ĐỀ SỐ 7I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lầnCó kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ, trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng...
Đọc tiếp
ĐỀ SỐ 7
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ, trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng”
(Ngữ văn 7- tập 2, trang 60)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn văn
Câu 3: Câu văn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có là câu chủ động hay bị động? Hãy biến đổi thành kiểu câu ngược lại.
Câu 4: Tìm các cụm C-V làm thành phần câu hoặc cụm từ trong đoạn văn trên
Câu 5 : Viết đoạn văn chứng minh luận điểm: “Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”
II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm)
Giải thích câu tục ngữ
“Thương người như thể thương thân”
Đoạn văn trên cho ta thấy rằng :
Văn Chương thật đẹp và tuyệt vời làm sao. Nó đã đề cao giá trị cốt yếu của văn chương và cho ta biết được, văn chương là 1 phần không thể thiếu đối với mỗi chúng ta
ND:Hoài Thanh khẳng định nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.