K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2022

nhanh nhanh đi cậu hỏi này khó sem ai giỏi nha

 

7 tháng 3 2022

nhanh nhanh

 

 

    Văn bản 1: Cái Mĩ có một anh bộ đội thật đẹp. Đấy là một anh bộ đội bằng đất mẹ mới mua cho Mĩ ở phiên chợ huyện hôm qua. Anh bộ đội mới về nhà Mĩ được một lúc, phải, chỉ được một lúc thôi mà cái thế giới trẻ con khắp xóm Mít đều bàn tán, nắc nỏm, ước ao...    Bọn con gái thì cho là anh bộ đội rất hiền và xinh bởi lẽ anh ta chỉ bằng củ khoai dong, hai chấm mắt đen láy, lại có...
Đọc tiếp

    Văn bản 1:

 Cái Mĩ có một anh bộ đội thật đẹp. Đấy là một anh bộ đội bằng đất mẹ mới mua cho Mĩ ở phiên chợ huyện hôm qua. Anh bộ đội mới về nhà Mĩ được một lúc, phải, chỉ được một lúc thôi mà cái thế giới trẻ con khắp xóm Mít đều bàn tán, nắc nỏm, ước ao...

    Bọn con gái thì cho là anh bộ đội rất hiền và xinh bởi lẽ anh ta chỉ bằng củ khoai dong, hai chấm mắt đen láy, lại có cái má hồng, cái miệng nhỏ lúc nào cũng mỉm cười với chúng nó. Bộ quần áo thì xanh ngắt như thể áo con cánh cam. Mà mũ cũng có đủ huy hiệu sao vàng hẳn hoi nữa kia. Ôi, nom đến là xinh!

    Nhưng bọn con trai thì cho rằng anh bộ đội này nom rất oách, bởi lẽ rõ ràng lúc nào anh cũng mang một khẩu súng trước ngực. Mà súng tiểu liên hẳn hoi nhé! Sau lưng ụ lên cái ba lô, chắc hẳn nhiều thứ nặng lắm. Hai con mắt cứ nhìn rất thẳng vào chúng nó. Còn đôi chân thì lúc nào cũng đứng nghiêm như thể sắp đi duyệt binh. Giả dụ ai mà hô “một, hai” chắc hẳn anh ta có thể đi đều bước ngay lập tức. Oách thế kia chứ!

    Lũ trẻ con xúm xít lại, đứa nào cũng muốn xem, muốn sờ vào cái áo cánh cam, cái mũ có sao vàng, cái súng đen trũi và sờ cả vào khuôn mặt nho nhỏ hồng hồng của anh ta nữa. Thật là một anh chàng dễ dãi, đứa nào cầm đến, anh ta cũng mỉm cười tươi tỉnh, một nụ cười lành như đất! Nhưng cái Mĩ thì thật là khắt khe. Nó chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí, vừa đủ để nó khoe xong một câu: “Của tao đấy! Đẹp không?” Chỉ một loáng vậy thôi, rồi nó đòi anh bộ đội của nó ngay lại, như sợ anh ấy cười với bọn nó quá lâu.

Văn bản 2

 Trên “khuôn mặt” đáng yêu của cô bạn đồng hồ là đại gia đình số và các anh em nhà kim đồng hồ. Xung quanh mặt đồng hồ, các con số từ 1 đến 12 đứng thành vòng tròn như đang chơi trò mèo đuổi chuột. Các anh em nhà kim đồng hồ mới thật là hay. Bác kim giờ áo đỏ, chậm chạp, nặng nề lê từng bước khó khăn. Bác như người đã đứng tuổi, bước đi không còn nhanh nhẹn nữa. Anh kim phút màu xanh lam nhẹ nhàng đi từng bước một chậm rãi. Anh chính là một chàng thanh niên khỏe mạnh mà không hấp tấp. Bạn kim giây diện bộ váy hồng thật nhí nhảnh. Bạn hệt như một đứa trẻ tinh nghịch nhưng hoạt bát và hiếu động, luôn chạy trước các anh. Còn em kim vàng bé nhất nhưng lại… “lười” nhất. Em chẳng hề nhích chân. Tuy vậy thôi chứ em có ích lắm đấy. Em là kim hẹn giờ.

Cô bạn của tôi làm việc suốt ngày đêm mà không biết mỏi. Mỗi sáng sớm, bằng bài hát quen thuộc và giọng hát trong trẻo, cô luôn gọi tôi đón chào một bình minh tuyệt vời. Từng giờ, từng phút, tôi đều được biết nhờ khuôn mặt ngộ nghĩnh của cô. Đặc biệt, các con số và kim đều được tráng một lớp dạ quang nên trong đêm tối, tôi cũng nhìn được dễ dàng. Không những thế, đồng hồ còn là một người bạn thân thiết của tôi. Âm thầm ngày qua ngày, bằng những tiếng tích tắc đều đặn,  bạn luôn nhắc nhở tôi rằng “Thì giờ là vàng bạc”.

a. Theo em, hai văn bản trên miêu tả sinh động vì sao?

 

0
3 tháng 5 2018

hỏi chi á mà buồn cười thế

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Hũ bạc của người cha1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng.  Một hôm, ông bảo con: - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !  2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Hũ bạc của người cha

1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng.  Một hôm, ông bảo con: 

- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !  

2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng : 

– Đây không phải tiền con làm ra. 

3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đi đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền. 

4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt: 

– Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền. 

5. Ông đào hũ bạc lên và bảo : 

- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trặm hũ bạc cũng không đủ.

 Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con. 

 

- Người Chăm : một dân tộc thiểu số, sống chủ yếu ở Nam Trung Bộ. 

- Hũ : đồ vật bằng đất nung loại nhỏ, miệng tròn, giữa phình ra, thường dùng đựng các loại hạt hoặc đựng rượu, đựng mật. 

- Dúi : đưa cho nhưng không muốn để người khác biết. - Thản nhiên : làm như không có việc gì xảy ra. 

- Dành dụm : góp từng tí một để dành.

Con hãy cho biết: Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc nào ?

A. Dân tộc Chăm

B. Dân tộc Tày

C. Dân tộc Nùng

1
14 tháng 5 2019

Như vậy Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc Chăm

13 tháng 12 2020

Theo em là ko

Vì anh làm như vậy là đã ko có co suy nghĩ ko lập kế hoạch cho mình

22 tháng 12 2020

Em k đồng tình vs ý kiến trên vì chúng ta k nên tiêu tiền hoang phí , k phải muốn sao là đc , những tiền đó thì chúng ta có thể tiết kiệm để khi nào thực sự cần thì lôi ra dùng . 

4 tháng 12 2022

Em ko đồng ý vs cách cư xử của Hùng vì đó là cách cư xử của 1 đứa con thiếu tôn trọng cha mẹ mik. Công lao cha mẹ nuôi mik đến lớn ko quảng ngại gian lao lo lắng chăm sóc cho mik từng li từg tí 1 từ nhỏ đến lớn, thay vì cằn nhằn thì anh ta pảk kể cho cha mẹ mik những chuỵn bùn chuyện vui trog côg việc , cha mẹ chỉ lo lắng cho anh ta chứ hk mún xen vào chuyện riêng tư của anh ta lm j .Tuy con cho dù lớn đến trăm tuổi thì cha mẹ vẫn xem con là 1 đứa con nhỏ ngày nào trog vòng tay yêu thương của cha mẹ.

Nếu lỡ một ngày anh chết bọn em sẽ rất buồnNhớ đến kỷ niệm năm xưa mà giọt nước mắt em tuônNgày xưa được anh cứu mạng chứ không giờ mộ em cũng xanhTình nghĩa này em khắc ghi sâu vào lòngMày liên thiên cái đ*** gìĐã lấy được tiền về chưaChưaChỉ ăn với hốc là giỏiBố tốn tiền nuôi màyNgày xưa biết thế cứ để bọn nó đánh chết ... nhà mày điAnh cứ yên tâmEm sẽ cố tìm ra...
Đọc tiếp

Nếu lỡ một ngày anh chết bọn em sẽ rất buồn
Nhớ đến kỷ niệm năm xưa mà giọt nước mắt em tuôn
Ngày xưa được anh cứu mạng chứ không giờ mộ em cũng xanh
Tình nghĩa này em khắc ghi sâu vào lòng



Mày liên thiên cái đ*** gì
Đã lấy được tiền về chưa
Chưa
Chỉ ăn với hốc là giỏi
Bố tốn tiền nuôi mày
Ngày xưa biết thế cứ để bọn nó đánh chết ... nhà mày đi
Anh cứ yên tâm
Em sẽ cố tìm ra nó.

Nam ơi con đang nơi đâu
Về nhà trả tiền bố mau
350 chai đấy là còn chưa tính lãi
Về nhà mẹ chờ em trông
3 hồn 7 vía Nam đang nơi đâu Nam hãy về
Anh xin Nam, Nam thương anh
Hiện hồn về gặp các anh
Để mai sau anh em ta vẫn nhìn mặt nhau
Mày liệu mà trả tiền bố đi
Đ** trốn được đâu.

Alo Alo
Thằng Nam con bố Hiệp mẹ Trang
Ở đâu về ngay trả tiền cho các bố
Hôm qua ăn bát cháo gà
Mà hôm nay Nam đã bỏ nhà ra đi

Giờ bà chị tính thế nào
Chú cho chị vài ngày nữa
Chị đang đi bốc bát họ (Xem thêm: Bốc bát họ là gì?)
Sắp có tiền trả rồi
Lần trước cũng bốc bát họ
Thế xong chị lại biệt tăm
Thôi đ** nói nhiều
Bây giờ có trả tiền không

Đừng có nóng
Mày mà nóng là chị sẽ lại ra đi
Chị mà đi là đi luôn
Chị đ** nghe điện em đâu
Để chị thu xếp thêm vài hôm
Rồi chị sẽ mang tiền qua
Lúc đấy tình chị em ta
Như ánh sao trời tinh tú

Này thì tú
Tiền đang thiếu mà vẫn đú đởn ăn chơi
Mày lặn một hơi
Làm cho bố m kiếm mệt *** ***
Thằng kia bật máy lên Live Stream
Cả thế giới ra mà xem
Kính thưa toàn thể anh em
Hãy tránh xa con này.

Ui đại ca ơi
Mẹ em ốm và em sẽ phải xa anh
Vì một chữ Hiếu
Mà đành phải gác lại mấy chữ tình anh em
Đại ca có nhớ em dặn không
Nếu lỡ một ngày mai anh lên bàn thờ ăn xôi
Ai sẽ là người thay thế
Đừng lo lắng về anh khi mà em quyết định ra đi
Tiền anh cất ở dưới đất em sẽ không tìm ra đâu
Về nhà chăm sóc bố mẹ đi
Thầy bói nói anh thọ lắm
Có khi mày còn đi trước, anh sẽ lo cho mày
Có khi mày còn đi trước, anh sẽ lo cho mày!

Dịch ra tiếng anh

0
Em xin phép góp vui cho mọi người vài câu chuyện nữa ạ.#1.Em có một người anh họ, là con của dì L. đã mất mà em kể trong part trước. Anh này hay đi chơi đêm với bạn bè, vì kiểu chưa có người yêu nên cũng thoải mái lắm. Rồi có một lần, anh ấy bị tai nạn, ngất tại chỗ. Bạn anh đưa tới bệnh viện thì tỉnh, anh này thì lì, nhất quyết đòi về, không thăm khám gì hết. Mà kiểu mới bị...
Đọc tiếp

Em xin phép góp vui cho mọi người vài câu chuyện nữa ạ.

#1.

Em có một người anh họ, là con của dì L. đã mất mà em kể trong part trước. Anh này hay đi chơi đêm với bạn bè, vì kiểu chưa có người yêu nên cũng thoải mái lắm. Rồi có một lần, anh ấy bị tai nạn, ngất tại chỗ. Bạn anh đưa tới bệnh viện thì tỉnh, anh này thì lì, nhất quyết đòi về, không thăm khám gì hết. Mà kiểu mới bị tai nạn xong còn hoảng hay sao ấy, mà không về nhà, rủ bạn bè ra quán cafe ngồi. Đang ngồi, bỗng dưng anh của em nói với bạn: “Cái bà này là ai mà nãy giờ cứ đi theo tao vậy bây?”. Bạn của anh xanh mặt hết, vì khuya rồi, quán vắng, có mấy thằng ngồi, lại có người đàn bà nào ở đây? Mọi người nghi nghi, mới hỏi lại, thì anh em tả người phụ nữ ấy mặc một bộ đồ màu nâu, cứ đi theo nãy giờ, ảnh thấy mà. Mà bạn bè thì chẳng ai thấy. Mọi người phát hoảng, cứ sợ anh này lúc nãy tai nạn có bị đập đầu xuống đất, ảnh hưởng đến não không. Bạn bè định đưa anh tới bệnh viện, nhưng anh này nhất định nói không phải tưởng tượng, là thật, nghe nói cãi qua cãi lại mém thì đánh nhau. Một người trong nhóm thấy vậy mới quyết định cho anh em rưa mặt bằng nước tiểu, rửa xong, anh em không còn thấy người phụ nữ nào nữa hết.
Anh em là dân đi đêm, lại là con trai, ổng ít nói nhất nhà, và gan cực, vậy mà đêm đó về lại chủ động kể cho bà em nghe. Ai cũng tin hết, và suy nghĩ chung của mọi người là mẹ anh ấy lo cho con nên về.

Sẵn kể thêm chuyện này, dì út em hay kể lại, em cũng không nhớ là xảy ra ngoài quê hay trong này (nhà em gốc miền Trung, di cư vô đây), dì kể hồi dì L. mới mất, không rõ là bao lâu sau, một năm hay hai năm, nhưng năm đó các anh con dì còn nhỏ lắm. Có một lần ba đứa đang chơi ngoài ngõ thì đồng loạt chạy vào mếu máo, đứa nào cũng lắp bắp: “Có người…. có người…” Bà em bảo chắc các anh thấy mẹ về thăm, nhưng đứa lớn biết mẹ mất rồi nên mới không dám nói là thấy mẹ…

#2.

Ông bà em năm nay đều gần 100 tuổi rồi, nên chứng kiến nhiều lắm. Bà em kể, ngày xưa ngoài làng của em có nhiều ma quỷ lắm. Cữ hễ trời giông là ở hai đầu làng lại có hai cái đốm lửa to, bay từ hai đầu tới giữa làng, hai đốm lửa ấy gặp nhau lại bay ngược trở về hai phía. Mà bay đến đâu, lại nghe tiếng “cốc…cốc…”, tiếng hai thanh tre đập vào nhau ấy ạ, đến đấy. Được cái làng không ai sợ cả. Cứ hễ thấy là cả làng lại rủ nhau ra coi :3. Mới đầu nghe em cũng nghĩ là ma trơi theo khoa học bây giờ, cơ mà nếu vậy tại sao lại gặp nhau xong quay lại? Với nếu đó là photpho cháy thì tiếng gõ kia ở đâu ra?

À, ngoài đó hồi xưa theo người lớn kể là còn có một con quỷ thế này: hễ nó đứng ngõ nhà ai là nó sẽ giống y đúc người đàn ông chủ nhà đó. ĐỒng chí “quỷ” này từng một thời khiến thanh niên làng bà không dám đi chơi khuya luôn.

#3.

Ngoài quê em ấy, người ta hay trồng cây tra lắm (ai không biết cây này lên google gõ là sẽ có hình ạ). Mà người lớn bảo, cây này mà trồng lâu năm sẽ có quỷ ở. Hồi đó ngoài làng em có một nhà kia có một cây tra to lắm, ở trước sân. Tối nọ thanh niên chủ nhà mới dậy đi vệ sinh, mở cửa ra định ra bụi giải quyết thì thấy ngay chỗ cây tra ấy có một người đang đứng sẵn. Chẳng biết người hay ma, nhưng đang mắt nhắm mắt mở, thấy người lù lù trước mặt như vậy mà không giải quyết luôn tại chỗ là hay rồi. Thanh niên này mới quyết định lùi lại, vào nhà, đóng cửa và tiến về phía cửa sổ. Ngụ ý của anh ấy là tao không dám ra ngoài, nhưng tao sẽ có cách. Ai dè, vừa mở cửa ra, còn chưa kịp hành sự, thấy bên ngoài cửa sổ có người cũng đang hành động y chang mình. Thế là thôi, chàng ấy quyết định ôm luôn “nỗi buồn” đi ngủ, dù sao trong hoàn cảnh ấy có cái ngủ chung vẫn an tâm hơn. Chắc vậy.

Em xin tạm dừng. Mong mọi người đóng góp ý kiến cho em với. Nhưng cũng mong mọi người không cmt kiểu em chém hay ảo nhé, vì đây đều là truyện người lớn kể lại, em tin tưởng 100%, hơn nữa, em được dạy rất kĩ “nói xạo về tâm linh là sẽ gặp m…a…”

1
DS
21 tháng 5

cho bn 1 vé báo cáo

Chào mọi người, hai bài trước tui đã đọc tất cả các comment để lại của các bạn, tui thật lòng cảm ơn rất nhiều, và các bạn đã cho tui thêm động lực để kể tiếp những câu truyện mà tui trải qua / được kể lại. Trước khi vào truyện tui xin phép có đôi lời:1. Sau này lớn lên, tui không còn nghe hay thấy người âm nói chuyện nhiều như lúc nhỏ. Tui không biết diễn tả như thế nào,...
Đọc tiếp

Chào mọi người, hai bài trước tui đã đọc tất cả các comment để lại của các bạn, tui thật lòng cảm ơn rất nhiều, và các bạn đã cho tui thêm động lực để kể tiếp những câu truyện mà tui trải qua / được kể lại. Trước khi vào truyện tui xin phép có đôi lời:
1. Sau này lớn lên, tui không còn nghe hay thấy người âm nói chuyện nhiều như lúc nhỏ. Tui không biết diễn tả như thế nào, nhưng tả chính xác nhất là việc đó không phụ thuộc vào tui. Nghĩa là, nếu người ta cho mình nghe mình mới nghe, cho thấy mới thấy hoặc gọi là “hợp mạng” mới được cho nghe cho thấy cũng đúng. Vậy nên dù tui muốn và rất muốn giúp đỡ mọi người trong việc tìm lại cốt hay gặp ng thân, cũng đành lực bất tòng tâm. Tui thử một số lần rồi, cố gắng mấy cũng không nghe được. Sau có nhà sư đã nói với tui: ” Khả năng đó là “duyên”, không phải mình muốn giúp là được”. Tui lại không biết gì về âm dương số mệnh nên đành xin lỗi yêu cầu giúp đỡ của một số bạn. Rất xin lỗi và cầu mong các bạn sẽ sớm được hoàn thành tâm nguyện.
2. Lời hay nói : Nếu tui viết không hay chỗ nào, rất mong được nghe ý kiến để những bài sau tui có thể diễn tả tốt hơn cho mọi người dễ hình dung về các câu chuyện của mình. Đây là chuyện có thật xảy ra trong đời tui hoặc nghe người nhà, người quen kể lại, không phải tự sáng tác. Tui post lên đây để tâm sự và chia sẻ với mọi người những cái kì lạ, bí ẩn quanh cuộc sống mình mà không giải thích được. Nếu bạn tìm truyện ma đáng sợ, kinh dị thì xin lỗi vì mình không đáp ứng được ạ. Cảm ơn tất cả mọi người.

TRUYỆN 5: CHƠI TRỐN TÌM (chơi năm mười)

Sơ lược khu nhà tui, hơn 20 năm về trước, khu quận 9 khi đó vẫn còn đường đất đỏ, hoang sơ. Lũ trẻ hay tắm suối ở chỗ bây giờ là khu công nghệ cao, và rủ nhau đi coi cầu cơ hay vớt xác ở cầu Năm Lý. Nếu ai ở quận 9 khi đó đều biết khu đường Man Thiện, Lã Xuân Oai (tên bây giờ) trước kia chủ yếu hai bên toàn là nghĩa địa, mồ mả, cây cối nhiều – nhà dân ít.

📷

Nơi xảy ra chuyện là nhà anh họ, lớn hơn tui 1 tuổi – tên gọi là anh Mỹ. Nhà anh bây giờ là khu đường Man Thiện, chỗ khu nghĩa địa nằm đằng sau mấy con hẻm ở đối diện chung cư C6. Về cái nghĩa địa này, nó đã ở đó rất lâu rất lâu trước khi tui chuyển về nữa. Những ngôi mộ ở đó mới có cũ có. Mà những mộ cũ toàn mộ lâu đời rồi, có những mộ còn ngang tuổi với mộ đá ong “khu nghĩa địa cổ” bên Thủ Đức nữa. Và còn có những bụi tre lớn mọc dọc theo đường vào nghĩa địa (hồi nhỏ ba hay xuống đào mụt măng về cho mẹ nấu canh, tre mọc giữa đường không phải của ai nên ai lấy thì lấy). Ngày nhỏ ông bà hay dặn lũ trẻ trong xóm, chỗ đó toàn ông lớn bà lớn nằm nên họ khó tính, đi học về ngang qua thì không được chạy rầm rầm giỡn hớt cười đùa lớn tiếng, cứ đi qua nhanh thật nhanh thôi.

Năm đó, tui đã vào cấp 2. Như bao đứa trẻ khác, lũ trẻ xóm tui thường hay tụ họp đi chơi mỗi cuối tuần được nghỉ học. Tụi tui hay đi bộ xuống nhà anh Mỹ chơi vì nhà anh có vườn rộng, cây cối tỏa bóng mát mẻ và có ghế đá ngồi chơi nữa chứ. Tui vẫn nhớ hôm đó là thứ 7, theo thường lệ cả đám trai có gái có 5 đứa lại dắt nhau xuống nhà anh chơi từ sáng đến chiều về. Có thêm anh Mỹ và 1 thằng nhóc trong xóm là cả bầy được 7 đứa. Sau khi ăn trưa no nê chán chê ngồi tám nhảm đến tầm hơn 1 giờ thì cả bọn chán quá, mới rủ nhau đi lấy ít bánh kẹo, nhang và lon sữa ra chơi “ma lon” (hậu quả sau đó là mắt cá chân đứa nào cũng bầm đen thui). Dù nhà anh rất gần nghĩa địa nhưng cả đám vẫn sợ, chỉ dám chơi trước cổng nhà chứ ko dám ra nghĩa địa. Chơi chán chê từ “ma lon” rồi qua “ma gió” (hay còn gọi là trò khiêng ma, vì mỗi lần khiêng lên được là gió nổi lên ào ào) nhưng cả đám vẫn còn xung lắm. Thế là bày nhau chơi năm mười (trốn tìm), và đó là quyết định mà mãi sau anh Mỹ vẫn hay nói : CHƠI NGU NHẤT ĐỜI TAO.

Sỡ dĩ tại sao anh nói vậy, vì anh là người đầu têu trong việc ra chơi gần chỗ nghĩa địa. Mọi hôm chúng mình vẫn chơi năm mười ở khu vườn nhà anh, nhưng hôm nay nổi hứng anh bảo cả bọn ra đường lớn ngay gần nghĩa địa chơi, cổng nhà anh sẽ là đích đến. Tui nhớ đứa nào đấy trong bọn kêu lên coi chừng ma giấu đó, anh Mỹ rất hùng hồn : “Bọn mình chơi chục lần rồi đấy thôi, có đứa nào bị gì đâu. Giờ này 3 giờ mấy gần chiều rồi, khi nào chơi 12h trưa mới sợ”. Lời anh như thúc đẩy tinh thần cả đám, thế là vẫn chơi. Đứa làm “Cái” bắt đầu đếm “1, 2, 3, 4, 5… 50! Tao đến đây”.
Khi cả bọn nghe “Cái” bắt đầu đếm là túa ra chạy ào ào như ong vỡ tổ. Đứa thì chui vô kho củi nhà hàng xóm, đứa leo lên cây, đứa nấp sau mấy cái lu nước, đứa lại nấp sau xe máy người lớn dựng ở ngoài sân…hồi hộp chờ đợi! Tiếng hô hào chạy đến đích, tiếng la hét khi bị “cái” bắt, tiếng cười của đám nhỏ vang khắp khu xóm.

Chơi đến lượt thứ 3, khi mà cả đám đều đã về đến đích, cả bọn đợi hoài đợi hoài không thấy thằng A. đâu hết. Túa nhau ra đi tìm khắp xóm vẫn không thấy nó đâu cả. Cả đám kéo nhau về sân nhà anh Mỹ ngồi chờ đợi, những mong thằng A. thấy lâu không ai tìm được sẽ chạy về đích. Có đứa bảo hay là nó chạy về nhà rồi, anh Mỹ bèn lấy điện thoại bàn gọi về nhà nó nhưng không ai bắt máy. Lại chờ đợi, lúc này cả bọn bắt đầu lo lắng nhen nhóm sợ hãi:
“Hay là nó bị ma giấu ?”
“Bậy, đừng nói xui. Chắc nó đang chơi mắc tè hay ị nên kiếm chỗ đi thì sao”
“Sao nó không chạy về nhà anh Mỹ đi ?”
“Cổng nhà là đích, nó sợ về bị bắt sao.”
“Nhưng em vẫn nghi quá, có khi nó bị giấu đó.”
“Tụi bây đừng có tự hù nữa, chờ chút nó cũng về à.”
… Lại chờ đợi đến gần 18h, trời chiều dần sụp tối vẫn không thấy thằng A đâu. Lúc này nhà thằng A có gọi lại hỏi sao giờ chưa thấy về, thì cả đám mới sợ hãi cực độ. Anh Mỹ trả lời điện thoại là lát tụi nó về liền. Miệng nói vậy chứ anh bắt đầu run, anh kêu “Đợi cha ta làm về đi rồi mình kể cho người lớn”. Cả đám lấm lét, cúi gằm mặt chẳng đứa nào buồn lên tiếng nữa. Phần vì lo lắng không biết thằng A giờ ở đâu, phần vì sợ rủi có chuyện gì người lớn lôi cả đám ra đánh đòn. Mà điều đáng sợ nhất, cái điều đang len lỏi trong đầu óc đám nhỏ mà không đứa nào dám thốt ra, điều ghê hơn cả việc bị ăn đòn, đó là : THẰNG A BỊ MA GIẤU !

Sau ít phút là cha anh Mỹ về. Dắt xe vào sân, thấy cả bọn ngồi 1 bầy ở ghế đá bác nhăn mặt khó hiểu:
“Ủa, nay bây chơi trễ dữ, giờ chưa về tắm rửa ăn cơm. Con Mén nhỏ muốn má mày qua lôi đầu về như bữa ko ?”
“Cha ơi, thằng A nó bị lạc mất tiêu rồi – anh Mỹ nói.”
Nghe tới đây, nhìn thêm gương mặt đứa thì hoảng hốt đứa thì ủ rũ của xấp nhỏ, bác đi nhanh lại chỗ ghế đá giọng bất an: “Đâu, bây kể cha nghe coi”
Anh Mỹ lớn nhất nên lên tiếng kể lại, những đứa khác thỉnh thoảng thêm vô thông tin mà tụi nó biết. Có đứa bảo: “Lúc con trốn sau xe máy, con thấy nó chạy về hướng nghĩa địa”. Nghe xong hết, bác trấn an cả đám “Chắc nó bỏ đi đâu chơi thôi, để bác gọi người nhà qua đón tụi bây về rồi người lớn đi tìm nó”. Sau đó, bác vào nhà nói với bác gái rồi lấy điện thoại gọi người nhà từng đứa qua. Có cả người nhà thằng A. Khi những đứa kia về hết, chỉ còn lại người nhà thằng A, ba mẹ tui thì người lớn bắt đầu bàn bạc với nhau. Sở dĩ tui được ở lại vì tui là em họ thằng Mỹ mà, người trong nhà. Lúc này anh Mỹ mới kể lại 1 lần nữa cho mọi người nghe. Nhà thằng A gọi về nhà lần nữa thì người ở nhà vẫn nói không thấy nó về. Chạy hết xóm hỏi cũng không có ai thấy nó ghé chơi nhà nào hết. Nghĩa địa cũng không có. Má thằng A lúc này đã bắt đầu rưng rưng nước mắt và ba nó thì ngày càng đăm chiêu căng thẳng.
“Hay mình báo công an đi anh, nhờ họ tìm.”
“Nó mới lạc có mấy tiếng, sợ công an chưa xử đâu.”
“Có khi nào nó đi bơi bên suối không anh ?”
“Nó chơi với đám này, không có tụi này mình nó sao dám đi ra ngoài đó bơi.”
“Tui tính vầy, anh T (ba tui) qua tìm ông Hai với mấy thằng con ổng nhờ ra suối kiếm giùm, sẵn tạt ngang báo CA phường giùm tui nhờ họ thử tìm xa hơn. Tui với ba mẹ thằng A chạy vô xóm với ra nghĩa địa tìm lần nữa. Còn mẹ con Mén về xóm bà mượn giùm con chó mực của ông Tư qua nha, sẵn mua giùm ít trái cây, tiền giấy.”
Nói xong mạnh ai nấy chạy đi làm việc của mình theo lời cha anh Mỹ dặn. Tui với mẹ về nhà tui lấy giỏ đi chợ rồi qua mượn con chó mực của ông Tư, bỏ vào giỏ và ôm qua nhà anh Mỹ. Tả sơ về con chó này : nó là chó cỏ, đen thui thùi lui từ đầu tới chân, mắt nó cũng đen nốt. Mọi người nói nó khôn nhất xóm, ít khi sủa bậy như những con khác trong xóm. Nếu ban đêm nó sủa, thì con nít không được ra đường.

Qua nhà anh Mỹ, đợi mọi người tới đông đủ. Bên nhóm cha anh Mỹ không có thông tin gì. Bên nhóm ba tui ra suối tìm, cũng không thấy đồ đạc hay dấu vết gì của thằng A ngoài đó. Nhóm người lúc này đã có thêm vợ chồng ông Hai và hai anh con chừng hai mấy tuổi. Lúc này cha anh Mỹ hỏi ông Hai :
“Chú Hai nhớ hồi con mười mấy tuổi có vụ thằng N xóm mình bị giấu không?”
“Ờ, nãy nghe kể tao cũng nghi là bị giống vậy. Đám con nít ranh, kêu không được ra đó chơi mà lỳ như trâu như bò” – ông Hai đáp mà không quên lườm cho tui với anh Mỹ một phát.
“Chú Hai ở đây lớn nhất, có ông bà con với ba mẹ chú, ông bà chú nằm đó, nhờ chú ra thắp giúp con nén nhang xin giúp tìm thấy thằng nhỏ. Nếu nó lỡ quấy phá chọc giận tới ai ngoài đó thì xin tha lỗi cho nó còn nhỏ dại. Còn con, dắt con chó mực đi tìm chỗ bụi tre. Nãy con tìm giáp vòng không thấy nhưng con nghi là chỗ bụi tre.”
“Ừ, đi bây. Đưa nhang đèn, trái cây đây, tao ra tao xin cho. Ba mẹ thằng A ra khấn chung với tao, nhớ nói : chúng con xin các cụ, các ông bà, các anh chị em chiến sĩ khuất mặt khuất mày về đây nhận giúp lòng thành của chúng con mà cho vợ chồng con xin cho thằng nhỏ về. Nó còn nhỏ dại, có mạo phạm gì xin tha thứ cho nó”

Lúc này trời đã tối, bầu trời quang đãng, từng cơn gió thổi qua rặng tre nghe xào xạc. Những ngọn tre đong đưa trong gió, hắt bóng xuống mặt đường. Bóng của rặng tre như muốn bao trùm luôn nhóm người đang soi đèn đi về hướng nghĩa địa. Khi đó chưa có đèn đường, chỉ có ánh đèn từ các nhà gần đó hắt bóng qua. Tui và anh Mỹ đi nép sát vào mẹ mình không dám buông tay. 2 ông bố thì soi đèn và dắt con chó mực bắt đầu rảo tìm từ rặng tre đầu tiên tính từ ngoài đường lớn vào. Ông Hai bày đồ ra trước khu nghĩa địa, quỳ cùng ba mẹ thằng A và bắt đầu khấn vái. Khi ông Hai cắm nhang vào bát, bó nhang bỗng cháy phựt lên làm tui và anh Mỹ muốn rớt tim ra ngoài. Đốt nhang đèn và tiền xong ông Hai và ba thằng A đã đứng dậy, chỉ có mẹ thằng A vẫn quỳ đó liên tục khấn và xin lỗi giùm nó. Bác thành tâm lắm – nhìn rất tội nghiệp, đúng là con dại cái mang, khổ thân bác gái.

Khi đến chỗ bụi tre gần sát trong cùng của nghĩa địa, bổng con chó mực sủa lên dữ dội. Nó chạy tới ngửi ngửi và sủa liên hồi. Mọi người chạy quýnh quáng lại đó, rọi đèn vào trong. Lúc này cha anh Mỹ la lên “Thấy nó rồi, thấy thằng A rồi”. Tui quên mất sợ cũng chạy lên chỗ bụi tre đó, và hình ảnh thằng A lúc đó không thể nào tui quên được. Thằng A đang ngồi bó gối trong bụi tre, đầu tóc nó thì đầy lá tre, mặt thì lấm lem đất cát. Nó mếu máo ú ớ ú ớ không nghe được nói gì, nước mắt nước mũi tèm lem. Không biết làm sao nó vô đó được, chứ lúc mang nó ra cực ghê nơi. Hai anh con ông Hai phải cưa ít cây tre bên ngoài mới lôi được nó ra. Đem nó ra, miệng mồm nó toàn là đất và lá tre không. Ba nó phải móc hết ra và móc họng cho nó ói thêm ra một bãi như bùn nhão.
Về nhà anh Mỹ rồi nó mới kể lại mà mặt vẫn chưa hết bàng hoàng :
“Con đang đi tìm chỗ trốn, có một cô đứng trong đó kêu vô đây trốn nè, con thấy bụi tre có chỗ ở giữa lớn lắm nên con chui vô ngồi kế bên cô đó. Cô đó còn cho con bánh kẹo để ăn nữa. Sau con không đứng dậy đi ra được, mà cô đó cũng biến đâu mất. Con cứ ngồi đó quài không đi được, con nghe tiếng mọi người kêu con mà mắt con tối tui, con cũng không la lên được, con chỉ biết khóc thôi”.

Sau bữa đó, ba mẹ thằng A đem nó về nhà, nó còn bị sốt mấy ngày phải nghỉ học. Tui và anh Mỹ thì bị lôi về ăn đòn nhừ tử cái tội chơi ngu và bị quỳ gối cả buổi. Đám nhỏ trong xóm sợ quá chừng không dám sang nhà anh Mỹ chơi gần mấy tháng. Nhưng rồi đâu lại vào đó, chỉ có điều cả đám không dám chơi năm mười vào buổi trưa nữa, thay vào đó là tạt hình, tạt lon. Khu nghĩa địa đó vẫn còn cho đến giờ, mấy bụi tre thì bị chặt hết để mở đường. Tuy lớn rồi nhưng mỗi lần sang nhà anh Mỹ chơi, đi ngang nghĩa địa tui vẫn chạy xe qua thật nhanh, không dám nhìn lại. Hết.

Bầu Bí.

P/s: Nếu bạn nào muốn xem chơi ma lon hay ma gió như nào để lại lời nhắn cho mình nhé, bữa sau mình viết một bài bày cho cách chơi. Còn lên hay không thì hên xui =)) Lúc bé tụi mình chơi thì lúc được lúc không ah, nhưng mà vẫn rất thích và chơi hoài không chán.

0
Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế. Năm ấy, cây khế trong vường nhà người em ra quả rất sai. Từng chùng quả chín vàng như năng lúc...
Đọc tiếp

Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế. Năm ấy, cây khế trong vường nhà người em ra quả rất sai. Từng chùng quả chín vàng như năng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khể mà vui mừng, tính đem bán để lấu tiền mua gạo.  Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời: "Ăn một quả trả một cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng" Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn vể kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, dên một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.  Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đởi cho anh. Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói: "Ăn một quả trả một cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng" Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu bái trên đảo, người anh vội vàng nhết đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vổ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.  
Hay ko mọi người , nếu hay xin cho bình luận

6
20 tháng 8 2016

Đc. Câu văn trôi chảy.Đoạn văn rõ ràng, mạch lạc.

20 tháng 8 2016

hắc bạn chép trong truyện ra chứ mình nghe quen lắm