ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GIỮA HỌC KÌ 2 - GDCD 6
10.Hãy nêu ra 3 biện pháp để phòng chống nguy cơ bị đuối nước.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
5 Cách ứng phó khi gặp mưa dông , lốc , sét.
+ Tạm trú vào những nơi an toàn.
+ Không ra ngoài vào những ngày mưa dông , lốc , sét
+ Tắt hết tất cả các thiết bị điện khi gặp mưa dông , lốc , sét
+ Không đụng vào nơi bị hở điện , sét sẽ đánh vào những nơi như vậy , lúc mà em không để ý, không may chạm vào thì sẽ bị thương hoặc tử vong .
+ Không đứng dưới gốc cây , cột điện ,... sẽ bị sét truyền điện và đánh
+........……
=> Chỉ là 5 cách ứng phó khi gặp mưa dông , lốc , sấm.Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những cách nữa thì chat riêng với mình nhé :))
Tham khảo:
+ Ở trong nhà.
+ Tắt các thiết bị điện trong nhà.
+ Nếu đang trên đường thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, trường học
+ Không trú dưới gốc cây, cột điện.
+ Không cầm nắm các vật bằng kim loại, không nên xem ti vi…
+ Tránh các nơi trống vắng, quang đãng như: cánh đồng, nhà kho, bãi đỗ xe,…không có thiết bị chống sét.
+ Không đội mũ, ô dù có đồ có kim loại dễ bị sét đánh
+ Không đứng thành nhóm người gần nhau
+ Chú ý quan sát đường dây điện vì khi dây bị đứt dễ dẫn đến tai nạn nếu chưa gắt điện
Refer
a, Thông tin trên cho em biết cần làm khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất:
+ Thường xuyên xem dự báo thời tiết
+ Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống (đèn pin, thực phẩm, áo mưa…)
+ Không đi qua sông suối khi có lũ
+ Gọi 112 yêu cầu cứu nạn…
b, Em còn biết cách ứng phó khác khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất như:
+ Không nên ra ngoài, tìm nơi cao ráo để trú ngụ…
+ Chúng ta nên bảo vệ rừng, tránh hoạt động khai thác bừa bãi…
+ Thường xuyên xem dự báo thời tiết
+ Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống (đèn pin, thực phẩm, áo mưa…)
+ Không đi qua sông suối khi có lũ
+ Gọi 112 yêu cầu cứu nạn…
Câu 1:
- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống;
- Dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay rỗi hơi hoặc tiêu giám. Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
Câu 2: Muỗi Anopheles
Câu 3:
- Diệt muỗi bằng các biện pháp dân gian như đập muỗi, dùng vợt điện, đèn bắt muỗi.
- Mặc quần áo dài tay, mang vớ chân khi trời tối hoặc khi làm việc trong rừng rẫy.
- Ngủ mùng sớm vào lúc 8 giờ tối để tránh giờ hoạt động cao nhất của muỗi Anopheles, tốt nhất ngủ trong màn tẩm hóa chất phòng chống bệnh sốt rét.
Câu 4: Qua đường tiêu hóa.
Câu 5: Bào xác.
Câu 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét.
Câu 7:
- Trùng roi: có khả năng dị dưỡng khi sống ở môi trường không ánh sáng, có roi, điểm mắt và có khả năng di chuyển.
- Thực vật: chỉ sống tự dưỡng, không có khả năng di chuyển.
Câu 8: Trùng giày
Câu 9: Thủy tức,sứa,hải quỷ,san hô,sứa ren,sứa rô,sứa tua dài, hải quỳ cộng sinh
Câu 10: Chân giả
Câu 11: Tua miệng thủy tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi.
Câu 12: Là khung xương đá vôi của san hô.
Câu 13:
- Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tê bào gai độc, có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.
Câu 14:
- Hải quỳ sống độc lập, không có xương đá vôi.
- San hô sống thành tập đoàn, có khung xương đá vôi.
Câu 15:
- San hô: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính liền vào cơ thể mẹ, tạo nên một tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.
- Thủy tức: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con sẽ tách khỏi cơ thể mẹ, tự kiếm thức ăn và có đời sống độc lập.
Câu 16:
- Trứng theo phân ra ngoài, dặp ẩm và thoáng khí phát triển thành ấu trùng trong trứng . Người ăn phải. Trứng giun đến ruột non ấu trùng chui ra → vào máu đi qua gan → tim → phổi rồi về lại ruột non mới chính thức ký sinh ở đấy.
Câu 17:
- Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất.
- Giun đất còn là thức ăn cho gia súc và gia cầm.
Câu 18:
- Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ..
Câu 19: 6 tháng/1 lần.
Câu 20:
- Giun đất cũng giống như những sinh vật khác là hít thở bằng không khí. Khi trời mưa, đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở.
Câu 21: Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non người.
Câu 22: Giun đũa sinh sản phân tính.
Câu 23: Tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống: con cái 2 ống, con đực 1 ống & dài hơn chiều dài cơ thể. Giun đũa thụ tinh trong. Con cái đẻ số lượng rất lớn, lẫn vào phân người (khoảng 200 000 trứng một ngày).
(Tham khảo)
* GDCD :
I. Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Câu 1. Biển báo cấm hình tròn, …………………………….., viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện ………….
Câu 2. Không ai được ………………… vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp ……………………………………..
Câu 3. Người đi bộ phải đi trên ………………, ………………; nếu không có lề thì đi sát ……….........................
II. Khoanh tròn chữ cái đầu câu em chọn.
Câu 1. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào năm nào?
A. 1988
B. 1990
C. 1989
D. 1991
Câu 2. Việc làm nào sau đây là vi phạm trật tự an toàn giao thông?
A. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy.
B. Mang giấy phép khi lái xe.
C. Đi xe đạp vào phần đường dành cho người đi bộ
D. Không đi xe dàng hàng hai, hàng ba.
Câu 3. Nhặt được thư của bạn em sẽ làm gì?
A. Mở ra xem
B. Mang đi giấu, về nhà mở ra xem
C. Đem bỏ vào thùng rác
D. Trả lại cho bạn
Câu 4. Việc làm nào sau đây là vi phạm quyền trẻ em?
A. Tổ chức các sân chơi lành mạnh cho trẻ em.
B. Lôi kéo, dụ dỗ trẻ em uống rượu, hút thuốc.
C. Tạo mọi điều kiện cho trẻ em được đi học
D. Cho con cái tham gia các hoạt động tập thể của trường tổ chức.
Câu 5. Biển hiệu lệnh có các dấu hiệu nào?
A. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều phải thi hành.
B. Hình tròn, nền màu vàng, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều phải thi hành.
C. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu đen nhằm báo hiệu điều phải thi hành.
D. Hình tròn, nền màu xanh trắng, hình vẽ màu đen nhằm báo hiệu điều phải thi hành.
Câu 6. Trẻ em trong độ tuổi nào bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học?
A. Từ 6 – 16 tuổi
B. Từ 6 – 14 tuổi
C. Từ 8 – 14 tuổi
D. Từ 6 – 18 tuổi
III. Đánh dấu x vào ô trông tương ứng.
Câu 1. Cho biết những việc làm nào sau đây là xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?
Việc làm | Tính mạng | Thân thể, sức khỏe | Danh dự, nhân phẩm |
A. Dùng điện bẩy chuột gây chết người | |||
B. Chưởi mắng, nhục mạ bạn trước đám đông. | |||
C. Đánh bạn gây thương tích. | |||
D. Trêu chọc, nói xấu bạn với người khác. |
Câu 2. Cho biết những việc làm sau đây là thể hiện quyền hay nghĩa vụ học tập?
Việc làm | Quyền | Nghĩa vụ |
A. Học với bất cứ hình thức nào | ||
B. Chăm chỉ học tập. | ||
C. Học suốt đời. | ||
D. Chủ động, tự lập, tự giác trong học tập, không bỏ học giữa chừng. |
Câu 3. Cho biết những việc làm sau đây việc làm nào thực hiện quyền trẻ em, việc làm nào vi phạm quyền trẻ em?
Việc làm | Thực hiện quyền trẻ em | Vi phạm quyền trẻ em |
A. Cho trẻ em đi học khi đến tuổi. | ||
B. Bắt trẻ em làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm. | ||
C. Quan tâm dạy dỗ, giáo dục không cho trẻ tham gia các trò chơi không lành mạnh. | ||
D. Không cho con bày tỏ ý kiến. |
IV. Nối ý.
Câu 1.
Nối hai vế câu cho đúng với quy định về thực hiện trật tự an toàn giao thông.
A B
1. Tránh nhau a. Về phái tay trái
2. Vượt nhau b. Về phía tay phải
3. Người đi bộ c. Đi sát mép đường
4. Người đi xe đạp d. Không buông cả hai tay
Trả lời: 1……; 2…….; 3……..; 4………
Câu 2.
Nối hai vế câu cho đúng với quyền và nghĩa vụ của công dân.
A | B | |
1. Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể. | a. Quyền và nghĩa vụ học tập | |
2. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, trử trường hợp pháp luật cho phép. | b. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín | |
3. Không nghe trộm điện thoại của người khác. | c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở | |
4. Chăm chỉ học tập, không bỏ học giữa chừng. | d. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. |
Trả lời: 1……; 2…….; 3……..; 4………
Câu 3.
Nối hai vế câu cho đúng với quy định về thực hiện trật tự an toàn giao thông.
A B
1. Người đi xe gắn máy a. Về phái tay trái
2. Vượt nhau b. Đội mũ bảo hiểm
3. Người đi bộ c. Đi trên hè phố, lề đường
4. Người đi xe đạp d. Đi đúng vào phần đường dành cho người đi xe đạp.
Trả lời: 1……; 2…….; 3……..; 4………
B. Ôn thi học kì 2 môn Công dân lớp 6 phần Tự luậnI. NHẬN BIẾT:
Câu 1.
Cho biết các nguyên nhân phổ biến của tai nạn GT? Trong đó nguyên nhân nào là chính? (2 đ)
- Do ý thức của người tham gia GT chưa tốt,
- Không hiểu biết pháp luật.
- Đường xấu và hẹp,
- Người tham gia GT đông,
- Phương tiện GT không đảm bảo an toàn…
* Nguyên nhân chính là do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt
Câu 2.
Gia đình và Nhà nước có trách nhiệm, vai trò gì đối với quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? (2đ)
a. Trách nhiệm của gia đình:
- Tạo điều kiện cho con em được HT, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.
- Người lớn có trách nhiệm giáo dục, làm gương.
b. Vai trò của Nhà nước:
- Thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
- Giúp đỡ người nghèo, con em dân tộc thiểu số, người tàn tật, khuyết tật … được hưởng 9 sách ưu đãi
Câu 3. Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? (1đ)
=> Công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước.
Câu 4. Cho biết biển báo cấm có đặc điểm gì? (1 đ)
=> Hình tròn, nền màu trắng, viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.
Câu 5. Cho biết pháp luật quy định như thế nào đối với người đi bộ? (1 đ)
- Phải đi trên hè phố, lề đường; nếu không có lề đường thì đi sát mép đường.
- Chỉ được qua đường ở những nơi có tín hiệu đèn, có vạch kẻ đường; tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
Câu 6. Cho biết theo công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, quy định trẻ em có mấy nhóm quyền? Kể tên? Ở địa phương em đã có những hoạt động nào góp phần bảo vệ các quyền của trẻ em?
=> 4 nhóm quyền:
+ Nhóm quyền sống còn,
+ Nhóm quyền bảo vệ,
+ Nhóm quyền phát triển,
+ Nhóm quyền tham gia.
Ở địa phương em đã có những hoạt động góp phần bảo vệ các quyền của trẻ em:
- Xây dựng trường học,
- Tiêm ngừa, khám sức khỏe cho trẻ em,
- Trẻ em đến tuổi đi học đều được đi học,
- Khuyến khích, giúp dỡ, tạo mọi điều kiện cho trẻ em đến trường,
- Mở các khu vui chơi lành mạnh cho trẻ em …
II. THÔNG HIỂU
Câu 1.
Việc học tập có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình? Trong học sinh hiên nay có nhiều hiện tượng học sinh bỏ học, trốn tiết đi chơi; lười không chịu học … Em có suy nghĩ gì đối với các hiện tượng này?
a. ĐV bản thân: Giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
b. ĐV gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xd gia đình no ấm, hạnh phúc.
* Suy nghĩ của em:
Đây là những hiện tượng sai trái. Vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập. Ảnh hưởng xấu đến tương lai: không có kiến thức, không có việc làm ổn định dẫn đến nghèo đói, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội …
Câu 2.
Tại sao mọi người phải thực hiện đúng trật tự ATGT?
Vì để:
- Bảo đảm ATGT cho, mình và cho người khác, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả đau lòng cho bản thân và mọi người.
- Bảo đảm cho GT được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong GT, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội.
Câu 3.
Ý nghĩa của công ước LHQ về quyền trẻ em? Nêu 2 việc làm thực hiện đúng quyền trẻ em theo quy định của công ước LHQ?
- Đối với trẻ em: Trẻ em được sống hạnh phúc, được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, do đó được phát triển đầy đủ.
- Đối với thế giới:
Trẻ em là chủ nhân của thế giới tương lai, trẻ em được phát triên đầy đủ sẽ xây dựng nên thế giới tương lai tốt đẹp, văn minh, tiến bộ.
* Hai việc là
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................
III. VẬN DỤNG
Câu 1.
Tình huống: Tuấn và Hải ở cạnh nhà nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh trai đánh Hải.
Hỏi: Theo em Tuấn đã vi phạm điều gì? Trong trường hợp đó, Hải có thể có những cách ứng xử nào? Cách ứng xử nào là tốt nhất?
* Xúc phạm đến danh dự của bạn, xâm phạm thân thể, súc khỏe của bạn ;
* Hải có thể: - Chống cự lại;
- Bình tĩnh giải thích cho Tuấn hiểu;
- Nói cho người lớn biết để giải quyết;
* Cách ứng xử tốt nhất là: Bình tĩnh giải thích cho Tuấn hiểu; Nói cho người lớn biết để giải quyết
Câu 2.
Em sẽ làm gì trong những trường hợp sau:
- Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện.
- Nhìn thấy bạn xem trộm thư hoặc nghe điện thoại của người khác.
* Em tuyệt đối không cho họ vào nhà, nói với người đó đợi cha mẹ về rồi trở lại ; Gọi điện báo cho cha mẹ hoặc người thân biết ;...
* Ngăn cản, giải thích cho bạn hiểu việc làm đó là sai, đã xâm phạm vào quyền bí mật riêng tư của người khác, Không được làm như vậy.
Câu 3.
Tình huống: Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có 2 em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và nuôi các em.
H: Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào? Vì sao?
=> Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn bằng cách:
+ Tuyệt đối không bỏ học mà vẫn cố gắng học tiếp;
+ Một buổi đi học, 1 buổi ở nhà phụ giúp gia đình;
+ Tìm sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường, địa phương …
Vì: Chỉ có học tập mới giúp em có 1 tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn. Nếu nghỉ học ở nhà có thể bản thân sẽ khó vượt qua khó khăn, thậm chí có thể sa vào các tệ nạn xã hội khác…
Hi bạn . Trường mk thi rồi nhé
Mk cho bạn đề cương đây:
GDCD
+Theo em tai nạn giao thông ngày càng tăng là do những nguyên nhân nào?Nguyên nhân nào là chủ yếu?
+Em hãy tự liên hệ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của bản thân.
+Theo công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em có mấy nhòm quyền?Hãy nêu nội dung Từng nhóm quyền.
+Để đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường chúng ta cần phải làm gì?
+Công dân là gì?Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?
+Đối với người đi xe đạp cần đi như thế nào là đúng?
LS nhé:
+Nước Chăm-pa ra đời như thế nào?
+Trình bày chiến thắng Bạch Đằng năm 938
+Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?
+Trình bày cuộc khởi nghĩa Lý Bí
+Trình bày cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan(năm 722)
+Tình hình kinh tế, văn hóa nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Lần sau đăng câu hỏi chia nhỏ ra nhé em !
PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
A. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ
I. TÍNH CHẤT CỦA OXI
1. Tính chất vật lí
- Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí
- Oxi hóa lỏng ở -183°C
- Oxi lỏng có màu xanh nhạt
2. Tính chất hóa học: Viết PT minh họa cho mỗi t/c
a. Tác dụng với phi kim
PTHH: S + O2 ----to-----> SO2
PTHH: 4P + 5O2 ----to-----> 2P2O5
b. Tác dụng với kim loại
PTHH: 3Fe + 2O2 ----to-----> Fe3O4
c. Tác dụng với hợp chất:
CH4 + 2O2 ----to-----> CO2 + H2O
II. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI
1. Sự oxi hóa là gì?
Là sự tác dụng của oxi với một chất
2. Phản ứng hóa hợp là gì?
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.
III. OXIT
1. Định nghĩa
Oxit là hợp chất của ha nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi
VD: sắt từ oxi Fe3O4, lưu huỳnh đioxi SO2,…
2. Phân loại:
a. Oxit axit:
Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit
Vd : SO3 tương ứng với axit H2SO4
CO2 tướng ứng với axit H2CO3
b. Oxit bazo
Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ
VD: MgO tương ứng với bazo Mg(OH)2
K2O tương ứng với KOH
3. Cách gọi tên:
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
- Nếu kim loại có nhiều hóa trị
Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit
VD: FeO : sắt (II) oxit
Fe2O3 : sắt (III) oxit
- Nếu phi kim có nhiều hóa trị
Tên gọi = tên phi kim + oxit
Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử
+ Mono: một
+ Đi : hai
+ Tri : ba
+ Tetra : bốn
+ Penta : năm
VD: CO: cacbon monooxit
CO2: cacbon đioxit
SO2: lưu huỳnh đioxit
SO3: lưu huỳnh trioxit
P2O3: điphotpho trioxit
P2O5 : đi photpho pentaoxit
4. công thức :
- CT chung M2Ox với x là hóa trị của chất M
- Nếu x = 2 thì có công thức là MO
IV. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
1. Điều chế oxi Trong phòng thí nghiệm. viết PT minh họa
Trong phòng thí nghiệm
Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo PT:
2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2
2. Phản ứng phân hủy là gì? Cho vd
Là phản ứng hóa học trong đó từ môtj chất sinh ra nhiều chất mới.
VD: 2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2
V. KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY
1. Thành phần của Không khí
a. Thành phần chính
Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích. Cự thể oxi chiếm 21% thể tích, phần còn lại hầy hết là nitơ
b. Thành phần khác
Các khí khác (hơi nước, CO2, khí hiếm, bụi khói,…) chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1%
2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm
a. Sự cháy
- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng
- Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí: cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong oxi. Do trong không khí còn có nito với thể tích gấp 4 lần oxi, làm diện tích tiếp xúc của vật với oxi ít nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Đồng thời, nhiệt tiêu hao còn dùng để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn
b. Sự oxi hóa chậm
- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng
- VD: sắt để lâu trong không khí bị gỉ
- Trong điều kiện nhất định, sựu oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy
B. CHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC
I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro
1. Tính chất vật lý
Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước
2. Tính chất hóa học: viết PT minh họa
a. Tác dụng với oxi
Nếu đốt cháy hidro trong oxi: hidro cháy mạnh, trên thành lọ xuất hiện những giọt nước nhỏ
PTHH: 2H2 + O2 −to→ 2H2O
Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộng hidro và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1
b. Tác dụng với đồng oxit CuO
Khi đốt nóng tới khoảng 400°C : bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên thành cốc
PTHH: H2 + CuO −to→ Cu +H2O
⇒ Hidro đã chiến oxi trong CuO. Vậy hidro có tính khử
⇒ở nhiệt độ thích hợp, hidro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. do vậy hidro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt
II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế
1. Điều chế hidrô Trong phòng thí nghiệm
Cho kim loại (Al, Fe, ….) tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4).
Khí H2 được thư bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước. nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy ( cháy trong không khí với ngộn lửa xanh nhạt) hoặc dùng tàn đóm ( không làm tàn đóm bùng cháy)
VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2. Phản ứng thế
Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất
VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
III. Nước
1. Tính chất vật lý
Là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời), không mùi, không vị
Sôi ở 100°C (p = 760 mmHg), hóa rắn ở 0°C
Khối lượng riêng ở 4°C là 1 g/ml (hay 1kg/lít)
Có thể hòa tan được nhiều chất rắn ( muối ăn, đường,…), chất lỏng ( còn, axit), chất khí (HCl,…)
2. Tính chất hóa học
Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…
PTHH: K + H2O → KOH + H2
Tác dụng với mốt sô oxit bazo như CaO, K2O,… tạo ra bazo tương ứng Ca(OH)2, KOH,…
Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh
VD: K2O + H2O → 2KOH
Tác dụng với oxit axit như SO3, P2O5,… tạo thành axit tương ứng H2SO4, H3PO4,…
Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ
VD: SO3 + H2O → H2SO4
IV. Axit - Bazơ - Muối
Nêu khái niệm, CTHH; phân loại; cách gọi tên các hợp chất và cho vd
1. Axit
a. Khái niệm
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
b. CTHH: gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit
c. Phân loại: 2 loại
- Axit không có oxi: HCl, H2S,….
- Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…
d. Tên gọi
- Axit không có oxi
Tên axit = axit + tên phi kim + hidric
VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua
H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua
- Axit có oxi
+ Axit có nhiều oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ic
VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat
HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat
+ Axit có ít oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ơ
VD: H2SO3 : axit sunfuro. Gốc axit sunfit
2. Bazơ
a. Khai niệm:
Phân tử bazo gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
b. CTHH: M(OH)n , n: số hóa trị của kim loại
c. Tên gọi:
Tên bazo = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit
VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit
KOH: kali hidroxit
d. Phân loại
Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.
Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…
3. Muối
a. Khái niệm
Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit
b. CTHH: gồm 2 phần: kim loại và gốc axit
VD: Na2SO4, CaCO3,…
c. Tên gọi
Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit
VD: Na2SO4 : natri sunfat
CaCO3: canxi cacbonat
FeSO4: sắt (II) sunfat
d. Phân loại
- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
VD: Na2SO4, CaCO3,…
- Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
VD: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…
1. Không bơi ở nơi cấm bơi hay chỗ nước sâu
2. Nên mặc phao bơi hoặc dụng cụ hỗ trợ khi bơi
3.1. Đối với trẻ em thì nên đi cùng với người lớn
3.2. Nên học bơi trước khi bơi ở những khu vực có nước
Đề nghị a ghi rõ Tham khảo ạ!