K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2022

Ngày Tết Nguyên Đán là ngày lễ cổ truyền được người dân ngóng đợi nhất trong cả một năm.

Từ tháng chạp, nghĩa là trước Tết cả một tháng là người ta đã rục rịch chuẩn bị cho Tết rồi. Đó là những tự định, những tính toán. Nào là Tết này đi đâu chơi, Tết này mua hoa gì, làm mứt gì. Dù chỉ mới là trong những câu nói, những cuộc chuyện trò, nhưng không khí đã rất xôm tụ.

Làng em cũng vậy. Dù giàu hay nghèo, người ta đều mong Tết. Từ độ mười ngày trước Tết, bà con làng xóm đã bảo ban nhau làm sạch đường phố. Nhổ cỏ, dọn rác, trồng hoa. Rồi cả treo cờ đỏ sao vàng nữa chứ. Chờ qua hai ba đưa ông Táo về trời. Tết mới thực sự dạm ngõ. Khắp nơi, mọi người rạo rực hẳn lên. Đến như là một cái lễ hội dọn nhà. Từ nhà trong nhà ngoài, nhà trên nhà dưới, từ cái bát cái chén đến bộ bàn ghế, cái gì cũng mang ra chà rửa. Chăn ga áo quần giặt phơi đầy trên các sào tre. Dọn dẹp xong xuôi, ấy là bắt đầu đến sắp Tết. Tầm này hàng quán bày đủ các mặt hàng. Mà lạ cái là toàn là màu vàng màu đỏ thôi. Nghe bảo đó là màu của may mắn. Áo quần mới nè, giày dép mới nè, tóc mới nè. Rồi cả bánh kẹo, hạt mứt nữa. Nhà nào có điều kiện thì mua cây quất, cây mai, cây đào, nhà nào kém hơn xíu thì mua cành, mua bó. Kiểu gì thì cũng phải có hoa. Rồi sát nữa, người ta bắt đầu gói bánh chưng, bánh tét. Ở phố người ta thường đi mua, chứ ở quê em, mọi người thích tự làm lắm. Má bảo, phải tự làm mới có không khí Tết. Thế là gói bánh, rồi làm mứt. Đám con nít vui tít mù cả lên. Vui nhất mấy ngày này, phải nói đến sự trở về của những người con xa quê. Tay xách nách mang, rồi con rồi cháu. Chao ôi! Vui chả kể xiết.

Qua đêm giao thừa pháo hoa bắn tưng bừng, Tết thực sự đã về. Ai cũng thay áo quần mới xinh đẹp. Nhà cửa đã được trang hoàng từ trước. Tươi vui rạng rỡ với khay bánh mứt kẹo là vài bài nhạc xuân rộn ràng. Rồi trong sự ngóng đợi của mấy đứa trẻ, người ta bắt đầu đi chúc Tết nhau, lì xì cho nhau, chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Chẳng cần lo lắng chuyện học hành hay tiền bạc. Chỉ cần vui xuân mà thôi.

Đó chính là những ngày Tết hạnh phúc ở quê em đó. Tuy không to và hào nhoáng như thành phố lớn, nhưng vẫn vui vẻ vô cùng.

8 tháng 3 2022

Nếu có tk thì ghi vào nhé

22 tháng 1 2022

Em thấy lì xì năm mới cho trẻ em là cũng rất tốt,nhưng theo em là có một số trường hợp là tự giữ tiền lì xì rồi đi mua đồ linh tinh là ko dc

Ý kiến riêng 

=)))

22 tháng 1 2022

Có gì thiếu/sai mong góp ý ạ

12 tháng 5 2017

- Dân tộc Việt ta có một thứ thức ăn mang đậm tính truyền thống vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Đó chính là hai loại bánh xuất hiện từ ngàn đời nay: bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời. Hai thứ bánh ấy thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam . Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

- Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

11 tháng 10 2018

Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được cái nguồn gốc, cái xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết trọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn liều thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là khôn biết làm gì, tôi được mộ vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi được bản tay khéo léo cả ông làm ra. Khi biết được truyện là có một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng và nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giày của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.

11 tháng 10 2018

Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được cái nguồn gốc, cái xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết trọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn liều thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là khôn biết làm gì, tôi được mộ vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi được bản tay khéo léo cả ông làm ra. Khi biết được truyện là có một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng và nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giày của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.

5 tháng 2 2023

Ý 1:

- Trước khi tết đến:

+ Mọi người thường lau dọn nhà cửa, sắm sửa tân trang những đồ dùng mới trong nhà.

+ Chuẩn bị các loại hoa quả, bánh trái, mứt kẹo, đào…

+ Làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, báo cáo về một năm đã qua.

- Trong dịp tết: 

+ Mọi người chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.

+ Người lớn sẽ mừng tuổi trẻ em những đống tiền lấy may.

+ Cùng nhau đi chúc tết, đi chơi xuân. 

+ Đi đền chùa cầu may, cầu phúc, cầu bình an cho gia đình.

- Ý nghĩa: 

+ Đem đến một năm mới an lành tươi mới. 

+ Thăm hỏi chúc sức khỏe họ hàng, hàn huyên chuyện năm cũ, chúc mừng cho năm mới. 

+ Là dấu mốc đánh dấu một năm đã qua, năm mới đã đến.

 

5 tháng 2 2023

Ý 2: 

Mỗi vùng miền lại có những phong tục khác nhau vào dịp Tết. Các phong tục thể hiện văn hóa của vùng, miền, tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của Việt Nam.
 

1 tháng 10 2016

Em có suy nghĩ gì về phong tục Bánh chưng , Bánh giầy

Những dịp lễ Tết, vào ngày Giỗ Tổ hay khi gia đình có cỗ lớn, thì bây giờ, ở nhiều nơi, nhất là ở những đô thị hiện đại, bánh chưng, bánh dày đã trở thành một thứ hàng quà, được bán hàng ngày phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân. Nó được coi như một loại bánh để ăn chơi, có khi là ăn quà sáng, quà chiều, có khi là món ăn dùng trong những dịp cưới xin, giỗ chạp...

1 tháng 10 2016

Em có suy nghĩ gì về phong tục Bánh chưng , Bánh giầy

Sự tích bánh chưng bánh dày tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính; lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh dày là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc. Nó còn mang ý nghĩa về vũ trụ, nhân sinh. Bánh chưng hình vuông, có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc âm, tượng trưng cho đất. Bánh dày hình tròn không có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc dương, tượng trưng cho trời nên phải màu trắng, không nhân vị.

18 tháng 1 2023

Hiện tại mình đã được nghỉ học gần 1 tuần (Nghỉ từ tối ngày 20 Âm lịch), lịch nghỉ của mình sẽ tới hết mồng 10 tháng giêng (Kiểu đôi khi ĐH được nghỉ nhiều í). Trong thời gian này mình có về quê và phụ giúp gia đình một xíu, bên cạnh đó vẫn là các hoạt động vui chơi, sinh hoạt. Có lẽ năm nay mình sẽ đi xem bắn pháo bông và đi chúc tết họ hàng, mình nghĩ điều đặc biệt ở đây là vì nó là quê hương của mình, hơn 5 tháng chưa quay lại, nhiều cơ sở cửa hàng mở ra, nhiều con đường được tu sửa, thật nhiều thay đổi. Hy vọng rằng sau hai năm, dịch tễ Covid đã từng đeo bám những mùa Tết thì năm nay người dân chỗ mình nói riêng và người dân cả nước nói chung sẽ được ăn một cái tết ấm lành, trọn vị, đoàn viên.

Cuối cùng, chúc quý thầy cô giáo của HOC24.VN OLM.VN LIB24.VN sẽ có một kì nghỉ Tết đúng nghĩa. Còn với các bạn thành viên, sinh viên - học sinh sẽ có những phút giây tuyệt vời. Cầu chúc cho những ngày cuối năm an lành, những ngày năm mới vui tươi. 

 

18 tháng 1 2023

Cũng chỉ vài ngày nữa là đã tết nguyên đán , trường em đã cho hs nghỉ học bắt đầu từ ngày hôm nay rồi cô ạ . Cũng là ngày mà em được về quê đón tết và đón giao thừa cùng ông nội và họ hàng nhà nội . Ở quê em , có phong tục là làm bánh chưng , làm mứt tết , đón giao thừa ,.... Mỗi buổi tối giao thừa thì thường đốt lửa trại rồi tụ họp xung quanh hát những bài hát ngày tết và cùng ngắm pháo hoa .

29 tháng 1 2019

Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh…”

Tết từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Cách đón Tết nay và Tết xưa của người Việt đã có ít nhiều thay đổi, nhưng có một nét văn hóa đặc sắc không bao giờ thay đổi là phong tục lì xì. Lì xì ngày Tết cổ truyền đã trở thành một phong tục có từ lâu đời của đất nước ta.

Không có tài liệu nào ghi chép chính xác về sự ra đời của phong tục lì xì. Chỉ có những sự tích thú vị kể lại rằng, phong tục lì xì ngày Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu những đứa trẻ con khi chúng đang ngủ ngon giấc khiến chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau, trẻ đau đầu, sốt cao làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng. Cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi nọ mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm túc trực bên bé. Sau khi chú bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy. Phép lạ này lan truyền, rồi cứ Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những chiếc túi màu đỏ tặng cho trẻ con. Tiền đó được gọi là tiền mừng tuổi.

Cũng có truyền thuyết khác về phong tục này liên quan đến con trai Dương Qúy Phi đời nhà Đường – Trung Quốc và đời Tần. Nhưng tựu chung lại, phong tục lì xì ngày Tết đều bắt nguồn với ý nghĩa là tặng tiền mừng cho trẻ con, mong ước chúng lớn lên được tiền lộc có thể vượt qua tuổi mới với những điều tốt lành và may mắn. Phong tục này du nhập vào Việt Nam từ rất lâu trước kia với tên gọi lì xì hoặc mừng tuổi và còn giữ mãi đến tận hiện tại.

Phong tục lì xì ngày Tết diễn ra vào những ngày đầu năm mới, tức là sau khoảnh khắc giao thừa. Lì xì bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết mà có thể lì xì trong suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Khi sang năm mới, trẻ con sẽ đến thăm ông bà, họ hàng, chúc Tết. Những người lớn chuẩn bị sẵn phong bao lì xì, đựng tiền may mắn, có thể ít hoặc nhiều tặng cho trẻ con. Phong bao lì xì thường có màu đỏ – một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Tuy nhiên, ngày nay phong bao lì xì còn được thiết kế nhiều màu sắc và hình dáng, họa tiết khác nhau cùng những câu chúc ngắn gọn ý nghĩa như: “Phát tài phát lộc”, “an khang thịnh vượng”, “xuân sum vầy”,…

Những ngày trước, người nhận lì xì thường chỉ là trẻ con. Nhưng ngày nay, người lớn cũng được nhận lì xì. Đôi khi là anh, chị lì xì em, con cái lì xì bố mẹ, ông bà để chúc nhau những điều tốt lành.

Phong tục lì xì mang những ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo – không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày tết. Phong bao lì xì cho trẻ con màng ý nghĩa bình tuổi mới bình an, may mắn. Phong bao lì xì cho ngườ lớn như cha mẹ, ông bà thể hiện sự hiếu kính và lời chúc sức khỏe của con cháu. Đặc biệt, phong bao lì xì tượng trưng cho tài lộc, đầu năm người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì người ta càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc… Phong tục lì xì không những là một nét đẹp trong ngày Tết cổ truyền dân tộc mà còn thể hiện những tình cảm đáng quý của con người Việt Nam.

Trải qua bao biến đổi thăng trầm của thời đại, phong tục lì xì vẫn còn nguyên vẹn mỗi dịp Tết đến xuân về. Một phong bao lì xì nhỏ lại chứa đựng nhiều ý nghĩa yêu thương, quả thực là phong tục đáng quý lâu đời của đất nước.

29 tháng 1 2019

Từ nhiều đời nay, lì xì là một trong những tục lệ tốt đẹp không thể thiếu của dân tộc Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về. Không ai biết phong tục này có từ bao giờ, chỉ biết là rất lâu rồi, lì xì ngày Tết đã trở thành thông lệ mỗi dịp đầu năm mới và là nét văn hóa độc đáo, là bản sắc truyền thống của người Việt.

Có nhiều ý kiến cho rằng, phong tục lì xì ngày Tết cổ truyền của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (giảng viên Văn học Dân gian trường ĐH KHXH&NV Hà Nội) cho biết: “Lì xì” có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, phát âm theo âm Hán Việt là “Lợi thị” (lãi chợ) mà người Việt Nam đọc chệch ra thành lì xì. Lì xì còn được gọi bằng những tên khác là mở hàng hay tiền phát vốn với kỳ vọng buôn bán có lãi và hiện nay được dùng chung là từ mừng tuổi. Dù được gọi với tên gọi nào thì lì xì cũng mang nghĩa là tiền hên, tiền may mắn, điều lành, điều tốt. Tặng lì xì là tặng món tiền thể hiện điều lành và may mắn cho đứa trẻ”.

Bắt đầu từ thời khắc giao thừa chính thức bước sang năm mới đến khi hết Tết, những người lớn tuổi trong gia đình sẽ phát lì xì mừng tuổi cho con cháu để lấy may, kèm theo là lời chúc làm ăn phát đạt, tấn tới, học hành giỏi giang, ngoan ngoãn… Còn con cháu cũng biếu ông bà, cha mẹ những phong lì xì đỏ thắm để chúc sức khỏe và trường thọ.

Lì xì ngày Tết: Nét đẹp văn hóa Việt - 2
Tục mừng tuổi, lì xì đầu năm là nét đẹp văn hóa, mang ý nghĩa của lời chúc may mắn, sức khỏe và sung túc. Tùy theo mỗi nhà, số tiền mừng tuổi được chuẩn bị sẵn trong mỗi phong bao lì xì là khác nhau, có thể là tiền lẻ hoặc tiền chẵn. Và ý nghĩa cũng không nằm ở số tiền nhiều hay ít tiền mà tục lì xì tượng trưng cho tài lộc đầu năm


Người Việt quan niệm rộng rãi trong làm ăn thì sẽ được nhiều phúc lộc, nên vào ngày đầu năm, người ta phát lì xì cho trẻ em để trong năm làm ăn, buôn bán có lãi. Cho đi hay nhận lại được càng nhiều bao lì xì thì càng tốt, vì đó là biểu hiện của “phát tài phát lộc”. Bởi thế, tục lì xì ngày Tết đã được gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay.

Người Việt không trực tiếp đưa tiền mừng tuổi cho nhau mà xếp tiền gọn gàng, kín đáo trong những phong bao lì xì đỏ thắm (màu sắc tượng trưng cho sự may mắn) và còn thơm mùi giấy mới. Việc làm này cũng thể hiện sự ý nhị trong văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt khi không muốn người nhận được lì xì so bì về sự ít nhiều của số tiền tượng trưng mà dẫn đến những điều không vui trong ngày Tết. Bởi theo niềm tin của người Việt cũng như người dân ở các nước châu Á, đầu năm như thế nào thì cả năm sẽ như vậy, nên họ sẽ làm tất cả mọi điều có thể để tránh xui xẻo và những gì không mong muốn.

Năm đó có một cặp vợ chồng hiếm muộn, ngoài 50 mới sinh được mụn con trai. Tết đến, có 8 vị tiên đi ngang qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ bị yêu quái quấy nhiễu nên đã hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm ở cạnh bảo vệ cậu bé. Khi chú bé đã ngủ say, cha mẹ liền đem gói 8 đồng tiền vào một tờ giấy đỏ, đặt lên gối của con rồi mới đi ngủ. Giao thừa, yêu quái đến, vừa giơ tay để xoa đầu đứa bé thì những tia vàng sáng chói ánh lên từ chiếc gối khiến nó giật mình kinh hãi và bỏ chạy. Quá đỗi vui mừng tìm được cách ứng phó với con yêu quái, hai vợ chồng thuật lại đầu đuôi câu chuyện cho mọi người trong làng. Từ đó cứ đến Tết, người dân lại bỏ tiền xu vào phong bì đỏ đưa cho trẻ em cầm bên mình để xua đuổi yêu ma, những điều xấu xa, để trẻ lớn lên khỏe mạnh, an lành. Truyền thuyết về tục lì xì ngày Tết của Trung Quốc kể rằng, xưa kia, mỗi khi đến đêm giao thừa con yêu quái tên Tụy lại xuất hiện và trêu ghẹo trẻ nhỏ bằng cách xoa đầu khiến chúng giật mình và khóc thét lên khi đang ngủ. Hôm sau trẻ sẽ đau đầu, sốt cao, bởi vậy các bậc cha mẹ phải thức suốt đêm để canh phòng.

Các học giả cũng không xác định được phong tục lì xì ngày Tết được lưu truyền vào nước ta từ khi nào, chỉ biết cứ gần Tết, người người nhà nhà lại tất bật chuẩn bị những phong bao lì xì đỏ thắm, được trang trí với những ánh vàng kim để mừng tuổi cho mọi người trong dịp đầu năm mới.

Cùng với cây quất, cành đào, hộp mứt Tết và cặp bánh trưng, nếu thiếu tục lì xì, hẳn là ngày Tết vẫn chưa thật trọn vẹn. Bởi Tết với người Việt không chỉ là dịp nghỉ ngơi đón năm mới mà còn là những ước vọng và sự san sẻ hạnh phúc, cùng chúc nhau và hướng về tương lai tươi đẹp. Và để chuyển tải những ước vọng trong khoảnh khắc xuân sang Tết đến, để chào đón luồng sinh khí mới mà đất trời ban tặng, cùng là lấy may dịp đầu năm, ngoài những câu chúc ấm áp thân tình, người Việt còn trao nhau phong bao lì xì ngày Tết.

17 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

   Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện – Hải Dương. Ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là "Truyền kỳ Mạn Lục" gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện "vợ chàng Trương". Qua việc xây dựng hình tượng Vũ Nương với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại chịu nhiều oan khuất, Nguyễn Dữ đã bày tỏ lòng thương cảm với Vũ Nương, với những người có số phận hẩm hiu giống nàng.

   Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương thuộc phủ Lý Nhân, xuất thân trong một gia đình nghèo khó, vừa có nhan sắc lại có đầy đủ đức hạnh. Vì thế Trương Sinh con nhà hào phú đã xin mẹ trăm lạng vàng để cưới về.

    Phẩm hạnh tốt đẹp của Vũ Nương được thể hiện rất rõ trong các mối quan hệ với gia đình. Trong cuộc sống vợ chồng, nàng cư xử rất đúng mực, nhường nhịn, luôn biết giữ gìn khuôn phép cho nên dù chồng đa nghi, đối với vợ phải phòng ngừa quá mức nhưng vợ chồng không bao giờ thất hoà. Như vậy dù cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu và có dấu hiệu mua bán nhưng gia đình luôn êm ấm bởi đức hạnh của Vũ Nương. Khi tiễn Trương Sinh đi lính, nàng rót chén rượu đầy dặn dò những lời tình nghĩa đằm thắm thiết tha: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm hoa trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi". Lời tiễn biệt đó cho thấy nàng không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu mong chàng bình yên trở về. Đó là mong ước giản dị, bình thường của người vợ, người phụ nữ luôn mong cuộc sống gia đình sum vầy, hạnh phúc. Không chỉ vậy, nàng còn biết cảm thông trước nỗi vất vả, gian lao mà người chồng phải chịu đựng khi ra chiến trường: "Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ hiền lo lắng". Rồi nàng còn nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình trong những ngày chồng đi xa: "Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú. Dù có thư tín nghìn hàng, cũng không sợ có cánh hồng bay bổng". Những câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng nhịp nhàng như nhịp đập thổn thức của trái tim người vợ trẻ, lời tiễn biệt ân tình thể hiện tình yêu thương chồng và niềm khát khao một mái ấm hạnh phúc. Xa chồng, Vũ Nương không lúc nào không nghĩ đến, không nhớ thương: "Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn nơi góc bể chân trời không thể nào ngăn được". Tác giả đã dùng những hình ảnh ước lệ, mượn cảnh vật thiên nhiên để diễn tả sự trôi chảy của thời gian. Thời gian trôi qua, không gian cảnh vật thay đổi, mùa xuân tươi vui đi qua, mùa đông ảm đạm lại đến còn lòng người thì dằng dặc một nỗi nhớ mong. Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên tường và nói với con rằng "cha Đản lại đến" không chỉ muốn con ghi nhớ bóng hình người cha trong trái tim non nớt của nó, mà còn thể hiện tình cảm của nàng trước sau như một, gắn bó như hình với bóng. Nói với con như vậy để làm vơi đi nỗi nhớ thương chồng. Tâm trạng đó của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người vợ có chồng đi lính trong thời loạn lạc:

 

                       "Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời
                        Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
                        Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"
                       ( Trích "Chinh phụ ngâm" - Đoàn Thị Điểm)

   Không chỉ là một người vợ thủy chung mà Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo. Khi chồng đi lính, nàng vẫn còn trẻ nhưng đã phải gánh vác mọi việc trong gia đình chồng. Trong xã hội, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu rất khó dung hoà vậy mà Vũ Nương vẫn rất yêu quý, chăm sóc mẹ chồng như đối với cha mẹ đẻ của mình. Khi mẹ chồng ốm, nàng "hết sức thuốc thang và lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào, khôn khéo, khuyên lơn". Những lời nói dịu dàng, những cử chỉ ân cần của nàng thật đáng trân trọng. Đặc biệt lời trăn trối của bà mẹ chồng trước khi mất: "Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà gượng cơm cháo. Song tuổi thọ có chừng, số trời khó tránh. Đêm tàn chuông đổ, số tận mệnh cùng; một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, không khỏi phải phiền đến con. Chồng con xa xôi, mẹ chết lúc nào, không thể kịp về đền báo được. Sau này trời giúp người lành, ban cho phúc trạch, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, mong sông xanh kia chẳng phụ con cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ" là sự ghi nhận, đánh giá rất cao công lao của Vũ Nương đối với gia đình. Đặt trong xã hội lúc bấy giờ thì đây là lời đánh giá thật xác đáng và khách quan khiến ta cảm nhận được nét đẹp trong phẩm chất của Vũ Nương. Rồi đến khi mẹ chồng mất, nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như cha mẹ ruột. Nàng làm những việc đó không chỉ vì bổn phận và trách nhiệm của người con dâu mà còn xuất phát từ lòng yêu thương, sự hiếu thảo mà nàng đã dành cho mẹ. Rõ ràng Vũ Nương là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Trong cả ba tư cách: người vợ, người con, người mẹ, tư cách nào cũng nêu cao được đức hạnh của nàng: chung thủy, yêu thương chồng tha thiết, rất mực yêu thương con, hiếu thảo với mẹ chồng. Nàng là mẫu người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến xưa, nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc bà được mọi người trân trọng.

   Cứ ngỡ người phụ nữ như Vũ Nương sẽ có một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn, nhưng nàng lại vướng vào oan khuất đắng cay. Đó là khi Trương Sinh trở về, nghe lời con trẻ mà nghi nàng thất tiết và đã cư xử phũ phàng. Trước khi tự vẫn, nàng cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Nàng nói đến thân phận, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thủy chung của mình: "Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp". Những lời nói của nàng đều vì muốn hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có ngu cơ tan vỡ. Vũ Nương đã hết lời phân trần nhưng Trương Sinh không tin, vẫn mắng mỏ nàng thậm tệ và đánh đuổi nàng đi. Hạnh phúc gia đình - nỗi khao khát cả đời nàng đã tan vỡ, tình yêu không còn: "Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm sa, đâu còn có thể lại lên núi vọng phu kia nữa". Cuộc hôn nhân đã không thể nào hàn gắn nổi. Bao công sức xây đắp tổ ấm đã trở nên vô nghĩa. Không thể nào giải được nỗi oan khuất, nàng tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng mình: "Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ". Lời than như một lời nguyền xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất của nàng. Hành động trẫm mình xuống dưới sông Hoàng Giang là hành động cuối cùng để bảo toàn danh dự. Nàng tìm đến cái chết trong nỗi tuyệt vọng nhưng cũng có sự chỉ đạo của lí trí: nàng tắm gội chay sạch trước khi chết và cầu nguyện một cách thanh thoát.

 

   Tuy nhiên Vũ Nương vì trong sáng, vô tội nên được Linh Phi cứu giúp đưa về động rùa. Ở dưới thủy cung, nàng có được một cuộc sống sung túc cùng các tiên nữ nhưng nàng vẫn không nguôi nỗi đau trần thế, nỗi nhớ gia đình, quê hương và đặc biệt luôn khao khát được phục hồi danh dự. Hình ảnh Vũ Nương trở về trong đàn tràng giải oan của Trương Sinh và lời nói vọng vào của nàng thể hiện nàng là người ân nghĩa thủy chung. Đàn tràng giải oan, sự ân hận muộn màng của Trương Sinh thể hiện tấm lòng vị tha cao thượng. Điều đó còn thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẽ công bằng, người tốt dù trải qua bao nhiêu oan khuất cuối cùng cũng được minh oan.

   Truyện thành công nhờ việc sắp xếp các tình tiết hợp lí, cách tạo tình huống thắt nút, mở nút. Trên cơ sở cốt truyện có sẵn, tác giả sắp xếp thêm một số tình tiết, thêm bớt, tô đậm những tình tiết có ý nghĩa làm cho diễn biến hợp lí, tăng tính bi kịch làm câu chuyện trên hấp dẫn. Nguyễn Dữ đã khéo léo sử dụng các yếu tố kì ảo tạo kết thúc có hậu làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật chính.

   Qua vẻ đẹp và bi kịch của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã lên án, tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của người giàu, người đàn ông, đồng thời thể hiện tấm lòng trân trọng của mình đối với người phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh thiệt thòi trong xã hội.