tấc đất tấc vàng
1 nắng 2 sương
uống nước nhớ nguồn
lên rừng xuống biển
b1;a) cho biết những câu trên câu nào là câu tục ngữ?
b) nêu câu đặc điểm giúp phân biệt câu tục ngữ với thành ngữ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lầu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triệu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược… gắn liền cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà. Đã có biết bao câu ca, bài hát nói về giá trị cũ, đất đai, ruộng vườn… nhưng gắn gọn và sâu sắc nhất là câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”.
“Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”. Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.
Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.
Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.
Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.
Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:
“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
Nước ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Chính sách khai hoang, lấn biển giao đất giao rừng, mở mang vùng kinh tế mới của Chính phủ hiện nay đã làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, cuộc sống của hàng chục triệu nông dân ngày thêm ấm no, giàu có. Cuộc “cách mạng xanh” với nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chống sâu bệnh… là nhân tố quan trọng làm cho đất thực sự là “tấc đất, tấc vàng”. Nông nghiệp đang trở thành nền sản xuất hàng hóa trong sự phát triển kinh tế thị trường. Nước ta đã xuất khẩu được hơn nhiều triệu tấn gạo đứng thứ hai các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Vấn đề lương thực nuôi sống hơn 80 triệu người đã được giải quyết. Cho nên, mỗi chúng ta càng thêm thấm thía đất quý hơn vàng.
Mồ hôi làm cho đất thêm màu mỡ. Máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:
“Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ”
Thời nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.
Tóm lại, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định giá trị của đất: đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai; không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt.
Sau chiến tranh, đất đai bị tàn phá nặng nề, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi, đất bị xói mòn, bị bạc màu nghiêm trọng. Dân số tăng nhanh, bình quân đất canh tác tính theo đầu người giảm đi nhanh chóng. Vì thế, hơn bao giờ hết, mỗi người công dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng. Đất nuôi sống người. Đất là Tổ quốc thiêng liêng mà ta yêu quý: “Tấc đất, tấc vàng”.
Trước tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, lũ lụt xảy ra liên miên, nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương vẫn "thi nhau" phá rừng phòng hộ ven biển để khai thác ti-tan, đẩy mạnh khai thác các loại khoáng sản, lâm sản... xuất khẩu tài nguyên thô ra nước ngoài. Một số người cho rằng, một phần "lớn" là tại chúng ta, đã nhiều năm giáo dục thế hệ trẻ nhận thức không đúng về thực trạng tài nguyên đất nước. Họ dẫn ví dụ: Nước Nhật giáo dục con em họ rằng - đất nước Nhật nghèo tài nguyên, vì vậy mà chuyên cần học tập, khi lớn lên thì cố gắng và sáng tạo trong nghiên cứu đổi mới công nghệ. Còn nước ta thì lại nói với con em rằng - Việt Nam "rừng vàng, biển bạc", làm thế hệ trẻ có tâm lý ỷ lại, thiếu cố gắng.
Khi thành người lớn rồi, mà nhiều người cũng chỉ biết dựa vào "đào bới, chặt hạ" thiên nhiên...
Vịnh Hạ Long. Ảnh minh họa/internet.
Vậy thực chất vấn đề ra sao? Chúng ta đều biết rằng, một trong những nhiệm vụ của người lớn, của các nhà giáo dục là giúp cho thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn về đất nước mình, về cuộc sống. Từ đó hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. "Rừng vàng, biển bạc" là câu nói quen thuộc của người xưa, chỉ sự giàu có, quý giá của thiên nhiên đất nước. Danh nhân Nguyễn Công Trứ đã có dụng ý khi đặt tên hai vùng đất mới do ông tổ chức khai khẩn lập nên là Tiền Hải (Biển Bạc) và Kim Sơn (Núi Vàng). Trong cách gọi ấy đã chất chứa tình yêu, niềm tự hào đối với giang sơn gấm vóc! Chẳng có gì sai khi chúng ta nói với con em mình rằng: Tổ quốc ta "rừng vàng, biển bạc"? Việt Nam có đường bờ biển dài gần 3.500km, hàng triệu km2 thềm lục địa, hàng nghìn con sông lớn nhỏ. Có nhiều sản vật quý. Núi rừng chiếm đến 40% diện tích, với những cánh rừng nguyên sinh, hệ động vật và thực vật vô cùng phong phú. Nguồn tài nguyên khoáng sản của chúng ta cũng rất dồi dào, nhiều chủng loại, trải dài từ Bắc chí Nam...
Cung cấp cho thế hệ trẻ những tri thức đúng đắn về đất nước, để các em yêu quý, tự hào, có ý thức giữ gìn bảo vệ, phát triển là đạo lý, là nhiệm vụ của các nhà giáo dục. Nếu ai đó nói rằng đất nước ta khô cằn, xơ xác hóa ra chẳng là xuyên tạc, thiếu trung thực hay sao?
Xuất phát từ mong muốn giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần phát biểu về đất nước Việt Nam "rừng vàng, biển bạc". Người nói nước ta "rừng vàng, biển bạc", nhằm khẳng định những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. "Nước ta có "rừng vàng, biển bạc", nhân dân ta cần cù" (Bài nói tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 28-11-1959). "Nước ta ở về xứ nóng, khí hậu tốt; Rừng vàng, biển bạc đất phì nhiêu..." (Bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa 3 ngày 16-4-1962). Đặc biệt, khi nói "rừng vàng, biển bạc", Bác Hồ đã luôn nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau. Người nói: "... Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý" (Bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi, ngày 31-8-1963). Trong bài nói chuyện với nhân dân và cán bộ tỉnh Hà Bắc, ngày 17-10-1963, Người nhấn mạnh: "Tục ngữ ta có câu "rừng vàng, biển bạc". Gây rừng và bảo vệ rừng là rất cần thiết. Hiện nay tỉnh ta còn cái tệ phá rừng, thế thì khác nào đem vàng đổ xuống biển?".
Như vậy, khi nói "rừng vàng, biển bạc", Bác Hồ đã phê phán mạnh mẽ tệ phá rừng, hủy hoại tài nguyên của địa phương. Những ý kiến của Người hôm nay vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự, nhắc nhở chúng ta về ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của Tổ quốc.
Ai nói rằng, vì dạy cho thế hệ trẻ về Tổ quốc Việt Nam "rừng vàng, biển bạc" làm phát sinh tư tưởng ỷ lại, thiếu cố gắng, là nguyên nhân gián tiếp gây nên tệ phá rừng, đào bới khoáng sản tứ tung... là hết sức sai lầm.
Nhớ k nha.
Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa khuyên người dân lao động dự đoán được thời tiết, để chủ động trong việc gieo trồng, gặt hái, cày bừa..
A. Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.
B. Tấc đất tấc vàng.
C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
D. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
đây ko phải là câu nghi vấn vì các từ bao nhiêu ......bấy nhiêu,nào, sao, nao đều là hiện tượng chuyển nghĩa của từ
khi phân tích câu chúng ta phải chú ý hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Câu 1:- Thể loại: Tục ngữ- PTBĐ chính: Nghị luận
- Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịpđiệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhândân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hằng ngàyCâu 2:- Những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu: so sánh, điệp ngữCâu 3:- Các câu rút gọn là: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ, Mau sao thì nắng, vắng sao thìmưa, Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ- Rút gọn thành phần chủ ngữCâu 4:- Ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” Màu mỡ gà theo kinh nghiệm của ôngcha là màu trời báo bão. Vậy nên nếu nhìn trời ráng mỡ gà thì phải lo dựng nhà chochắc, che đậy những chỗ hỏng hóc, chỗ tụt mái để không bị bão làm cho sập nhà.Câu 5:
- Tháng 7 kiến bò, chỉ lo lại lũ
PHẦN II:
1. Mở đoạn: Câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng đã cho em hiểu sâu sắc về vai trò của đấtvới đời sống con ngườiTriển khai:- Giải thích câu tục ngữ: Câu tục ngữ sử dụng cách nói ngắn gọn, cân xứng, phép sosánh tấc đất – tâc vàng nhấn mạnh vai trò và giá trị của đất, nhằm khẳng định mộtchân lí: mỗi «tấc đất» dù nhỏ nhất cũng quý tựa «vàng»- Trình bày vai trò của đất: từ đất, con người dựng nhà dựng cửa, làm ruộng đồng,nương rẫy để canh tác, trồng trọt, chăn nuôi,....rồi cũng từ đất, con người nhậnđược bao tài nguyên khoáng sản quý hiểm. Đất rộng hơn là căn cứ phân chia lãnhthổ, trong tiềm thức của con người đất đai còn là quê hương nguồn cội. Không cóđất, con người không thể ổn định, phát triển và xây dựng cuộc sống.
2.
A. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề
Ca dao, tục ngữ là một trong những thể loại tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Không những thế, ẩn chứa trong mỗi câu ca dao còn là những bài học kinh nghiệm quý giá, sâu sắc mà cha ông ta đã đúc kết để lại cho con cháu đời sau. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
B. Thân bài
1. Giải thích
2. Chứng minh
- Trong thời chiến, nhờ có tinh thần đoàn kết mà nhân dân ta đã nhấn chìm được tất cả bè lũ cướp nước và bán nước, giành lại được độc lập cho dân tộc. Tiến tới xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
- Trong thời bình, tinh thần quý giá ấy vẫn được phát huy một cách cao độ. Tiêu biểu như trong công cuộc chống dịch covid 19 hiện nay, nhờ có đoàn kết mà dân ta đã đồng lòng, đồng cam cộng khổ. Hợp sức thành những tấm lá chắn, bức tường thành kiên cố để đấu lại con virus corona quái ác kia.
3. Bình luận
- Đoàn kết chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Chúng ta sẽ không thể làm được việc gì lớn lao nếu không có sự giúp đỡ của mọi người. Sức của một người không thể đấu lại sức của nhiều người, của một cộng đồng dân tộc.
- Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng ỷ lại vào sự giúp sức của người khác. Ta phải tự sức mình, đi bằng chính đôi chân của mình để vượt qua khó khăn, thử thách. Có thể vững tay chèo băng qua mọi hiểm nguy mà thiên nhiên, cuộc sống đem lại.
4. Liên hệ bản thân
- Luôn mang trong mình một tinh thần yêu nước nồng nàn, một ý chí đoàn kết.
- Tuyên truyền về giá trị của tinh thần đoàn kết từ đó khơi gợi lòng tự hào dân tộc trong mỗi con người.
- Kiên quyết đấu tranh với những phần tử chia rẽ nội bộ dân tộc.
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trên
II tập làm văn
a dao, tục ngữ là một trong những thể loại tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Không những thế, ẩn chứa trong mỗi câu ca dao còn là những bài học kinh nghiệm quý giá, sâu sắc mà cha ông ta đã đúc kết để lại cho con cháu đời sau. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
Câu ca dao đã đem lại cho chúng ta một thông điệp vô cùng quý giá. Đó chính là tinh thần đoàn kết. Trước hết, ta cần hiểu đoàn kết có nghĩa là gì? Nó là sự chung sức, đồng lòng làm một việc gì đó vì lợi ích chung của cộng đồng, dân tộc.
Thực tế cho chúng ta thấy, từ thời xa xưa cho đến hiện tại, nhân dân ta luôn có một lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết. Trong thời chiến, nhờ có tinh thần đoàn kết mà nhân dân ta đã nhấn chìm được tất cả bè lũ cướp nước và bán nước, giành lại được độc lập cho dân tộc. Tiến tới xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Trong thời bình, tinh thần quý giá ấy vẫn được phát huy một cách cao độ. Tiêu biểu như trong công cuộc chống dịch covid 19 hiện nay, nhờ có đoàn kết mà dân ta đã đồng lòng, đồng cam cộng khổ. Hợp sức thành những tấm lá chắn, bức tường thành kiên cố để đấu lại con virus corona quái ác kia. Hơn thế nữa, đoàn kết còn thể hiện ở công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Dân ta đã cùng nhau chung tay, hiệp lực để đưa vị thế đất nước ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Thật vậy, đoàn kết chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chúng ta sẽ không thể làm được việc gì lớn lao nếu không có sự giúp đỡ của mọi người. Sức của một người không thể đấu lại sức của nhiều người, của một cộng đồng dân tộc. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng ỷ lại vào sự giúp sức của người khác. Ta phải tự sức mình, đi bằng chính đôi chân của mình để vượt qua khó khăn, thử thách. Có thể vững tay chèo băng qua mọi hiểm nguy mà thiên nhiên, cuộc sống đem lại.
Là học sinh, em luôn mang trong mình một tinh thần yêu nước nồng nàn, một ý chí đoàn kết. Bên cạnh đó, em còn uyên truyền về giá trị của tinh thần đoàn kết từ đó khơi gợi lòng tự hào dân tộc trong mỗi con người. Hơn hết, em luôn kiên quyết đấu tranh với những phần tử chia rẽ nội bộ dân tộc.
Câu ca dao trên chính là một bài học quý giá mà mỗi chúng ta phải luôn khắc sâu trong trí óc của mình. Tuyệt đối đừng quên nó nếu không ta sẽ đánh mất đi điều tốt đẹp nhất và bị mọi người coi thường.
Bn tham khảo nha
1) thuộc thể loại văn học dân gian
2) ptbđ chính là biểu cảm
3) các phép tu từ được sử dụng : từ trái nghĩa, điệp ngữ, so sánh
4) nghĩa : dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào, con người ta cũng không được đánh mất đi giá trị của bản thân, không được vì đồng tiền mà tha hoá nhân cách đạo đức. Đó là lẽ sống !
5) Giấy rách phải giữ lấy lề
Chết vinh còn hơn sống nhục
Chết trong còn hơn sống đục
Chết đứng còn hơn sống quỳ
II tập làm văn
1Từ xa xưa, tục ngữ ca dao đã là một kho tàng vô giá, là túi khôn của nhân loại. Riêng tục ngữ vốn là những kinh nghiệm quý báu được đúc kết thành những lời súc tích nhằm khuyên bảo, rèn luyện cho ta những đức tính, tình cảm tốt đẹp trong quan hệ giữa người với người.Nó không những góp phần hoàn thiện con người, cuộc sống hôm nay, mà còn nhắc chúng ta biết ơn, nhớ về quá khứ, nguồn gốc tổ tiên; răn dạy ta biết ơn đối với những người vun đắp cuộc sống cho chúng ta. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong những câu tục ngữ biểu hiện rõ nét lời khuyên bảo ấy. Chúng ta nhận xét gì về câu nói ngắn gọn đó? Với từ ngữ đơn giản, mộc mạc, câu tục ngữ đã cho ta dễ cảm nhận được nghĩa của nó. Thoạt tiên, câu tục ngữ gợi lên một hình ảnh sinh động. Khi trông thấy bên đường có một cây xum xuê với những chùm quả chín mọng ngon lành, một người nào đó thèm và muốn hái quả. Nhưng người đó có nhớ tới kẻ trồng cây không? Kẻ ấy đã bỏ ra biết bao công lao và mồ hôi để chăm sóc cây từ nhỏ đến khi nó đơm bông kết trái. Có khi người trồng cây chưa được hưởng thành quả của chính mình. Câu tục ngữ không chỉ gói gọn trong phạm vi nhỏ hẹp ấy, ý nghĩa của nó còn rộng nhiều hơn. Kết quả ở đây chính là thành quả, kết quả là những gì mà con người đang hưởng thụ hôm nay. Câu tục ngữ mang ý nghĩa khuyên bảo sâu sắc, kín đáo: chúng ta sống phải biết ơn những người đã tạo nên của cải vật chất và tinh thần chúng ta đang hưởng thụ. Tục ngữ như một chân lí, một lời nhắn gửi chân thành đối với những ai đang hưởng thụ. Mọi sự vật không tự nhiên hiện hữu trên cõi đời, chúng phát xuất từ đâu, do đâu mà có? Chúng ta xuất hiện trên cõi đời này là do cha mẹ đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, dạy bảo nên người. Theo thời gian lớn lên, ai giúp ta nhận thức sâu sắc hơn về cuộc sống, con người và đất nước xung quanh ta? Đó là thầy cô, người cha mẹ thứ hai hết lòng dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho ta. Trong từng giờ từng phút ta đã và đang hưởng thụ hay nói một cách khác là ta đang “ăn quả”. Bát cơm ta cầm trên tay do đâu mà có? Đó chính là thành quả của những người nông dân đã tần tảo sớm hôm, dầm mưa dãi nắng. Tấm áo ta mặc là “quả” của những người dệt vải, in bông; sách vở ta đang học là “quả” của người làm giấy, người in ấn, của những nhà khoa học... Ta làm sao kể cho hết những “quả” trên đời này do những bàn tay cần cù lao động tích cực. Không những về vật chất mà cả về của cải, tinh thần, ta đã phải chịu ơn của biết bao người. Một bộ phim ta xem là do công sức của những người đạo diễn, diễn viên, người quay phim... Những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc là kết quả lao động sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ với các khối óc tuôn đầy cảm hứng văn học, là sự hiểu biết cuộc sống một cách tinh tế. Nhưng hơn hết, người trồng cây ở đây là thế hệ những người đã từng đổ máu xương để mở mang, gìn giữ, xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp từ ngàn xưa đến ngàn sau. Chúng ta là một người dân Việt Nam rất đỗi tự hào. Công lao của tổ tiên ta, của lớp người đi trước cũng như hôm nay, ta làm sao quên được. Chúng ta phải ghi khắc trong lòng những chiến công hiển hách của ông cha ta, những tấm gương sáng của bao thế hệ anh hùng, chiến sĩ đã ngã xuống cho nhân dân Việt Nam được sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc; các cháu thiếu nhi vui tươi nhảy múa, hát ca dưới ánh trăng vàng. Những người đã tạo nên những thành quả cho chúng ta hưởng thụ, chẳng lẽ chúng ta lại quay mặt làm ngơ, phản bội: “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy...” sống với thái độ “ăn cháo đá bát” ư? Không! Cuộc sống sẽ vô nghĩa và thiếu ý vị biết bao khi con người sống chỉ biết hưởng thụ chứ không biết nhớ ơn, chỉ biết có hiện tại mà không hề hoài niệm về quá khứ. Lòng biết ơn chính là một truyền thông, đạo lí dân tộc, là niềm tự hào kiêu hãnh của nhân dân Việt Nam từ bao đời nay. Nguyễn Trãi - một đại công thần, một danh nhân nổi tiếng về nhiều phương diện, khi đi ngang sông Bạch Đằng bồi hồi nhớ đến những người đi trước lập những chiến công, ông đã thốt lên: Việc cũ, ngoảnh đầu ôi đã vắngTới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng. Lòng biết ơn là như thế! Nhưng không chí biết ơn kẻ trồng cây là “nhớ” bằng những lời lí thuyết, hô hào mà phải bằng hành động cụ thể được thực hiện với cả tấm lòng chân thành. Để biết ơn “người trồng cây”, nhân dân ta đã lấy tên họ đặt cho tên đường, tên trường, tên công viên như đường Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, trường Hai Bà Trưng, công viên Lê Văn Tám... Ta lại có những ngày kỉ niệm để tưởng nhớ, đặc biệt là có những đền đài, khắc tượng để lễ bái, chiêm ngưỡng. Ngày nay, chúng ta thực hiện lòng biết ơn ấy bằng những ngôi nhà tình nghĩa được mọi người ủng hộ hay Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 hàng năm. Đồng thời để thể hiện lòng biết ơn ấy, chúng ta cần sử dụng những thành quả một cách có ý thức, không phung phí. Ta bảo vệ, nâng niu, trân trọng chính là trân trọng sức lao động của những người đã tạo ra thành quả. Hơn nữa, ta không chỉ nâng niu, mà còn cần phải phát huy thành quả ấy, sự nghiệp ấy để làm cho đất nước ngày càng phồn vinh, ngày càng ấm no, hanh phúc. Chúng ta lại tiếp tục “trồng cây” cho thế hệ đi sau bằng mọi sức lực và ý thức của ta. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có một ý nghĩa vô cùng rõ nét và phong phú. Nó có- tác dụng sâu rộng trong quần chúng nhân dân, nó thực sự là một chân lí có giá trị đạo đức hết sức to lớn, là lời khuyên bảo chí tình, chí nghĩa của ông cha ta đối với thế hệ hôm nay và mai sau. Nó chính là một cái nền vững chắc để mọi người cùng vươn lên, sống tốt đẹp hơn “Ăn khế trả vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Thế mà trong xã hội nào cũng vậy vẫn còn những tồn tại nhất định; có những kẻ vong ân bội nghĩa, những kẻ chỉ biết ăn chơi phung phí trên máu xương người khác mà không hề ân hận, một gã Lí Thông trong câu chuyện Thạch Sanh - Lí Thông là một tấm gương xấu điển hình mà mọi người đều phỉ nhổ lên án gắt gao. Câu tục ngữ đã thấm sâu vào lòng người, để lại một ấn tượng và ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Câu tục ngữ hãy còn mãi mài ở bất cứ thời đại nào, con người vẫn cần phải ghi nhớ lời răn dạy ấy. Câu tục ngữ là hồi chuông cảnh tính những kẻ đang ngủ mê quên đi quá khứ. Nó giúp ta tự hoàn thiện nhân cách mình, đồng thời nó thể hiện một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
tahm khảo nha bn