K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15p sau anh làm cho nhé =))

7 tháng 3 2022

đừng đăng bài kiểm tra lên đây nka

26 tháng 11 2023

Tham khảo:

Đọan trích “Kiều ở lầu ngưng bích” nằm ở phần hai “Gia biến và lưu lạc” của “Truyện Kiều”. Trước đó, khi biết mình bị mắc mưu Tú Bà, Kiều đã tự sát. Tú Bà muốn dỗ dành Kiều nên đã đưa nàng ra ở lầu Ngưng Bích, hứa hẹn sẽ tìm người xứng đáng để gả chồng cho nàng. Thực chất, Tú Bà muốn buộc nàng phải trở thành kĩ nữ ở lầu xanh. Sáu câu thơ đầu, Nguyễn Du khắc họa hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều:

"Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình, nủa cảnh, như chia tấm lòng"

Hai chữ “khóa xuân” đã cho thấy tình cảnh đáng thương, khốn khổ của nàng. Rơi vào tay Tú Bà, tuổi xuân của Kiều bị giam lỏng ở nơi đây, tương lai vô định không biết hướng về đâu. Trong khi đó, quá khứ cũng chứa đầy sự tủi nhục, đau đớn. Hiện tại thì bơ vơ, cô quạnh. Nguyễn Du đã để Kiều tự bộc lộ tiếng lòng của mình. Kiều đứng trên lầu mà ngóng trông ra xa dường như để tìm kiếm niềm an ủi nhưng chỉ thấy một không gian quạnh quẽ. Cặp từ đối lập “xa” - “gần” diễn tả sự mênh mông, rợn ngợp của cảnh vật. Chỉ có bóng dáng núi phía xa và ánh trăng trên cao lẻ loi. Câu thơ “Bốn bề bát ngát xa trông” đã cho thấy sự rộng lớn, thoáng đãng nhưng vắng vẻ của khung cảnh. Dường như không có chút âm thanh, hình ảnh nào gợi lên sự sống. Trải mắt khắp bốn bề chỉ thấy thiên nhiên hoang vu, bát ngát. Cồn cát, bụi hồng, tất cả đều gợi sự cô đơn, trống trải đến tột cùng. Không có ai tâm sự, bầu bạn, Kiều sống trong trạng thái buồn bã, đau đớn, một mình đối diện với chính mình. Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi vòng thời gian tuần hoàn, khép kín. Cả không gian và thời gian như cùng nhau kìm kẹp con người, bủa vây lấy Kiều, nhấn chìm nàng trong sự cay đắng, tủi hờn, bẽ bàng, cô độc. Người xưa thường tìm đến thiên nhiên để bầu bạn, gửi gắm nỗi lòng. Ấy thế mà Kiều ngắm nhìn cảnh vật lại thấy cõi lòng như bị xé làm đôi, càng thêm tan tác: “Nửa tình, nửa cảnh, như chia tấm lòng”.

Tám câu thơ tiếp theo là nỗi nhớ thương của Kiều dành cho Kim Trọng và cha mẹ. Trong đó, Kiều nhớ Kim Trọng trước:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bờ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Nỗi nhớ đầu, Kiều dành cho Kim Trọng. Nàng nhớ người thương da diết, mãnh liệt. Nguyễn Du đã rất tinh tế khi phát hiện ra quy luật tâm lí này. Đối với cha mẹ, việc nàng bán mình chuộc cha đã phần nào thể hiện chữ “Hiếu”. Nhưng với chàng Kim, Kiều lại cảm thấy mình là kẻ phản bội, chưa làm trọn chữ “Tình”. Tình yêu là điều vô cùng thiêng liêng, quý giá. Kim Trọng và Kiều đã cùng uống rượu dưới trăng, thề nguyền mãi thủy chung son sắt. Giờ đây, Kiều đang trong tình cảnh lưu lạc, bị Mã Giám Sinh làm nhục. Nàng thấy cắn rứt, hổ thẹn như một kẻ phụ tình. Kiều tưởng tượng ra cảnh ở nơi xa, Kim Trọng đang tìm kiếm, ngóng trông tin tức của mình trong vô vọng. “Tấm son” có thể là tấm lòng thủy chung, nỗi nhớ thương Kim Trọng không bao giờ nguôi, cũng có thể là lời tâm can Kiều giằng xé: tấm thân trong sáng đã bị ô nhục, biết bao giờ mới gột rửa được? Càng nhớ Kim Trọng, Kiều càng thấm thía tình cảnh trống trải, bơ vơ của mình, nuối tiếc những kỉ niệm đẹp và ý thức sâu sắc về nỗi đau đã trải qua. Qua nỗi đau, ta thấy được tấm lòng son sắt, sự vị tha hết mực của Kiều.

“Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

Tiếp đến, Kiều xót xa, nhớ thương cha mẹ. Nàng xót xa nghĩ đến cảnh cha mẹ vẫn ngóng trông nàng bên bục cửa hằng ngày. Nàng khổ tâm, day dứt, xót thương cha mẹ đã già mà không có ai sớm tối chăm sóc. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”, điển cố “Sân Lai”, “gốc tử” đều nói về sự hiếu thuận của con cái dành cho bậc sinh thành đã chứng minh lòng hiếu thảo của Kiều. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” diễn tả sự xa xôi cách trở, cho thấy tâm trạng âu lo của Kiều khi nghĩ tới cha mẹ. Nàng tự trách bản thân không thể báo đáp ơn sinh thành, dưỡng dục. Qua nỗi nhớ người yêu và cha mẹ được bộc lộ bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, ta thấm thía hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương và tấm lòng nặng tình nặng nghĩa, thủy chung, hiếu thảo của Kiều.

Tám câu thơ cuối là tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều qua cách nhìn cảnh vật. Đây là đoạn thơ tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh ngụ tình. Mỗi cảnh vật lại khơi gởi ở người con gái đa sầu đa cảm những xúc cảm khác nhau:

"Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ dầu dầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

Hai câu đầu như vẽ nên bức tranh chiều hôm nhớ nhà. Từ xưa đến nay, buổi chiều xuất hiện trong văn học trung đại luôn gợi nỗi buồn nhớ. Hiện lên trên ráng chiều cùng không gian mênh mông của cửa biển là cánh buồm xa xăm như ảo ảnh. Khung cảnh cho thấy thân phận tha hương, nỗi nhớ nhung quê nhà da diết, khao khát được gặp người thân khôn cùng. Đại từ phiếm chỉ “ai” mang một âm điệu bi ai, sầu thảm, câu hỏi ngân dài rồi lại chìm vào bốn bề bát ngát. Hai câu thơ tiếp cho thấy Kiều đã đưa mắt hướng về không gian gần hơn. Cánh hoa trôi man mác trong dòng nước kia sao mà giống thân phận Kiều đến vậy? Kiếp hồng nhan tựa như cánh hoa tàn, mỏng manh, yếu ớt và vô định. Kiều tự xót thương cho chính thân mình. Hai câu: “Buồn trông nội cỏ dầu dầu/Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” lại càng buồn bã hơn. Cũng là sắc xanh của cỏ nhưng không phải màu xanh tươi nõn nà, mơn mởn như “Thanh minh trong tiết tháng Ba” mà là màu xanh nhàn nhạt, héo úa. Màu xanh ấy trải xa tít tắp như cuộc sống buồn đau không biết khi nào mới kết thúc. Hai câu thơ cuối gợi thời gian đã xế chiều, màu sắc cảnh vật dường như tối hơn, cảnh cũng trở nên mịt mờ, âm thanh dữ dội hơn. Tiếng sóng nổi lên “ầm ầm” do gió cuốn như đang vây quanh ghế Kiều ngồi. Âm thanh đó là dấu hiệu báo trước những biến cố đoạn trường tiếp theo hay chính là tiếng kêu đau đớn xé ruột xé gan của Kiều đang lẫn vào thiên nhiên?

Thiên nhiên trong đoạn trích được nhìn theo quy luật: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”… “Buồn trông” nghĩa là buồn mà hướng mắt ra xa, trông ngóng, hi vọng nhưng lại tuyệt vọng. Bức tranh phong cảnh đã trở thành tâm cảnh. Cảnh được cảm nhận từ xa tới gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn tả sự biến động trong tâm khảm Kiều. Kiều đi từ buồn bã, nhớ thương đến âu lo, bế tắc, chao đảo, sợ hãi. Điệp ngữ kết hợp với các hình ảnh thiên nhiên cùng hệ thống từ láy diễn tả nỗi buồn theo cấp độ tăng tiến như lớp lớp sóng trào. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là mẫu mực cho bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn trích cho thấy tình cảnh đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn, thế giợi nội tâm sâu sắc của Kiều cùng tinh thần nhân đạo cao cả của Nguyễn Du

6 tháng 4 2022

Tham khảo:

Đối với học sinh, kiến thức không chỉ là học qua sách vở, bài giảng của thầy cô mà còn là sự quan sát, tìm hiểu thực tế. Tham quan, du lịch cũng là một cách tiếp xúc với thực tế, góp phần làm hiểu sâu hơn kiến thức đã học cũng như giải toả căng thẳng, đem lại nhiều niềm vui và sức khoẻ cho cuộc sống. Qua đó, ta thấy được tham quan, du lịch thực sự bổ ích đối với mọi người cũng như học sinh chúng ta.

Những chuyến tham quan, du lịch đem lại cho ta thật nhiều lợi ích. Đầu tiên phải kể đến là niềm vui sướng, hân hoan khi được tận mắt tham quan, tận mắt nhìn thấy những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà trước kia chỉ có thể nhìn qua sách báo. Có tận mắt trông thấy mới hiểu được cái đẹp, cái kì vĩ mà báo chí mọi người vẫn ca ngợi. Thêm vào đó, được chìm trong cái đẹp của thắng cảnh, được chú tâm tìm hiểu văn hoá lịch sử của các khu di tích cũng khiến tâm hồn ta thoải mái, giải toả căng thẳng, tạm thời quên đi nỗi lo lắng trong học tập, trong công việc và cuộc sống. Tâm hồn thoải mái thì sức khoẻ cũng cải thiện, tinh thần cũng trở nên khoẻ khoắn, năng động lạ thường. Đi tham quan, du lịch, không ai lại ngồi im mà phải đi đây đi đó tìm hiểu, cho thoả trí tò mò cũng như được nhìn ngắm cảnh thiên nhiên thoáng đãng, tươi đẹp. Đây chính là 1 cách rèn luyện sức khoẻ, giúp tinh thần được minh mẫn cũng như đem lại nhiều niềm vui cho cuộc sống.

Tham quan du lịch không chỉ mang lại cho ta sức khoẻ, niềm vui mà còn đem đến những bài học bổ ích không có trong sách vở, giúp ta hiểu sâu hơn những bài học trong nhà trường. Với một chuyến tham quan du lịch địa đạo Minh Đạm ở Bà Rịa, chúng ta không khỏi cảm phục lòng yêu nước đến quên mình của các chiến sĩ bộ đội. Bởi chỉ có lòng dũng cảm, ý chí niềm tin về một đất nước hòa bình mới tiếp cho họ nghị lực, để rồi chỉ với những công cụ thô sơ nhất là cuốc, xẻng, kì diệu làm sao đã đào được một căn cứ hoạt động cách mạng dưới lòng đất nhỏ, hẹp nhưng dài tận vài km. Căn cứ hoạt động cách mạng địa đạo Minh Đạm cho tới nay đã trở thành một điểm tham quan du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến cùng tham quan, để biết được sự gian lao khổ cực của những người chiến sĩ đã trải qua để đem đến hòa bình ngày hôm nay. Tham quan di tích địa đạo Minh Đạm, mỗi chúng ta chợt nhận ra hòa bình tự do ngày hôm nay thật đáng quý biết bao, điều tưởng chừng đơn giản ấy lại phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt của các chiến sĩ bộ đội, từ đó, ta càng thêm quý trọng cuộc sống của bản thân, sống sao cho tốt để xứng đáng với cái độc lập tự do cao quý ấy. Đây chẳng phải là một lợi ích của việc tham quan du lịch sao? Chẳng những nâng cao hiểu biết về lịch sử dân tộc mà còn giúp ta thêm yêu cuộc sống, biết sống sao cho tốt hơn, cho phải đạo, cho xứng đáng với sự hi sinh của các chiến sĩ bộ đội anh dũng.

Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến khu di tích nhà tù Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu vốn là một địa điểm tham quan du lịch độc đáo mà du khách khó có thể bỏ qua. Khu di tích diễn ta cuộc sống cực khổ, đau đớn của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp, Mĩ. Tại đây, họ bị nhốt trong những căn phòng chật hẹp không chút ánh sáng, nóng bức, ăn uống thiếu thốn, đã vậy còn bị đánh đập, tra tấn dã man, tàn bạo. Trăm bề cơ cực là vậy nhưng những người chiến sĩ vẫn rất anh dũng, nhất quyết không phản bội Tổ quốc, ý chí quyết tâm về một đất nước độc lập tự do đã chiến thắng nỗi đau thể xác tầm thường. Nhà tù Côn Đảo có một nơi gọi là chuồng cọp, đã vào đến đây thì chết là con đường duy nhất. Trên lớp, ta được thầy cô giáo giảng về những kiến thức lịch sử, những sự kiện trong quá khứ gắn liền với các địa danh lịch sử, nhưng những lời giảng đó chẳng thể diễn tả hết được cái gian lao, khó khăn cũng như lòng dũng cảm của các chiến sĩ bộ đội. Chỉ có tận mắt trông thấy mới hiểu được tường tận cái quá khứ lịch sử đầy gian khổ nhưng cũng không kém phần hào hùng của dân tộc ta.

Những chuyến tham quan du lịch mang lại cho ta hiểu biết về lịch sử, về mọi lĩnh vực trong cuộc sống cũng như giúp ta thêm yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương, đất nước. Sở hữu vẻ đẹp tươi mát, hùng vĩ, ấn tượng, vịnh Hạ Long được mệnh danh là một trong 7 Kì quan thiên nhiên mới của thế giới. Nơi có làn nước trong xanh, mặt nước phẳng phẳng lặng, điểm thêm hàng ngàn đảo lớn nhỏ bao quanh. Đẹp nhất là Hò Chống Mái, Hòn Chó Đá,... phong cảnh thiên nhiên vô cùng hữu tình, thơ mộng. Vịnh Hạ Long sỡ hữu vẻ đẹp tự nhiên do một tay tạo hoá nhào nặn, không có tác động của con người, bởi vậy không khí nơi đây vô cùng trong lành, khoáng đạt. . Được nhìn ngắm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên, hòa cùng làn nước xanh trong, hít thở bầu không khí trong lành, tâm trạng ta bỗng thoải mái, thư giãn, trong lòng dâng lên một niềm vui, niềm sung sướng khó tả. Thêm vào đó, ta cũng càng cảm thấy yêu thiên nhiên hơn, mến thương vẻ đẹp của quê hương đất nước, một vẻ đẹp kì vĩ rất đáng tự hào.

Tham gia một chuyến du lịch cũng giúp kết nối con người với con người với con người. Đứng trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp, chiêm ngưỡng nền văn hoá lịch sử hào hùng, những con người không quen biết xích lại gần nhau hơn, những người là bạn bè càng yêu mến nhau hơn, tất cả đều chung một tình yêu quê hương đất nước, một niềm tự hào dân tộc đến vô cùng. Để qua đó ta thấy được những chuyến tham quan du lịch cũng góp phần gắn kết tình bạn thêm thân thiết, sâu sắc hơn.

Càng đi nhiều nơi, tham quan nhiều thứ, ta càng tò mò hơn về những danh lam thắng cảnh văn hoá lịch sử trong và ngoài nước. Niềm vui thích được tận mắt trông thấy những địa danh thay vì qua sách báo càng khiến ta muốn đi du lịch nhiều nơi hơn.

Tham quan, du lịch rất bổ ích, nhất là với học sinh. Nó đem lại sức khoẻ, niềm vui, kiến thức, giúp ta thêm yêu quê hương đất nước cũng như gắn bó tình bạn bè thêm thân thiết. Bởi những lợi ích mà tham quan, du lịch đem lại, nên nếu có điều kiện, bạn nhớ đừng bỏ qua một chuyến du lịch nào nhé! Tôi cũng vậy, nếu có cơ hội được đi tham quan du lịch, tôi sẽ luôn tích cực tham gia, để tận hưởng những giây phút nhẹ nhõm, thoải mái sau nhiều ngày học tập căng thẳng.

6 tháng 4 2022

bài mạng hay sao mà nhanh thế

 

Bài 3:

a) PTHH: CnH2n-2 + 2Br2 --> CnH2n-2Br4

b) nBr2 = 0,15.1 = 0,15 (mol)

=> \(n_{C_nH_{2n-2}}=\dfrac{0,15}{2}=0,075\left(mol\right)\)

=> \(M_{C_nH_{2n-2}}=\dfrac{1,95}{0,075}=26\left(g/mol\right)\)

=> n = 2 

CTPT: C2H2 (axetilen)

CTCT: \(CH\equiv CH\)

c) hh khí gồm \(\left\{{}\begin{matrix}C_2H_2:0,075\left(mol\right)\\C_2H_6:0,075\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

Bảo toàn C: \(n_{CO_2}=0,075.2+0,075.2=0,3\left(mol\right)\)

=> mCO2 = 0,3.44 = 13,2 (g)

 

22 tháng 7 2021

Vd4. Vì Y gồm hai kim loại => Mg, Cu2+ và H+ hết, Fe còn hoặc chưa phản ứng.

Gọi  x là số mol của Mg, y là số mol Fe ban đầu, y1 là số mol Fe phản ứng

=> y - y1= n Fe còn lại

Ta có:

Khối lượng chất rắn: 56(y - y1) + 64.0,1 = 24x + 56y

=> 24x + 56y1 = 6,4 (1)

Bảo toàn e: 2x + 2y1 = 0,4 (2)

Từ (1), (2) =>x = 0,15 và y1 =0,05

=> mMg = 0,15 . 24 = 3,6 gam

22 tháng 7 2021

bạn giúp 2 bài còn lại luôn đc ko

 

16 tháng 2 2022

\(x^2+\sqrt{5}x-10=0\)

\(\Delta=5-4\left(-10\right)=45>0\)

Vậy pt có nghiệm pb 

\(x_1=\dfrac{-\sqrt{5}-3\sqrt{5}}{2}=-2\sqrt{5};x_2=\dfrac{-\sqrt{5}+3\sqrt{5}}{2}=\sqrt{5}\)

a: Một hecta bằng 27,78 sào Bắc Bộ

b: Diện tích nhà bạn Giang là:

82,6*40,2=3320,52(ha)=92244,0456(sào)

18 tháng 2 2023

a) 1ha = 10000m2 mà 1 sào =360m2=> 1ha=27.78 sào

b) Điện tích thửa ruộng là 62.6×40.2=3320.52(m2) =9.22 sào

16 tháng 3 2022

REFER

Mở ra cảnh mùa hè là tiếng chim tu hú gọi bầy. Tiếng chim tu hú như tiếng báo hiệu của mùa hè, vọng vào trong xà lim nhà tù, đánh thức dậy trong ký ức của nhà thơ bao nhiêu hình ảnh tươi sáng, rực rỡ của mùa hè sôi động ở bên ngoài

 

       Khi con tu hú được Tố Hữu sáng tác trong những ngày bị giam tại nhà lao Thừa phủ. Cả bài thơ vang vọng tiếng chim tu hú, đây cũng chính là âm thanh khơi mạnh nguồn cảm xúc của người tù cách mạng. Qua đó, thể hiện rõ nét tâm trạng đầy biến động của người chiến sĩ cách mạng.

       Mở ra cảnh mùa hè là tiếng chim tu hú gọi bầy. Tiếng chim tu hú như tiếng báo hiệu của mùa hè, vọng vào trong xà lim nhà tù, đánh thức dậy trong ký ức của nhà thơ bao nhiêu hình ảnh tươi sáng, rực rỡ của mùa hè sôi động ở bên ngoài.

       Bằng tưởng tượng, nhà thơ vẽ ra một bức tranh đầy màu sắc sáng tươi rực rỡ và âm thanh rộn ràng của thiên nhiên khi hè về. Có tiếng chim tu hú vang xa thúc giục, tiếng ve râm ran và tiếng sáo diều vi vút trong không trung cao rộng. Có ánh nắng rực rỡ "đầy sân nắng đào", có màu vàng tươi của bắp rẫy vàng hạt, màu vàng đậm của lúa chín. Xen vào những mảnh màu sáng rực rỡ ấy là mảnh không gian cao rộng với màu xanh thăm thẳm của bầu trời.

Trời xanh càng rộng, càng cao.

       Cần chú ý đây là cảnh thiên nhiên mở đầu mùa hè. Nó có cái tưng bừng rộn rã, tươi sáng và tất cả đang đi tới độ chín, đầy hứa hẹn. "Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần", "bắp rây vàng hạt". Cũng như tác giả đang bước vào những năm tháng của tuổi thanh xuân tràn đầy sức trẻ, đầy hi vọng, hứa hẹn và cũng là thời điểm gặp gỡ lí tưởng cách mạng và say mê hoạt động.

 

       Bởi vậy, tiếng gọi vào mùa hè của chim tu hú đã khơi dậy ở trong lòng người tù một tâm trạng bức bối, u uất, một khát khao cháy bỏng muốn tung phá ra khỏi chốn lao tù ngột ngạt:

Ta nghe hè đậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi!

16 tháng 3 2022

mk cảm ơn

 

23 tháng 11 2021

\(5,=\dfrac{2^3\cdot3^3\cdot2^5\cdot3^7}{2^8\cdot3^9}=3\\ 6,2^{50}+2^{49}-2^{48}=2^{46}\left(2^4+2^3-2^2\right)=2^{46}\cdot20⋮5\left(20⋮5\right)\)

29 tháng 12 2021

Cảm ơn nha

 

NV
21 tháng 1

\(Q=\left(\dfrac{1}{2\sqrt{x}+1}+\dfrac{1}{2\sqrt{x}-1}\right):\dfrac{1}{1-4x}\)

\(=\left(\dfrac{2\sqrt{x}-1}{\left(2\sqrt{x}+1\right)\left(2\sqrt{x}-1\right)}+\dfrac{2\sqrt{x}+1}{\left(2\sqrt{x}+1\right)\left(2\sqrt{x}-1\right)}\right).\left(1-4x\right)\)

\(=\left(\dfrac{2\sqrt{x}-1+2\sqrt{x}+1}{4x-1}\right)\left(1-4x\right)\)

\(=\dfrac{-4\sqrt{x}.\left(4x-1\right)}{4x-1}=-4\sqrt{x}\)

21 tháng 1

\(Q=\left(\dfrac{1}{2\sqrt{x}+1}+\dfrac{1}{2\sqrt{x}-1}\right):\dfrac{1}{1-4x}\left(dkxd:x\ge0;x\ne\dfrac{1}{4}\right)\)

\(=\left[\dfrac{2\sqrt{x}-1}{\left(2\sqrt{x}-1\right)\left(2\sqrt{x}+1\right)}+\dfrac{2\sqrt{x}+1}{\left(2\sqrt{x}-1\right)\left(2\sqrt{x}+1\right)}\right]\cdot\left(1-4x\right)\)

\(=\dfrac{2\sqrt{x}-1+2\sqrt{x}+1}{4x-1}\cdot\left[-\left(4x-1\right)\right]\)

\(=4\sqrt{x}\cdot\left(-1\right)\)

\(=-4\sqrt{x}\)