K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nêu nội dung chính của đoạn trích sau: Trong năm Quang Thải đội nhà Trần, người ở Hòa Châu tên là Từ Thức, vì có phụ ấm được bổ làm tri huyện Tiên Du Bên cạnh huyện có một tòa chủa danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, đến kỳ hoa nở thì người các nơi đến xem đóng rận rịp, thành một đám hội xem hoa từng bùng lắm Tháng Hai năm Bính Tý (niên hiệu Quang Thái thứ chín (1396)...
Đọc tiếp

Nêu nội dung chính của đoạn trích sau: Trong năm Quang Thải đội nhà Trần, người ở Hòa Châu tên là Từ Thức, vì có phụ ấm được bổ làm tri huyện Tiên Du Bên cạnh huyện có một tòa chủa danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, đến kỳ hoa nở thì người các nơi đến xem đóng rận rịp, thành một đám hội xem hoa từng bùng lắm Tháng Hai năm Bính Tý (niên hiệu Quang Thái thứ chín (1396) đời nhà Trần), người ta thấy có cô con gái, tuổi độ mười sảu, phần son điểm phát, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời, đến hội ấy xem hoa Cô gải vin một cành hoa, không may cành giản mà gãy khắc, bị người coi hoa bắt giữ lại, ngày đã sắp tối vẫn không ai đến nhận. Từ Thức cũng có mặt ở đám hỏi, thấy vậy động lòng thương, nhân cởi tấm ảo còn gầm trắng, đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người đều khen quan huyện là một người hiện đức. Song Từ Thức vẫn tính hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh, việc sổ sách bỏ in cả lại thường bị quan trên quở trách rằng: Thân phụ thầy làm đến đại thản mà thấy không làm nổi một chức trì huyện hay sao! Từ than rằng: - Ta không thể vì số lượng năm đầu gạo đỏ mà buộc minh trong ủng lợi danh. Âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụ gì ta đâu vậy. Bèn cởi trả ẩn tin, bỏ quan mà vẻ. Vốn yêu cảnh hang động ở huyện Tổng Sơn, nhân làm nhà tại đây để ở. Thường dùng một thằng nhỏ đem một bầu rượu, một cây đàn đi theo, mình thì mang mấy quyền thơ của Đào Uyên Minh, hễ gặp chỗ nào thích ý thì hi hững ngủ rượu ra uổng. Phàm những nơi nước tủ non kì như núi Chích Trợ, động Lục Vân, sông Lãi, của Nga, không đâu không từng có những thơ để vịnh.

1
15 tháng 4 2021

Việc Từ Thức đề thơ vịnh cảnh ở nhiều nơi cho thấy chàng là một người có tâm hồn tự do, phóng khoáng, yêu thiên nhiên,yêu thích sự tự do và bay nhảy, thích những thú vui của một thi nhân xưa: ngắm cảnh, uống rượu, ngâm thơ. Hành động từ quan của Từ Thức mang ý nghĩa tích cực. Bởi vì việc làm này của chàng thể hiện được phẩm chất không màng danh lợi và không chịu bó mình trong vòng danh lợi chật hẹp của chàng. Đồng thời, chàng từ chức để được tự do, cho thấy chàng là một người có tâm hồn tự do, phóng khoáng, yêu thiên nhiên,yêu thích sự tự do và bay nhảy, thích những thú vui của một thi nhân xưa: ngắm cảnh, uống rượu, ngâm thơ

Trong năm Quang Thái đời nhà Trần, người ở Hóa Châu tên là Từ Thức, vì có phụ ẩm được bổ làm tri huyện Tiên Du. Bên cạnh huyện có một tòa chùa danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, đến kỳ hoa nở thì người các nơi đến xem đông rộn rịp, thành một đảm hội xem hoa tưng bừng lắm. Tháng Hai năm Binh Tỷ (niên hiệu Quang Thái thứ chín (1396) đời nhà Trần), người ta thấy có cô...
Đọc tiếp

Trong năm Quang Thái đời nhà Trần, người ở Hóa Châu tên là Từ Thức, vì có phụ ẩm được bổ làm tri huyện Tiên Du. Bên cạnh huyện có một tòa chùa danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, đến kỳ hoa nở thì người các nơi đến xem đông rộn rịp, thành một đảm hội xem hoa tưng bừng lắm. Tháng Hai năm Binh Tỷ (niên hiệu Quang Thái thứ chín (1396) đời nhà Trần), người ta thấy có cô con gái, tuổi độ mười sáu, phấn son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời, đến hội ấy xem hoa. Cô gái vin một cành hoa, không may cảnh giòn mà gãy khắc, bị người coi hoa bắt giữ lại, ngày đã sắp tối vẫn không ai đến nhận. Từ Thức cũng có mặt ở đám hội, thấy vậy động lòng thương, nhân cởi tấm ảo cừu gấm trắng, đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người đều khen quan huyện là một người hiền đức. Song Từ Thức vốn tinh hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh, việc số sách bỏ ăn cả lại thường bị quan trên quở trách rằng: - Thân phụ thầy làm đến đại thần mà thầy không làm nổi một chức tri huyện hay sao! Từ than rằng: - Ta không thể vì số lương năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong ảng lợi danh. Âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụ gì ta đâu vậy. Bèn cởi trả ấn tin, bỏ quan mà về. Vốn yêu cảnh hang động ở huyện Tống Sơn, nhận làm nhà tại đấy để ở. Thường dùng một thẳng nhỏ đem một bầu rượu, một cây đàn đi theo, mình thì mang mấy quyển thơ của Đào Uyên Minh, hễ gặp chỗ nào thích ý thì hí hửng ngả rượu ra uống. Phàm những nơi nước tủ non kì như núi Chích Trợ, động Lục Vân, sông Lãi, của Nga, không đâu không từng có những thơ để vịnh. (Trích “Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên", Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr.112-113) Thực hiện yêu cầu: Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tâm hồn của Tử Thức và nêu ý kiến về hành động từ quan của nhân vật này

0
“Từ những năm Quang Thái đời vua Trần Thuận Tông có một viên quan trẻ tuổi tên là Từ Thức. Từ Thức là người học thức uyên bác lại có phụ thân làm đến đại thần nên được bổ nhiệm làm quan Tri huyện Tiên Du…Cạnh huyện Tiên Du có một ngôi chùa rất nổi tiếng. Trong sân chùa trồng được cây mẫu đơn rất quý, hễ đến kỳ hoa nở là mọi người nô nức cùng nhau đến thưởng hoa rất đông. Trở thành một...
Đọc tiếp

“Từ những năm Quang Thái đời vua Trần Thuận Tông có một viên quan trẻ tuổi tên là Từ Thức. Từ Thức là người học thức uyên bác lại có phụ thân làm đến đại thần nên được bổ nhiệm làm quan Tri huyện Tiên Du…Cạnh huyện Tiên Du có một ngôi chùa rất nổi tiếng. Trong sân chùa trồng được cây mẫu đơn rất quý, hễ đến kỳ hoa nở là mọi người nô nức cùng nhau đến thưởng hoa rất đông. Trở thành một đám hội thưởng hoa tưng bừng, nhôn nhịp. Trong đám đông có một cô gái độ chừng mười lăm, mười sáu son phấn điểm nhẹ, nhan sắc tuyệt trần cũng đến xem hoa. Vì muốn được xem rõ cành hoa mà cô gái lỡ tay làm gãy cành và bị người coi hoa trong chùa bắt vạ. Nhưng không may, cô lại không có tiền đền cho nhà chùa nên bị giữ lại đến ngày đã sắp tối mà chưa ai đến chuộ. Từ Thức có mặt trong hội thấy vậy động lòng thương, mới cởi áo gấm đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người ở đó đều lấy lòng cảm phục Từ Thức là một vị quan hiền đức, nhân hậu.

 Thế nhưng, Từ Thức vốn bản tính hay rượu, ngày thích khảy đàn, ngâm thơ vịnh cảnh vui thú thiên nhiên nên việc quan trường thường bỏ luống hay bị quan trên trách phạt. Cứ như thế đến vài năm sau, Từ Thức chán nản quan trường, lại ngán ngẫm cái vòng danh lợi trần gian quẩn quanh không dừng, chàng treo ấn từ quan mà trở về với non xanh nước ngọc. Chàng chọn nơi Tống Sơn vốn nơi chàng ưu thích phong cảnh mà dựng nhà ở lại. Ngày ngày chàng vui cảnh thăm thú thiên nhiên.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.

Câu 2: Từ Thức đã làm gì để được mọi người khen là người hiền đức nhân hậu?

Câu 3: Chỉ ra sở thích của Từ Thức được tác giả chỉ ra trong đoạn trích?

Câu 4: Việc treo ấn từ quan, cho thấy Từ Thức là người như thế nào?

Câu 5: Anh/chị hãy nhận xét về tâm hồn của Tự Thức qua việc ngâm thơ vịnh cảnh

Câu 6: Hành động treo ấn từ quan của Từ Thức có tư tưởng tiêu cực hay tích cực? Vì sao?

1
29 tháng 3 2021

tham khảo

 Câu 2 Trong đám đông có một cô gái độ chừng mười lăm, mười sáu son phấn điểm nhẹ, nhan sắc tuyệt trần cũng đến xem hoa. Vì muốn được xem rõ cành hoa mà cô gái lỡ tay làm gãy cành và bị người coi hoa trong chùa bắt vạ. Nhưng không may, cô lại không có tiền đền cho nhà chùa nên bị giữ lại đến ngày đã sắp tối mà chưa ai đến chuộ. Từ Thức có mặt trong hội thấy vậy động lòng thương, mới cởi áo gấm đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người ở đó đều lấy lòng cảm phục Từ Thức là một vị quan hiền đức, nhân hậu.

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá (2). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)Câu...
Đọc tiếp

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá (2). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)

Câu hỏi:

1/ Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? 2/ đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

3/ Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

4/ Bộ phận in đậm ở câu (1) trong đoạn trích làm thành phần gì trong câu?

5/ Giải thích cụm từ “tư dung tốt đẹp” và từ “dung hạnh” được sử dụng trong hai câu đầu đoạn trích.

6/Em hãy nêu ra phương thức liên kết trong đoạn văn trên?

7/ Hãy nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn trong đoạn trích trên. Qua đó em biết gì về tình cảm của nhà văn với nhân vật?

1
8 tháng 10 2021

1/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Truyền kì mạn lục, đoạn văn trích trong truyện thứ 16/20 truyện, câu chuyện: Chuyện người con gái Nam Xương. Tác giả là Nguyễn Dữ.

2/ Phương thức biểu đạt là miêu tả, tự sự.

3/ Nội dung chính: Miêu tả nhân vật Vũ Nương về sắc đẹp, tính tình, và chuyện chàng Trương cưới nàng về làm vợ.

4/ (cho mik hỏi là bộ phận in đậm là bộ phận nào?)

5/ "tư dung tốt đẹp": nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.

"dung hạnh": nhan sắc và đức hạnh.

6/ phương thức liên kết: phép nối, phép lặp, phép thế.

+ phép nối: từ ngữ để nối 'song'.

+ phép lặp: từ 'Trương'

+ phép thế: từ 'nàng','vợ' thế cho từ 'Vũ Nương'.

“ Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô..................dời đổi.” Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 3: Tác giả đã dẫn sử sách của Trung quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô để nhằm mục đích gì? Câu 4: Câu “Phải đâu các vua thời Tam...
Đọc tiếp

“ Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô..................dời đổi.” 

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính? 

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? 

Câu 3: Tác giả đã dẫn sử sách của Trung quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô để nhằm mục đích gì? 

Câu 4: Câu “Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời?” thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng? 

Câu 5: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nghĩ của em về tác giả, người được nhận định là “Một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân”.

cứu mình với mn ơiiii :<<

2
27 tháng 2 2022

Câu 1 :

`-` Đoạn văn trên trích trong tác phẩm : Chiếu Dời Đô

`-` Của : Lý Công Uẩn

`-` Thể loại : chiếu

`-` PTBĐ : nghị luận 

Câu 2 : Nội dung chính : dẫn chứng việc dời đô của nhà Chu, nhà Thương khiến cho vận mệnh nước lâu dài, thịnh vượng.

Câu 3 : Mục đích : dẫn chứng cho việc dời đô khỏi Hoa Lư là cần thiết để phát triển đất nước lâu dài.

Câu 4 : 

`-` Kiểu câu : hành động nói

`-` Tác dụng :  khẳng định sự đúng đắn về quyết định dời đô của Lí Công Uẩn, đồng thời là lời thuyết phục nhân dân tin vào quyết định của mình.

Câu 5 : Tham khảo:

Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các làn dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc ko chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng ; đất cao mà thoáng". Thậm chí ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân : "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn. Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.

27 tháng 2 2022

1. Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn. Thể loại của văn bản là thể chiếu. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận.

2. Nội dung chính của đoạn trích là lí do cần phải dời đô.

3. Tác giả dẫn sử sách của TQ nói về việc các vua đời xưa bên TQ cũng từng có những cuộc dời đô để cho thấy dời đô là điều cần thiết. Đây không phải lần đầu tiên có việc dời đô, việc dời đô là noi theo gương các triều đại trước, tạo điều kiện để đất nước phát triển hơn. Đây là điều tất yếu, phù hợp đạo lí.

4. Câu văn thuộc kiểu câu nghi vấn. Tác giả sử dụng câu nghi vấn đề khẳng định việc dời đô của các triều đại không phải tự theo ý mình tự tiện chuyển dời mà là dựa trên những điều kiện thực tế của đất nước, việc dời đô là cần thiết, hợp đạo lí.

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau....
Đọc tiếp

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Tre với người vất vả quanh năm...” (Trích Ngữ văn 6, tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào, của ai? Xác định thể loại của văn bản có đoạn trích trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

b. Đặt 1 câu nêu nội dung chính của đoạn trích rồi phân tích các thành phần của câu đó.

c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy.

d. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam ?

Câu 2:

a. Chép chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.

b. Em hãy đặt một câu trần thuật đơn giới thiệu về hình ảnh Lượm và phân tích cấu tạo của câu.

Câu 3 : Cho câu văn sau: ‘‘Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”

a. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu, chỉ rõ.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 4: Viết đoạn văn 8-10 câu miêu tả một vật nuôi mà em yêu quý, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có là ( gạch chân và chỉ rõ). 

0