kể thời gian phát đề)
I Đọc hiểu: (4đ)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
" Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một
truyền thống quý bảu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi
sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và lũ cướp nước.. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ
của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kinh, trong bình
pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kin
đáo trong rương, trong hòm. Bon phận của chúng ta là
làm cho những của quý kin đảo ấy đều được đưa ra trưng
bày. ".
Cầu 1: a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào ? Tác giả là
ai ?
b. Nếu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn
trên.
Câu 2:
a. Rút gọn câu là gì ? Xác định những câu rútgọn đồng thời cũng là câu bị động có trong đoạn trích trên
b. Những câu rút gọn đó được dùng với mục đích
gì?
Câu 3: a. Đoạn văn đã nêu lên một chân lí. Chân lí đó là
gi?
b. Là học sinh, em thể hiện lòng yêu nước bằng
cách nào ?
IITẬP làm văn: (6d)
Em hãy viết bài văn nghị luận chứng minh câu tục
ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 :
`-` Trích từ văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
`-` Văn bản trích trong : Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II.
`-` Tác giả : Chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 2 : PTBĐ chính : nghị luận
Câu 3 : Luận điểm : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Câu 4 : Tác dụng : thể hiện tinh thần yêu nước mãnh liệt của nhân dân ta, nhờ tinh thần đó mà chúng ta mới giành lại được độc lập dân tộc.
Câu 5 : Tác giả đã khẳng đinh :
`-` Lòng yêu nước của nhân dân đủ mạnh mẽ và to lớn để lướt qua mọi sự nguy hiểm.
`-` Đủ can đảm và giàu tình yêu nước để nhấn chìm giặc ngoại xâm.
Phần II.
Câu 1 : Tham khảo:
Trên dải đất hình chữ S đã phải chịu bao nhiêu là đau thương và mất mát. Hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta vẫn với "một lòng nồng nàn yêu nước" đứng lên chiến đấu anh dũng để dành độc lập cho Tổ Quốc, quét sách bọn giặc ngoại xâm. Và từ xưa đến giờ, tuổi trẻ, thanh niên vẫn luôn là đôi cánh to lớn nhất, mạnh mẽ nhất để bảo vệ đất nước. Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ. Có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng…. Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.
Câu 2 : Tham khảo:
* Tìm hiểu đề: sách là người bạn lớn của con người
- Cần tìm hiểu về sách
- Sách là gì ? Có lợi ích như nào ?
- Cần đưa ra những biểu hiện cụ thể
I> MỞ BÀI:
- Giới thiệu về sách: một người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại chính là sách
- Dẫn dắt đi vào câu nói của M.Go-rơ-ki: '' sách là người bạn lớn của con người ''
II> THÂN BÀI:
1. Giải thích câu nói:
– Sách là gì ?
- Là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại.
– Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này
- Sách tốt là gì ?
- Sách tốt là đem lại cho chúng ta những kiến thức đúng đắn, hay và bổ ích
=> Đừng nên đọc những loại sách xấu mà nên chọn lựa sách tốt mà học
2. Đưa ra các biểu hiện:
a. Tại sao sách là con đường sống?
– Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người.
– Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách.
– Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.
b. Vậy sách có tác dụng gì đối với chúng ta?
– Sách giống như một người bạn, người thầy, dạy chúng ta những điều hay, nuôi dưỡng tâm hồn và làm giàu trí tuệ cho mỗi người. Chính vì vậy, việc đọc sách cần được thực hiện mỗi ngày giống như ăn uống, đọc nhiều, tích lũy nhiều, làm nền tảng cho trí thức và phát triển tâm hồn.
- Sách tốt thì chính là tài sản tri thức quý báu, nguồn tri thức vô tận của những người vĩ đại để lại. Sách tốt là sách mang tính giáo dục, chứa những nội dung có ích, có tác động tích cực đến cuộc đời, cách nghĩ và hành vi của mỗi người.
- Sách tốt làm bồi dưỡng, tu dưỡng những tình cảm tư tưởng đẹp đến mỗi cá nhân. Còn bạn hiền là người bạn không chỉ giúp ích cho chúng ta mà còn luôn giúp chúng ta phát triển bản thân về mọi mặt. Một người bạn hiền sẽ là bệ đỡ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống.
- Sách tốt giống như một người bạn hiền vì cuốn sách này sẽ truyền những thông tin có ích cho bạn đọc. Những câu chữ trong sách sẽ gây dựng những cách nghĩ và việc làm tích cực cho người đọc.
c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề
– Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng.
– Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi đê tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.
III. Kết bài
– Đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức.
– Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.
* Bài văn tham khảo:
Câu nói của M. Go-rơ-ki: “sách là người bạn lớn của con người” gợi cho em nhiều suy nghĩ tích cực về sách.
Sách chính là kho tàng tri thức, những cái nhìn từ tổng quát đến riêng biệt về nhiều lĩnh vực đời sống và tình cảm của con người. Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại. Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này. Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách. Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.
Sách tốt làm bồi dưỡng, tu dưỡng những tình cảm tư tưởng đẹp đến mỗi cá nhân. Còn bạn hiền là người bạn không chỉ giúp ích cho chúng ta mà còn luôn giúp chúng ta phát triển bản thân về mọi mặt. Một người bạn hiền sẽ là bệ đỡ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. Sách tốt giống như một người bạn hiền vì cuốn sách này sẽ truyền những thông tin có ích cho bạn đọc. Những câu chữ trong sách sẽ gây dựng những cách nghĩ và việc làm tích cực cho người đọc. Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng. Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi đê tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân. Nói tóm lại, đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức. Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.
Sách luôn có vai trò lớn trong lĩnh vực đời sống lẫn tinh thần của con người. Nó tạo cho con người cuộc sống đa dạng và phong phú hơn. Làm cho con người có cái nhìn nhận thế giới đặc sắc hơn.
I/ Đọc hiểu
Câu 1: Nội dung: Nhận định về lòng yêu nước
Câu 2: Trạng ngữ: Từ xưa đến nay ➩ Ý nghĩa: chỉ thời gian
Câu 2 : Trạng ngữ chỉ là Từ xưa đến nay thôi ạ, có cần thêm mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng khum ???
a, Trích từ văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Tác giả : Hồ Chí Minh
b, PTBĐ : nghị luận
c, Nội dung : đề cập tới truyền thống yêu nước sâu sắc của nhân dân ta mỗi khi có giặc ngoại xâm.
d, Trạng ngữ :
- Từ xưa đến nay `->` chỉ thời gian
- mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng `->` chỉ nguyên nhân
Tham khảo
a) Đoạn văn trên trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tác giả là Hồ Chí Minh
b) Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận
c) Nội dung chính của đoạn văn: Nêu lên tinh thần yêu nước nồng nàn và tha thiết của dân tộc ta. Ca ngợi tinh thần đó là một truyền thống quý báu cần giữ gìn.
d) Trạng ngữ có trong đoạn văn: Từ xưa đến nay
-> Công dụng: Thể hiện lòng yêu nước bền vững với thời gian
a) Xác định câu chủ đề của đoạn văn?
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
Chủ đề của đoạn văn khẳng định lòng yêu nước củ nhân dân dân ta
b) Nêu vấn đề nghị luận của đoạn văn?
=> Nghị luận về tinh thần yêu nước của dân tộc , người Vn.
c) Chỉ ra hình ảnh so sánh trong đoạn văn? Cho biết tác dụng của hình ảnh so sánh đó.
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
=> Giới thiệu nhân dân ta luon có một lòng yêu nước nồng nàn và khẳng định lòng yêu nước chính là truyền thống quý báu của người Việt Nam.
d) Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn nghị luận hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
=> Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Ý nghĩa văn chương.
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Nghị luận
b. Nội dung chính: Nói lên sức mạnh của lòng yêu nước- một truyền thống quý báu từ lâu đời của dân tộc ta có thể đánh bại mọi kẻ thù, nhấn chìm mọi âm mưu của lũ bán nước và lũ cướp nước.
c. Qua đoạn văn trên, lòng yêu nước đã được thể hiện là một tinh thần mạnh mẽ. Đó là thành quả của sự đoàn kết giữa mỗi người dân, cùng đồng lòng, cùng quyết tâm hướng về Tổ quốc. Lòng yêu nước đó còn là truyền thống quý báu tự bao đời nay, luôn được ông cha ta lưu truyền, con cháu nối dõi. Dù thời gian có trôi bao lâu thì tinh thần ấy vẫn sẽ mãi còn tồn tại, mãi là trách nhiệm của mỗi người dân cần bảo vệ, đem tinh thần yêu nước ra như một niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
1. Đoạn trích được trích trong văn bản ''Tinh thần yêu nước của nhân dân ta'' của chủ tịch Hồ Chí Minh.
PTBĐ: Nghị luận
Phương pháp lập luận: Nhân - quả
2.
Em tham khảo:
Tác giả đã lập luận theo các cách như sau:
+ Lập luận hàng ngang (1) theo quan hệ nhân quả: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước (nguyên nhân) -> nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước (kết quả).
+ Lập luận hàng ngang (3) theo quan hệ tổng phân hợp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (Kết quả) -> Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ…(cụ thể) -> Đều giong nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước (kết quả).
+ Lập! luận hàng ngang (4) theo quan hệ tương đồng: Bổn phận của chúng ta -> giải 1 thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo —> làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc kháng chiến.
+ Lập luận hàng dọc (1) theo quan hệ suy luận tương đồng theo dòng thời gian: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước -> Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại -> đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước —> Bổn phận của chúng ta.
3.
Em tham khảo:
Lòng yêu nước nồng nàn (Câu rút gọn chủ ngữ). Đây cũng chính là truyền thống quý báu từ ngàn đời của dân tộc ta. Lòng yêu nước được thể hiện sâu sắc, đặc biệt qua các cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lăng từ xa xưa trong lịch sử. Họ là những người anh hùng tiêu biểu đã chỉ huy trận chiến, góp phần làm nên trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đến hôm nay(Trạng ngữ chỉ thời gian), những người dân được gọi với danh từ chung là các cụ già tóc bạc, các cháu nhi đồng, kiều bào ở nước ngoài, đồng bào vùng tạm chiếm, các chiến sĩ ngoài mặt trận, nam nữ công nhân, nông dân, người phụ nữ, bà mẹ chiến sĩ…. không ai nhớ tên nhớ tuổi của họ nhưng đó là những con người thầm lặng đã không quản ngại gian khổ, hi sinh, đóng góp công sức, mô hôi nước mắt cho chiến đấu. Đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, tất cả để giữ trọn vẹn non sông bờ cõi cho đất nước. Truyền thống yêu nước nồng nàn đó được phát huy và tiếp nối từ xưa đế nay, từ tổ tiên ngày trước đến thế hệ con cháu mai sau. Lòng yêu nước ấy như vật báu của quốc gia, nhưng không vì thế mà chúng ta cất giữ kín đáo.