K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 2: Tìm các câu kể Ai là gì? trong các câu sau. Xác định vị ngữ của các câu đó:a.                                   Đầu lòng hai ả tố nga                       Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.           Vị ngữ trong câu là…………………..​Nguyễn Dub.                                Em là con gái Bắc Giang                           Rét thì mặc rét nước làng em lo.​Vị ngữ trong câu là…………………..         Tố Hữuc.                             ​    Đêm nay...
Đọc tiếp

Bài 2: Tìm các câu kể Ai là gì? trong các câu sau. Xác định vị ngữ của các câu đó:

a.                                   Đầu lòng hai ả tố nga

                       Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.          

 Vị ngữ trong câu là…………………..

​Nguyễn Du

b.                                Em là con gái Bắc Giang 

                          Rét thì mặc rét nước làng em lo.​

Vị ngữ trong câu là…………………..

         Tố Hữu

c.                             ​    Đêm nay con ngủ giấc tròn

                           Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.​​

Vị ngữ trong câu là…………………..

​Trần Quốc Minh

2
8 tháng 3 2022

a. là chị, là Thúy Vân

b. là con gái Bắc Giang

c. là ngọn gió của con suốt đời

8 tháng 3 2022

a. Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.

b. Em là con gái Bắc Giang 

c. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.​​

27 tháng 4 2022

a) 

Bốn câu thơ khiến người đọc đã có thể hình dung được hình ảnh của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều. Mai tượng trưng cho sự thanh nhã, cao sang còn tuyết tượng trưng cho vẻ đẹp trong trắng. Nguyễn Du đã khéo léo ví von vẻ đẹp của hai chị em như “mai” và “tuyết” thực sự rất tinh tế và đầy ẩn ý.

b)

Biện pháp tu từ là : nhân hóa :'' Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang'' 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

:)))

undefined

Bốn câu đầu: giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em thúy kiều-câu thơ đầu: giới thiệu chung                                "Đầu lòng hai ả tố nga"+Thúy Kiều thúy vân là hai cô con gái đầu lòng của gia đình họ vương+Phép ẩn dụ ước lệ tượng trưng "tố nga" ngầm chỉ hai cô gái đẹp như hằng nga giáng thế+Từ thuần việt "đầu lòng", "ả" => lời giới thiệu nhân vật gần gũi, thân thiện-Câu thơ thứ...
Đọc tiếp

Bốn câu đầu: giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em thúy kiều

-câu thơ đầu: giới thiệu chung

                                "Đầu lòng hai ả tố nga"

+Thúy Kiều thúy vân là hai cô con gái đầu lòng của gia đình họ vương

+Phép ẩn dụ ước lệ tượng trưng "tố nga" ngầm chỉ hai cô gái đẹp như hằng nga giáng thế

+Từ thuần việt "đầu lòng", "ả" => lời giới thiệu nhân vật gần gũi, thân thiện

-Câu thơ thứ hai: thứ bậc của mỗi người

                                   Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân

+Phép liệt kê=>trong hai chị em thúy kiều là chị còn em là thúy vân

+Từ "chị em" đứng giữa câu=> mối quan hệ thân thiết, gắn bó ko rời

-Câu thứ ba: vẻ đẹp chung của hai chị em

                             Mai cốt cách tuyết tinh thần

+Phép ẩn dụ ước lệ tượng trưng "mai,tuyết" và phép đảo ngữ nhấn mạnh cả hai đều có ngoại hình mảnh mai, duyên dáng, thanh tao và tâm hồn trong sáng, thánh thiện=> đẹp người đẹp nết

-Câu cuối: khái quát vẻ đẹp chung và riêng 

                             Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

+Dù cả hai đều rất đẹp nhưng mỗi người lại có nét riêng

+Thành ngữ"mười phân vẹn mười" cả hai đều đẹp hoàn hảo, hoàn mĩ,là vẻ đẹp lí tưởng

Viết đoạn văn diễn dịch cảm thụ bốn câu đầu đoạn trích "Chị em thúy kiều" đã cho gợi ý.Gạch chân chỉ rõ 1 lời dẫn trực tiếp, 1 lời dẫn gián tiếp, 1 câu bị động

CẦN RẤT GẤP!!!!!!

1

Với bốn câu thơ đầu bằng cách giới thiệu hết sức khái quát, Nguyễn Du đã giới thiệu cho người đọc thấy sơ qua về vẻ đẹp của hai tuyệt sắc giai nhân Thúy Vân và Thúy Kiều. Ngay từ câu thơ đầu, nhà thơ đã dùng từ "tố nga" - chỉ những cô gái đẹp như hằng nga hạ thế. Dụng ý rất rõ ràng. Nhà thơ muốn nói với người đọc về vẻ đẹp sắc nước hương trời của Kiều - Vân. Cả hai đều là những giai nhân mĩ lệ hiếm có trên thế gian. Ngoài ra, thi nhân còn giới thiệu mối quan hệ của cả hai người: "Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân". Hai từ "chị em" đặt cạnh nhau cho thấy mối quan hệ gắn bó thân thiết. Để làm nổi bật vẻ đẹp của cả hai chị em, Nguyễn Du dùng đến hai hình ảnh ước lệ "mai, tuyết". Mai tượng trưng cho sự thanh nhã, cao sang còn tuyết tượng trưng cho vẻ đẹp trong trắng. Nguyễn Du đã khéo léo ví von vẻ đẹp của hai chị em như “mai” và “tuyết” một cách tinh tế và đẩy ẩn ý. Vẻ đẹp của họ đều đã đạt đến mức "mười phân vẹn mười". Chị em Kiều - Vân được miêu tả gắn với cái đẹp hoàn mĩ trở thành vẻ đẹp lí tưởng ở thời đại bây giờ. Song người ta thường nói "Hồng nhan bạc mệnh". Cách hé mở về vẻ đẹp của hai chị em khiến độc giả không thể ngừng tò mò về số phận của họ ở tương lai.

14 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

- Tác giả rất tinh tế khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.

- Với thủ pháp đòn bẩy, tác giả làm nổi bật vẻ của Kiều cả về nhan sắc lẫn tài năng.

  Ngay trong câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” tác giả gợi lên sự sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn.

  Với bút pháp ước lệ tượng trưng, bức họa về nàng Kiều với đôi mắt trong sáng, long lanh thể hiện tâm hồn trong trắng, trí tuệ sắc sảo của nàng.

  Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn dự báo trước cuộc đời đầy sóng gió của Kiều.

 Thúy Vân tác giả tập trung tả về nhan sắc, với Thúy Kiều, tác giả một phần tả sắc và hai phần để tả về cái tài của nàng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Biện pháp đối được sử dụng trong đoạn trích: khuôn trăng – nét ngài, đầy đặn – nở nang, học – ngọc, cười – thốt, mây – tuyết, thua – nhường, nước tóc – màu da.

- Việc sử dụng biện pháp đối trong trong đoạn trích giúp người đọc hình dung rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến.

18 tháng 12 2016

- Có một gia đình có 2 cô con gái đầu lòng xinh đẹp. Cô chị tên là Thúy Kiều, em là Thúy Vân. Cả hai cô đều có một tâm hồn trong sáng cùng một dáng vẻ mảnh mai duyên dáng. Cả 2 đều đẹp nhưng mỗi người có một vẻ đẹp khác nhau.

23 tháng 11 2021

Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

ND ngắn gọn : Vẻ đẹp thanh tao, vẹn toàn. Nhưng cũng rất khác biệt của chị em Kiều và Vân. Chúc bn học tốt :3

23 tháng 11 2021

- Bạn tự làm nhé!

-Gợi vẻ  đẹp thanh cao ,duyên dáng , trong trắng của hai thiếu nữ .Mỗi người mới vẻ không giống nhau nhưng cả hai đều đẹp một cách hoàn mĩ.

9 tháng 11 2018

1. Mở bài:

Chị em Thúy Kiều là đoạn trích nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du – nhà thơ nhân đạo xuất sắc cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo to lớn, đồng thời cũng là đỉnh cao nghệ thuật của thơ ca tiếng Việt, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật mà đoạn trích này là một ví dụ tiêu biểu: (trích dẫn thơ)

2. Thân bài: Các ý chính:

- So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều, Nguyễn Du đã tả Thúy Vân bằng những câu thơ:

      “Vân xem trang trọng khác vời,

   ..................

   Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Nó là vẻ đẹp của sự hài hòa và dung hòa được với "xung quanh".

- Vân đã đẹp, Kiều còn đẹp hơn:

      “Kiều càng sắc sảo mặn mà

   ..................

   Sắc đành đòi một tài đành họa hai”

Thúy Kiều chẳng những rất đẹp mà còn tài hoa nữa: Kiều giỏi thơ, giỏi họa, giỏi đàn, … Và tâm hồn đa sầu, đa cảm ấy còn tìm đến những khúc ca ai oán:

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên “bạc mệnh” lại càng não nhân.

- Tả Thúy Kiều và Thúy Vân, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng bởi quan niệm tạo hóa hay ghen ghét với những người tài sắc (Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen). Qua cách miêu tả có thể thấy, tài sắc của Thúy Kiều như báo trước một cuộc đời dữ dội với đầy gian nan, trắc trở sau này. Đoạn trích thể hiện kín đáo dụng ý nghệ thuật nêu trên của Nguyễn Du.

3. Kết bài

Qua đoạn trích này, Nguyễn Du đã hết sức trân trọng đề cao vẻ đẹp con người, vẻ đẹp hoàn thiện , hoàn mỹ của hai chị em Kiều. Đây chính là một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo, nhân văn trong Truyện Kiều vậy. Tuy "mỗi người một vẻ" nhưng có thể thấy rõ vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp phúc hậu đài các, còn vẻ đẹp Thúy Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, đa tình. Đây là nét khác biệt cơ bản giữa hai chị em.

8 tháng 6 2023

Thuần Việt: đầu lòng, chị, em, tinh thần, mỗi, người, một, vẻ, mười.

=> Tác dụng: câu thơ giữ được vẻ đẹp giản dị riêng của người Việt, không quá gò bò theo từ nước khác và từ đó làm cho câu thơ hấp dẫn hay hơn.

Hán việt: tố nga, cốt cách, tuyết tinh thần, phân, vẹn.

=> Tác dụng: tăng ngữ điệu cho câu thơ thêm phần mượt mà, sắc sảo, từ ngữ đọc lên hay hơn và qua đó làm cho lời thơ dễ đi sâu vào lòng người đọc.

28 tháng 3 2022

Tham khảo:

câu 1: 

Lí do thứ nhất: Thúy Vân còn trẻ.

+ Tình máu mủ" tình cảm chị em ruột thịt.

+ Lời nước non " lời nguyện ước trong tình yêu.

Lí do thứ hai: Viện đến tình cảm chị em ruột thịt, Kiều mong Vân thay mình trả nghĩa với chàng Kim.

+ Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” " chỉ cái chết.

Lí do thứ ba: Được vậy thì Kiều có chết cũng được mãn nguyện, thơm lây vì em đã giúp mình sống trọn nghĩa với chàng Kim.

câu 2:

    Khi trao duyên cho Vân. Kiều đã nhắc đến những kỉ niệm của tình yêu: hai người tặng quạt cho tặng để hẹn ước trăm năm Khi ngày quạt ước; uống chén rượu để thề nguyền chung thủy khi đêm chén thề; kỉ vật của tình yêu Chiếc vành với bức tờ mây; đêm thề nguyền với mảnh hương nguyền, và cảnh nàng đàn cho Kim Trọng nghe phím đàn, so tơ phím này.

      Kiều nhắc tới những kỉ niệm của tình yêu với chàng Kim trước Thúy Vân ta cảm nhận thấy như nàng đang sống lại với tình yêu của nàng và Kim Trọng. Những kỉ vật của tình yêu, những ngày sống ngọt ngào trong mối tình tuyệt đẹp không thể nào mờ phai trong lòng nàng, tái lại, nó là những hồi ức khắc sâu, in đậm trong tâm trí nàng. Tình yêu trong Kiều có sức sống thật mãnh liệt. Kiều là người hết sức sâu sắc trong tình yêu. Trao duyên cho em nhưng nàng không thể nào trao được tình yêu chàng Kim của nàng cho Vân. Tay trao mà lòng cố giữ. Tình yêu trong nàng càng mãnh liệt bao nhiêu, càng sâu sắc bao nhiêu thì bi kịch càng cao bấy nhiêu. Kiều đã bước đến tột cùng của sự đau đớn.

Câu 3: 

han đề bài thơ là Trao Duyên nhưng tại sao mở đầu bài thơ lại khó hiểu như vậy. “Cậy em, em có chịu lời”, đây giống như một lời nhờ cậy, một lời gửi duyên phận của mình cho người khác, nhờ họ thay mình tiếp tục một mỗi duyên dang dở. Nguyễn Du đã sử dụng từ “cậy” để cho chúng ta thấy rằng, Thúy Kiều đã nhờ bằng tất cả niềm hi vọng và tin tưởng, đồng thời dùng tự “chịu” để thể hiện cho việc phải đồng ý, phải bắt buộc nhận lời, không thể từ chối.Qua đó có thể thấy được tình yêu sâu sắc, chân thành của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Và càng thấy cái nghĩa cái tình của của Thúy Kiều và Kim Trọng nó lớn biết nhường nào. Em ơi, ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Câu thơ như xé tâm can người con gái. Vừa cảm thấy có lỗi với người em gái, vừa cảm thấy xót xa cho số phận của mình. Kiều đã dùng lễ nghi lạy trước thưa sau, thay đổi ngôi của hai người để ràng buộc Thúy Vân. Để cái tình của mình trao lại cho em.

      Sau đó, Thúy Kiều bắt đầu giải bày lí do cho những hành động trước đó. “ Giữa đường đứt gánh tương tư/ Keo loan chấp nối tơ thừa mặc em”. Câu thơ là sự giải bày cho em biết là cuộc tình của chị bây giờ đành dang dở “đứt gánh tương tư”. Cuộc tình của Kiều vừa mới chớm nở nhưng không thể đơm hoa kết trái bởi sóng gió đang ập đến. Kiều đau khổ, sót xa nhưng không thể làm khác được, đành trao lại mối duyên này cho em. Nàng đã mượn điển tích “keo loan” để nói lên ý định muốn Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Nàng cảm thấy có lỗi, cảm thấy ray rứt vô cùng đối với em, vì cảm thấy như mình ép duyên, buộc em phải nhận, nhưng vẫn giao phó “ tơ thừa” để “mặc” Thúy Vân quyết định.

 

      Mặc dù đã trao duyên cho em, nhưng dường như mối tơ duyên vẫn đè nặng trong lòng Thúy Kiều. Những kỉ niệm ngọt ngào như ùa về trong lòng, nàng đành bày tỏ tâm sự cùng em.

“Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.”

      Câu thơ đã liệt kê ra những kỉ niệm của Thúy Kiều và Kim Trọng, kỉ niệm cùng quạt ước, cùng nâng chén rượu thề nguyện, chúng ta dễ dàng nhìn thấy một cảnh tượng vô cùng sống động đang diễn ra của đôi uyên ương. Đẹp biết mấy. Từ “khi” được lập lại ba lần gợi cho ta cảm nhận một tình cảm sâu nặng, nhưng xót xa và dày xé tâm can nàng cũng như người đọc. Nguyên nhân tại đâu mà dẫn đến cơ sự này.

“Sự đâu song gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.”

      Quá khứ tươi đẹp là thế, nhưng hiện tại của nàng, từ khi chàng Kim về chịu tang, bao sóng gió ập đến, đứng giữa chữ hiếu và tình nàng phải làm sao đây. Hoàn cảnh trái ngang, cha và em mắc oan bị bắt, nàng phải bán thân mình mới cứu được họ, nhưng người nàng yêu, một lòng vì nàng, lời thề nguyện mới hôm nào chưa kịp nguội. Cả một con tim đang chảy máu, đau đớn, day dứt, quằn quại. Nhìn cảnh cha và em bị tra tấn, đòn roi, là một người con có hiếu, nàng đành hi sinh tình yêu để làm trọn phận con, để báo đáp công ơn. Nàng nói cho em hiểu nổi đau của mình, mong em hiểu và chấp nhận lời yêu cầu ngang trái đó. Nàng sợ em mình không đồng ý, đã cố gắng dùng mọi lí lẻ để thuyết phục em.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

      Nàng dùng tình máu mủ, nàng dùng đến cái chết để thuyết phục. Nguyễn Du đã dùng các thành ngữ để giúp nàng Kiều thể hiện sự quyết tâm thuyết phục em chấp nhận yêu cầu. Tình nghĩa của chàng Kim rất quan trọng, dù nàng có phải thịt nát xương mòn thì nàng cũng chấp nhận, chỉ mong sao Vân giúp nàng nối duyên với Kim Trọng. Dù xuống suối vàng nàng vẫn ngậm cười, vẫn cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện. Chính cách viện dẫn đến tình máu mủ và cái chết ấy đã khiến Vân không thể chối từ. Có thể nói đây là cách duy nhất để vẹn lý, vẹn tình.Đây cũng có thể là một lời trăn trối của nàng, mà ắt hẳn cả chúng ta cũng không thể nào nhẫn tâm từ chối yêu cầu ngạt lý đó. Nghe những lời xót xa đó, hẳn sẽ khiến nàng Vân càng thêm yêu quý chị mình.

      Thể thơ lục bát đã giúp cho Nguyễn Du dễ dàng khắc họa tâm trạng dằn vặt, sự đớn đau khi phải hi sinh chữ tình để vẹn tròn chữ hiếu của Thúy Kiều. Nàng đã được ông tô vẽ lên thật đẹp đẽ trong lòng người đọc. Một cô gái quá mong manh nhưng rất mạnh mẽ.

 

      Trao duyên đã cho chúng ta thấy được một cảnh đời đầy bi kịch, một số phận nghiệt ngã đến xé lòng của nàng Kiều. Nhờ sự trải nghiệm và cái nhìn sâu sắc cùng khả năng sử dụng từ điêu luyện của Nguyễn Du đã khiến cho nội tâm của nhân vật như được khắc họa rõ nét nhất, từ nổi đau đến tâm hồn của Kiều như đang trải dài qua từng câu chữ. Khiến người đọc mãi không thể thôi xót thương.

Câu 4: 

- Sử dụng từ ngữ tinh tế, tài tình

- Sử dụng thành ngữ dân gian, hình ảnh ẩn dụ

- Thủ pháp nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ

- Giọng thơ nhẹ nhàng, da diết, giàu cảm xúc.