh mướt. Những hồ nước trong mát. Những con đường làng chạy quanh co. Con mương nước nở tím hoa bèo. Chiếc cầu nhỏ bắc ngang, dòng mương kia, nước trong như dòng sữa mẹ. Có hồ sen, giếng nước, có lũy tre cao ngất rì rào ca hát trưa hè, có những vườn rau xanh rờn. Xa xa trên đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. Em nhớ nhất những chiều được thả diều cùng đám bạn và ngắm nhìn đàn trâu no cỏ đi về . Em yêu quý, tự hào về quê hương em, dù đi xa em vẫn nhớ về quê hương.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 11 2023

Mỗi học sinh sẽ kể về quê hương của mình. Ví dụ:

a. Quê em ở Hà Nội.

b. Quê em có rất nhiều cảnh đẹp như: Hồ Gươm, Cầu Thê Húc, Lăng Hồ Chủ tịch, Văn miếu Quốc Tử Giám, ...

c. Người dân quê em rất hiền lành, hòa đồng, hiếu khách, chăm chỉ, tốt bụng.

d. Em thích nhất không khi khi tiết trời vào thu của quê mình. Khung cảnh rất lãng mạn và nên thơ, tạo cho em có cảm giác thư giãn, thoải mái.