cảm nghĩ về câu truyện sự tích đền trúc hà nam
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau khi đọc trong sự tích đền Tiên La, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Vũ Thục Nương. Nàng sinh ra trong gia đình bốc thuốc cứu người, vừa đẹp người đẹp nết, văn võ song toàn đã làm quận trưởng Phạm Danh Hương si mê. Đôi trai tài gái sắc ấy ngỡ sẽ có một cuộc sống viên mãn nhưng sóng gió lại ập tới khiến Thục Nương tan cửa nát nhà. Nhưng cô gái ấy vẫn giữ cho mình nghị lực sống kiên cường nhất định phải trả nợ nước thù nhà. Thục Nương đã chiêu tập binh mã, dựng cờ khởi nghĩa, lập đàn tế trời dấy binh chống lại quân xâm lược phương Bác - điều mà một người phụ nữ sống trong thời đại phong kiến không mấy ai có đủ dũng cảm và tài chí để làm được như nàng. Nhưng đáng tiếc tài chí của người con gái ấy không gặp thời, thế giặc rất mạnh không đủ sức chống trả nên nàng đã hi sinh cùng quân sỹ của mình tại Kim Quy. Thời gian đã trôi qua hàng nghìn năm song câu chuyện về Vũ Thục Nương - người con gái dũng cảm và tài năng ấy chưa bao giờ bị lãng quên mà luôn sống mãi cùng đất nước muôn đời.
Em tham khảo dàn ý nhé:
I. Mở bài
- Giới thiệu về truyện cổ tích Tấm Cám: Là truyện cổ tích thần kì kể về cuộc hành trình kiếm tìm hạnh phúc gian nan của Tấm
- Trình bày khái quát những suy nghĩ về câu chuyện: Tấm Cám cho chúng ta những bài học cuộc sống, nuôi dưỡng những khát khao và khiến ta có thái độ đánh giá đúng đắn về thiện - ác.
II. Thân bài
1. Nhân vật và những mâu thuẫn xung đột của nhân vật
a. Nhân vật
- Nhân vật Tấm:
+ Là cô bé mồ côi mẹ từ bé, sống cùng dì ghẻ và cô em gái cùng cha khác mẹ.
+ Chịu sự đối xử bất công, độc ác của dì ghẻ, sự ganh ghét, bắt nạt của Cám, phải làm lụng vất vả suốt ngày .
- Mẹ con Cám:
+ Cám: lười biếng, được mẹ nuông chiều chơi dông dài
+ Hai mẹ con Cám mưu mô, thủ đoạn, dùng lời ngon ngọt lừa dối, bóc lột, tước đoạt những niềm vui vật chất và tinh thần của Tấm.
→ Thể hiện sự đồng cảm, xót thương cho thân phận của Tấm, đồng thời lên án, bất bình trước cách đối xử của mẹ con Cám đối với Tấm
b. Những mâu thuẫn xung đột của nhân vật.
- Xuất phát từ mối quan hệ gia đình giữa Tấm và dì ghẻ: Mâu thuẫn dì ghẻ con chồng.
- Xuất phát từ mối quan hệ giữa Tấm và Cám: Mâu thuẫn con chung – con riêng.
- Xuất phát từ thân phận và những hành động, cách đối xử của mẹ con Cám với Tấm: Mâu thuẫn thiện – ác.
→ Những xung đột đó trở thành sườn của câu chuyện, mâu thuẫn ngày càng tăng tiến, xung đột ngày càng quyết liệt, người đọc hồi hộp chờ đợi diễn biến và kết quả của cuộc đấu tranh ấy.
2. Diễn biến mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám
a. Những mâu thuẫn xoay quanh hơn thua về vật chất và tinh thần.
- Cám lười biếng nhưng muốn cướp phần thưởng là tấm lụa đào nên đã lừa Tấm lấy hết giỏ tép. Tấm ngồi khóc, được Bụt hiện lên tặng cho con cá bống
- Mẹ con Cám muốn diệt trừ người bạn duy nhất của Tấm, đã lừa Tấm đi trăn trâu ở cánh đồng xa, ở nhà giết thịt cá bống. Tấm khóc, bụt hiện lên mách Tấm chôn xương cá vào bốn chân giường.
- Mẹ con Cám không muốn cho Tấm đi xem hội, đã trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt riêng ra. Tấm khóc. Bụt hiện lên sai chim sẻ xuống giúp đỡ, cho Tấm quần áo, giày, xe ngựa đi trẩy hội. Tấm đánh rơi chiếc giày và được làm hoàng hậu.
⇒ Bày tỏ những cảm nhận về nhân vật thông qua những mâu thuẫn trên:
+ Thương xót cho số phận cô Tấm, hiền lành, chịu khó, nhu mì. Ở chặng đường này, Tấm là cô gái quá mỏng manh, yếu đuối, không làm chủ được cuộc đời, chỉ biết khóc khi bị ngược đãi, hành hạ.
+ Bất bình trước những hành động ngược đãi, những thủ đoạn thủ đoạn cướp đoạt trắng trợn vật chất và tinh thần của mẹ con Cám
⇒ Bày tỏ những cảm nhận về ý nghĩa rút ra từ mâu thuẫn, xung đột.
+ Sự xuất hiện của các chi tiết kì ảo: Ông bụt, con gà biết nói, xương cá bống, chim sẻ là sự bênh vực, tương trợ của nhân dân khi đứng trước hoàn cảnh éo le của Tấm.
+ Thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, ở hiền gặp lành.
b. Xung đột một mất một còn xoay quanh ngôi vị hoàng hậu.
- Xung đột lúc này trở nên gay gắt, quyết liệt, không còn là mâu thuẫn gia đình mà là mâu thuẫn xã hội:
+ Mẹ con Cám đuổi cùng giết tận hòng chiếm đoạt vinh hoa phú quý, không cho Tấm con đường sống.
+ Tấm có sự phát triển trong hành động, phản kháng, đấu tranh một cách mãnh liệt để giành và giữ lấy hạnh phúc vớn thuộc về mình
- Những lần hóa thân của Tấm:
+ Tấm về ăn giỗ cha, mẹ con Cám lừa Tấm trèo lên cây cau, sau đó chặt gốc cau sau đó cướp ngôi hoàng hậu.
+ Tấm hóa thành chim vàng anh báo hiệu cho sự trở về của mình “giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch...chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”. Mẹ con Cám giết thịt chim vàng anh.
+ Tấm hoá thành cây xoan đào tỏa bóng mát cho nhà vua. Mẹ con Cám chặt cây làm khung cửi.
+ Tấm hóa thành con ác trên khung cửi, trực tiếp tuyên chiến với kẻ thù “Cót ca cót két, lấy tranh chồng chi, chị khoét mắt cho”. Mẹ con Cám sợ hãi đem đốt khung cửi.
+ Tấm hóa thành quả thị, hằng ngày bước ra giúp bà hàng nước quét dọn, têm trầu, gặp lại nhà vua và trở về cung làm hoàng hậu.
⇒ Tấm đã có sự trưởng thành, từ bị động sang chủ động, từ yếu đuối, nhu mì trở nên kiên cường, mạnh mẽ. Người đọc không còn thấy thương hại, đồng cảm cho Tấm mà cảm thấy hả hê, vui mừng vì sức sống, sự chiến đấu không khoan nhượng của Tấm trước những âm mưu thâm độc của mẹ con Cám. Sau đó là sự cổ vũ, niềm tin về chiến thắng bất diệt của cái thiện trước cái ác.
⇒ Thể hiện thái độ căm phẫn, bất bình trước những hành động thâm độc, đuổi cùng giết tận của mẹ con Cám
⇒ Ý nghĩa của những lần hóa thân của Tấm: Thể hiện sức sống bất hiệt của cái thiện, ước mơ về một lẽ sống công bằng của nhân dân ta “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”
- Hành động trả thù của Tấm
+ Trước sự ngỡ ngàng và khát khao được xinh đẹp như chị, Tấm đã để Cám xuống hố, rội nước sôi cho trắng đẹp rồi chết
+ Dì ghẻ ăn mắm làm từ thịt con gái cũng kinh khiếp lăn ra chết.
⇒ Có ý kiến đồng tình, có ý kiến phản đối kết thúc này bởi nó mâu thuẫn với sự hiền lành, thùy mị của Tấm
⇒ Bày tỏ sự đồng tình với kết thúc này bởi: tấm là nhân vật chức năng, cô có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của nhân dân giao phó là trừng trị tận gốc cái ác. Kết truyện phù hợp với mong muốn của nhân dân.
3. Nghệ thuật
- Cốt truyện li kì, hấp dẫn
- Sử dụng các yếu tố kì ảo
- Xây dựng những mâu thuẫn xung đột có sự tăng tiến, nhân vật có hai tuyến thiện ác rõ ràng.
III. Kết bài
- Khái quát lại những cảm nhận về truyện cổ tích Tấm Cám
- Thể hiện thái độ ca ngợi đối với Tấm, lên án, phê phán mẹ con Cám.
- Rút ra những bài học từ câu chuyện: Hạnh phúc có ngay chốn trần gian, con người hãy đấu tranh để giành lấy hạnh phúc thuộc về mình.
“Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng- nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Học Tập - Giáo dục » Văn mẫu » Bài văn hay lớp 7
Mỗi tác phẩm văn học chắc chắn đều mang lại cho em những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau, vậy Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà của các em là gì, em cùng viết bài văn để bày tỏ cảm nghĩ của mình về tác phẩm cũng như trau dồi thêm cho mình kĩ năng viết bài văn biểu cảm cho tốt hơn.Bài viết liên quan
- Tinh thần yêu nước trong bài thơ Nam quốc sơn hà
- Nam quốc sơn hà - bản tuyên ngôn độc đầu tiên
- Soạn bài Sông núi nước Nam
- Cảm nhận khi đọc Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi
- Chứng minh nhận định: Nam quốc sơn hà là bài ca yêu nước hùng tráng chống xâm lăng...
1. Bài mẫu số 1
2. Bài mẫu số 2
3. Bài mẫu số 3
4. Bài mẫu số 4
5. Bài mẫu số 5
6. Bài mẫu số 6
Đề bài: Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà
6 bài văn mẫu Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà
Bài Mẫu Số 1: Cảm Nhận Khi Đọc Bài Thơ Nam Quốc Sơn HàNam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.
Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thơ:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)
Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.
Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất "đắt" ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.
Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do "Trời" định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!
Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.
Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!
Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.
1 câu chuyện truyền thuyết: Con Rồng Cháu Tiên.
1 câu chuyện cổ tích: Tấm Cám.
Chúc bạn học tốt!
Em tham khảo:
Lão Hạc trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao là một nông dân nghèo nhưng giàu lòng tự trọng. Với nhân vật cùng tên với tác phẩm thì tác giả đã xây dựng nên một '' lão hạc - người giàu lòng tự trọng ''. Tại sao lại có ý kiến như vậy và nó có ý nghĩa như thế nào? Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng ở nhiều phương diện về mặt vật chất, tinh thần. Từ việc lão đã bán đi Cậu Vàng - con chó cùng chung sống với lão bao năm nay trong khi con trai lão đi phu đồn điền. Đó là con chó mà lão rất thương và xem như là con của mình nhưng vì không muốn sài đất mà vợ lão tậu cho con trai nên lão đành bán con chó. Ngoài ra, lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo bởi lão không muốn làm phiền đến vợ chồng ông giáo. Hơn thế nữa, lão Hạc đã tính toán rất chỉnh chu cho việc làm ma sau này cho mình, nhờ ông giáo giữ hộ số tiền khi nào lão chết thì lấy để lo hậu sự chứ không muốn phiền đến bà con trong làng. Qua từng chi tiết đó, ta có thể nhận thấy Lão Hạc rất giàu lòng tự trọng.
Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến
tham khảo
Đền Đuổm (xã Động Đạt, huyện Phú Lương) (Nguồn: Nguyễn Đức Hạnh, Đại học Thái Nguyên) Ngày xưa có một gia đình nghèo khổ. Hai vợ chồng chỉ sinh được một người con trai. Khi người con mới lên hai tuổi thì người bố qua đời. Hai mẹ con tần tảo nuôi nhau. Trên núi Đuổm ngày ấy có một bầy tiên nữ xuống đánh cờ. Chàng trai nhà nghèo lớn lên cũng làm cái nghề của bố, ngày ngày chàng lên rừng lấy củi về bán, lấy tiền nuôi mẹ già. Chàng trai còn là người có tư chất thông minh, tuấn tú, hiếu học nên chàng chỉ tự học mà đã tinh thông các ban võ nghệ, lại giỏi văn chương thơ phú. Tương truyền có lần chàng đã giết được một con hổ thọt thành tinh chuyên ăn thịt người trên núi Cấm, trừ hoạ cho mọi người nên dân trong vùng ai nấy đều mến phục. Đương khi thấy dân làng nghèo khổ mà chàng chưa nghĩ được kế giúp người già, con trẻ thì tình cờ một hôm lên núi Đuổm, chàng gặp bảy nàng tiên. Sau khi hỏi han trò chuyện về gia cảnh, chàng được nàng tiên thứ bảy đem lòng yêu mến. Một hôm nàng nghe chàng kể về ý muốn cứu dân, nàng bèn cởi tấm áo đang mặc trên mình trao cho chàng trai và dặn rằng: "Chàng hãy mặc áo này vào thì mọi người sẽ không còn nhìn thấy chàng, chàng có thể vào kho báu của nhà vua lấy vàng bạc về cho mọi người". 21 Từ đó, chàng nghèo khổ nọ đã nhiều lần lấy được của cải nhà vua phân phát cho người nghèo. Kho báu của nhà vua ngày càng vơi. Nhà vua tra khảo lính canh thì bọn họ dập đầu kêu oan. Trong bọn có người nói: ngày ngày anh ta chỉ thấy có mỗi một con bướm bay ra, bay vào nhà kho, chứ tuyệt nhiên không thấy bóng một người qua lại. Nhà vua bày kế bắt con bướm. Thế là chàng trai mồ côi tốt bụng bị nhốt vào cũi, giải về kinh đô. Tại sao lại có chuyện con bướm bay vào bay ra và con bướm đó lại là chàng trai? Có người chưa hiểu cho là áo ma. Thật ra đó chính là vì chàng trai mặc chiếc áo tàng hình của nàng tiên thứ bảy cho. Số là vì có một hôm chàng đi rừng lấy măng, đốn củi, bị vướng cây nhọn rách một miếng nhỏ. Mẹ chàng không hay biết, bèn đem vải thường vá vào một miếng nhỏ vừa bằng hai cánh bướm. Hình ảnh con bướm ấy chính là miếng vải trần gian. Thuở ấy, khi chàng trai đang bị giam cầm trong ngục tối, có lính canh giữ cẩn thận để chờ ngày xét xử, thì nước ta có giặc ngoại xâm. Thế giặc mạnh như vũ bão, người người bị chết, nhà nhà đau khổ, cả một vùng biên ải tan hoang. Trước tin tức tới cấp báo về kinh đô, nhà vua chưa biết ứng phó ra sao thì từ trong ngục tối, chàng trai tính được vận nước, ngỏ lời xin được nhà vua cho đi giết giặc lập công. Nhà vua cả mừng, lập tức đồng ý. Chàng trai ra trận như một vị tù trưởng oai phong lẫm liệt, đầu chít khăn đầu rìu màu xanh, vận võ phục màu xanh. Nhân dân nghe tin, theo chàng đi đánh giặc rất đông. Nghe nói giặc có nhiều phép thuật, gươm chặt, giáo đâm không chết nhưng cũng bị đạo quân của chàng đánh cho tan tác. Giặc tan, đất nước thanh bình, chàng trai lại đem đoàn quân của mình lên vùng núi Đuổm lập trang trại để sinh sống. Chàng không cần chức tước, bổng lộc, ơn huệ của nhà vua. Khi vị tướng đã trở về già, ông làm nghề thuốc chữa bệnh cho dân. Người đời gọi ông là ông lang già núi Đuổm. Tương truyền sau khi ông mất, dân trong vùng tưởng nhớ mà lập đền thờ trên núi Đuổm. […] Ngày nay, đền Đuổm đã bị thời gian và chiến tranh tàn phá, nhưng nền móng xưa vẫn còn in dấu tích nhắc nhở về người xưa cảnh cũ. Đền đã được xây dựng lại nhiều lần. Ở đền chính, trên hai cột gian giữa còn đắp nổi một đôi câu đối: Quan Triều hiển thánh thiên thu tại, Động Đạt giáng thần vạn cổ hinh. (Đất Quan Triều hiển thánh từ ngàn năm vẫn còn đó, Xã Động Đạt giáng thần muôn đời hương khói thơm ngát).
3. kể về danh nhân dương tự minh
4. quê ở : làng quan triều , phủ phú lương , tỉnh thái nguyên ( nay là phường quan triều , TP. thái nguyên )