K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19.Khi nói về sự tuyệt chủng của khủng long, phát biểu nào sau đây thuyết phục nhất?Môi trường sống thay đổi, các loài khủng long cạnh tranh gay gắt với nhau dẫn đến khủng long bị giảm số lượng và dần diệt vong.Khủng long cỡ lớn thiếu thức ăn, thiếu chỗ tránh rét nên bị tiêu diệt hàng loạt khi môi trường sống trên tái đất thay đổi.Thiên thạch va vào trái đất làm khủng long có kích thước lớn bị...
Đọc tiếp

19.Khi nói về sự tuyệt chủng của khủng long, phát biểu nào sau đây thuyết phục nhất?

Môi trường sống thay đổi, các loài khủng long cạnh tranh gay gắt với nhau dẫn đến khủng long bị giảm số lượng và dần diệt vong.

Khủng long cỡ lớn thiếu thức ăn, thiếu chỗ tránh rét nên bị tiêu diệt hàng loạt khi môi trường sống trên tái đất thay đổi.

Thiên thạch va vào trái đất làm khủng long có kích thước lớn bị chết do cháy rừng.

Khí hậu thuận lợi, thực vật phát triển làm tăng không gian sống của khủng long.

28.Biện pháp nào sau đây không góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá?

Tận dụng các vực nước tự nhiên để nuôi cá.

Nghiên cứu thuần hóa những loài cá mới.

Đánh bắt các loài cá có giá trị kinh tế.

Ngăn cấm đánh bắt cá còn nhỏ, cá bố mẹ trong mùa sinh sản, cấm đánh cá bằng mìn, bằng chất độc…

Gíup mình vs, mình cảm ơn

 

1

19Khủng long cỡ lớn thiếu thức ăn, thiếu chỗ tránh rét nên bị tiêu diệt hàng loạt khi môi trường sống trên tái đất thay đổi.

20Nghiên cứu thuần hóa những loài cá mới

tôi đã ra tính hiệu éc ô éc nhưng ko ai giúp tui :(

Khủng long là một nhóm động vật đa dạng thuộc nhánh Dinosauria. Chúng xuất hiện lần đầu vào kỷ Tam Điệp (231.4 triệu năm trước) và là nhóm động vật có xương sống chiếm ưu thế nhất xuyên suốt hơn 165.4 triệu năm cho đến cuối kỷ Phấn Trắng (66 triệu năm trước), khi Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen diễn ra làm tuyệt chủng của hầu hết các nhóm khủng long và 3/4 các loài động...
Đọc tiếp

Khủng long là một nhóm động vật đa dạng thuộc nhánh Dinosauria. Chúng xuất hiện lần đầu vào kỷ Tam Điệp (231.4 triệu năm trước) và là nhóm động vật có xương sống chiếm ưu thế nhất xuyên suốt hơn 165.4 triệu năm cho đến cuối kỷ Phấn Trắng (66 triệu năm trước), khi Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen diễn ra làm tuyệt chủng của hầu hết các nhóm khủng long và 3/4 các loài động vật, thực vật trên Trái Đất, đánh dấu sự kết thúc của Đại Trung Sinh và bắt đầu Đại Tân Sinh. Các ghi nhận hóa thạch cho thấy chim tiến hóa từ khủng long chân thú vào kỷ Jura, do đó, chim được xem là một phân nhóm khủng long.[1] [2] Một vài loài chim sống sót sau sự kiện tuyệt chủng 65 triệu năm trước, và chúng tiếp tục phát triển cho đến ngày nay[3]. Việc chứng minh chim tiến hóa từ khủng long có nghĩa rằng khủng long đã không thực sự tuyệt chủng, và một nhánh con cháu của chúng vẫn tồn tại cho tới nay.

Khủng long là một nhóm đa dạng từ phân loại, hình thái đến sinh thái. Chim, với hơn 10,000 loài còn sinh tồn,[4] là nhóm động vật có xương sống đa dạng nhất ngoài bộ Cá vược.[5] Theo các bằng chứng hóa thạch, các nhà cổ sinh vật học đã nhận ra 500 chi khủng long riêng biệt[6] và hơn 1,000 loài phi chim.[7] Khủng long có mặt ở khắp các châu lục, qua những loài hiện còn cũng như những hóa thạch còn sót lại.[8] Phần nhiều ăn cỏ, số khác ăn thịt. Tổ tiên của chúng là động vật hai chân. Tuy thế có rất nhiều chi đi bằng bốn chân, và một số chi có thể thay đổi giữa 2 dạng. Cấu trúc sừng và mào là phổ biến ở tất cả các nhóm khủng long, và vài nhóm thậm chí còn phát triển các biến đổi bộ xương như áo giáp xương hoặc gai. Có bằng chứng cho thấy trứng được đẻ và xây tổ là một đặc điểm phụ của tất cả khủng long. Trong khi khủng long hiện đại (chim) khá nhỏ để thuận tiện cho việc bay lượn, nhiều loài khủng long có cơ thể rất lớn. Một số loài khủng long chân thằn lằn có thể đạt tới 58 mét (190 feet) chiều dài và 9,25 mét (30 feet 4 inch) chiều cao.[9] Dù vậy, ý nghĩ rằng khủng long đa số đều to lớn là sai lầm, vì hóa thạch lớn có khuynh hướng được giữ lâu hơn. Nhiều loài khủng long khá là nhỏ, vi dụ Xixianykus chỉ dài khoảng 50 cm (20 in).

Thuật ngữ "khủng long" được đặt ra năm 1842 bởi nhà cổ sinh vật học Richard Owen, và có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp δεινός (deinos) = "khủng khiếp, mạnh mẽ, kỳ diệu" + σαῦρος (sauros) = "thằn lằn", dù khủng long không phải thằn lằn. Chúng là một nhóm bò sát cổ xưa, mà, như những dạng bò sát tuyệt chủng khác, không có những đặc điểm của bò sát hiện đại, như máu lạnh hoặc tư thế chân vươn sang hai bên. Ngoài ra, rất nhiều bò sát thời tiền sử khác, như thương long, thằn lằn cá, dực long, thằn lằn đầu rắn, và Dimetrodon cũng thường được công chúng gọi là khủng long, dù thực sự chúng không được khoa học phân loại như thế. Suốt nửa đầu của thế kỷ XX, hầu hết cộng đồng khoa học tin rằng khủng long là động vật máu lạnh chậm chạp, không thông minh. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu được tiến hành từ những năm 1970 đã chỉ ra rằng khủng long là động vật hoạt động tích cực với khả năng trao đổi chất cao và thích nghi tốt cho quan hệ xã hội.

Kể từ khi khủng long hóa thạch đầu tiên được ghi nhận trong những năm đầu thế kỷ XIX, bộ xương khủng long hóa thạch hoặc bản sao được gắn kết do các viện bảo tàng trên thế giới trưng bày, và khủng long đã trở thành một phần của văn hóa thế giới. Chúng thường xuất hiện trong các cuốn sách bán chạy nhất và những bộ phim như Jurassic Park, và những khám phá mới thường xuyên được bao phủ bởi các phương tiện truyền thông. Từ "khủng long" từng được sử dụng để mô tả những điều không thực tế to lớn, lỗi thời, hoặc bị ràng buộc bởi sự tuyệt chủng, phản ánh quan điểm lỗi thời rằng khủng long là những con quái vật maladapted của thế giới cổ đại[10][11].

0
14 tháng 6 2017

Các phát biểu đúng là: (1), (2), (3)

Ý (4) sai, cạnh tranh chỉ xảy ra khi môi trường không cung cấp đủ nguồn sống cho tất cả các cá thế

Chọn D

3 tháng 6 2017

Đáp án D 

Các phát biểu đúng là: (1), (2), (3)

Ý (4) sai, cạnh tranh chỉ xảy ra khi môi trường không cung cấp đủ nguồn sống cho tất cả các cá thế

26 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Thiên thạch, va chạm với trái đất ngoài khơi Mexico vào cuối kỷ Phấn trắng cách đây 66 triệu năm, từ lâu được cho là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của tất cả các loài khủng long. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, hàng chục nghìn năm phun trào núi lửa có thể là nguyên nhân thực sự của sự kiện tuyệt chủng. 

Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia London, Đại học Bristol và Đại học London, Anh chỉ ra rằng, chỉ có tác động của thiên thạch mới có thể tạo ra những điều kiện khiến trái đất trở thành nơi không thể sinh sống được với loài khủng long. 

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, về mặt dài hạn, các núi lửa khổng lồ cũng có thể giúp sự sống hồi sinh sau vụ va chạm của thiên thạch. 

Trưởng nhóm nghiên cứu - Tiến sĩ Alessandro Chiarenza - đã tiến hành nghiên cứu này khi đang học tiến sĩ tại Đại học Hoàng gia London cho hay: "Chúng tôi cho thấy rằng, thiên thạch là nguyên nhân gây ra mùa đông kéo dài nhiều thập kỷ và những tác động môi trường đó hủy hoại môi trường phù hợp với loài khủng long.

Ngược lại, ảnh hưởng của các vụ phun trào núi lửa dữ dội không đủ mạnh để phá vỡ đáng kể các hệ sinh thái toàn cầu". 

"Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận, lần đầu tiên về mặt định lượng, rằng lời giải thích hợp lý duy nhất cho sự tuyệt chủng là mùa đông tác động dẫn tới xóa sổ môi trường sống của khủng long trên toàn thế giới" - trưởng nhóm nghiên cứu nhấn mạnh. 

Các nhà nghiên cứu gợi ra rằng, vụ va chạm của thiên thạch sẽ giải phóng các bụi khí vào bầu khí quyển, chặn ánh sáng mặt trời trong nhiều năm và gây ra mùa đông kéo dài. 

Các vụ phun trào núi lửa cũng tạo ra các bụi khí và chặn ánh sáng mặt trời, đồng thời trong khoảng thời gian tuyệt chủng hàng loạt, các sự kiện phun trào đã xảy ra hàng chục nghìn năm ở khu vực Deccan Traps - Ấn Độ ngày nay. 

Để xác định xem thiên thạch hay núi lửa có năng lực biến đổi khí hậu nhiều hơn, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các dấu địa chất của khí hậu và các mô hình toán học. Trong nghiên cứu mới lần này, các nhà nghiên cứu đã kết hợp những phương pháp trên với thông tin về các yếu tố môi trường, như lượng mưa và nhiệt độ, mà các loài khủng long cần để phát triển. 

Sau đó, các nhà nghiên cứu lập bản đồ để xác định nơi những điều kiện này vẫn còn tồn tại trên trái đất sau vụ va chạm thiên thạch hoặc tác động của núi lửa.

Kết quả cho thấy, chỉ có vụ va chạm của thiên thạch mới xóa sổ môi trường sống của khủng long. Trong khi đó, núi lửa phun trào để lại một số khu vực có thể sinh sống được ở quanh đường xích đạo, theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí khoa học PNAS của Mỹ.

Đồng tác giả nghiên cứu - Tiến sĩ Philip Mannion - Đại học London cho biết thêm: "Trong nghiên cứu này, chúng tôi bổ sung một phương pháp mô hình hóa cho dữ liệu địa chất và khí hậu quan trọng cho thấy tác động tàn phá của vụ va chạm thiên thạch đến môi trường sống toàn cầu. Về cơ bản, nó tạo ra một "màn hình xanh chết chóc" cho loài khủng long".

26 tháng 1 2022

Thời gian: kỷ  Phấn Trắng-Cổ Cận (66 triệu năm trước).

Nguyên nhân: Do thiên thạch va chạm với Trất Đất.

19 tháng 7 2018

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. → Đáp án C.

I sai. Vì loài A và loài D có ổ sinh thái không trùng nhau nên không cạnh tranh với nhau.

8 tháng 7 2018

Đáp án C

Các phát biểu I, II, IV đúng → Đáp án C.

I đúng. Vì quá trình hình thành loài thì sẽ hình thành đặc điểm thích nghi.

II đúng. Vì chỉ có động vật mới có tập tính giao phối. Thực vật, nấm, vi khuẩn không có tập tính giao phối.

III sai. Vì hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra ở cả động vật và thực vật, những loài có khả năng phát tán.

IV đúng. Vì dương xỉ và thực vật có hoa xảy ra sự lai xa phổ biến.

10 tháng 2 2019

Đáp án C

I. Loài A và loài D có quan hệ cạnh tranh với nhau. à sai, A và D không cạnh tranh nhau.

II. Loài B và loài C cạnh tranh với nhau. à đúng

III. Nếu điều kiện sống của môi trường không thay đổi nhưng do bị con người khai thác làm cho loài A bị giảm số lượng thì có thể sẽ dẫn tới làm tăng số lượng cá thể của loài B. à đúng

IV. Loài B và loài C bị cạnh tranh khốc liệt hơn loài A và D. à đúng

31 tháng 7 2017

Đáp án C

I. Loài A và loài D có quan hệ cạnh tranh với nhau. à sai, A và D không cạnh tranh nhau.

II. Loài B và loài C cạnh tranh với nhau. à đúng

III. Nếu điều kiện sống của môi trường không thay đổi nhưng do bị con người khai thác làm cho loài A bị giảm số lượng thì có thể sẽ dẫn tới làm tăng số lượng cá thể của loài B. à đúng

IV. Loài B và loài C bị cạnh tranh khốc liệt hơn loài A và D. à đúng