Viết đoạn văn nghị luận chứng một vấn đề trong đời sống hoặc văn học.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài viết tham khảo
Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại mà thôi.
Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Đọc câu tục ngữ, hình ảnh hiện ra trước mắt ta là những cuộn sóng to giữa một dòng sòng rông lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ đơn độc đang chơi vơi. Quả nhiên trước “sóng cả” này ai không lo sợ, không ngại cho số phận con thuyền, cho những người trong thuyền ây. Thường thì những làn sóng to này là nguyên nhân gây ra chết chóc, gây ra tai họa cho con người. Nhưng cũng không hẳn là thế. Bởi lẽ con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt được “sóng cả” này. Nếu người lái thuyền vẫn vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh đối phó với mọi tình hình, qụyết tâm chèo để vượt qua cơn sóng cả ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Ở đây “sóng cả" là muốn đề cập đến những việc lớn lao, khó khăn gian khổ. Đứng trước những trở ngại này ta đìtng vội nản lòng ngã chí, đừng vội “ngã tay chèo” mà phải vũng lòng, quyết tâm thì sẽ vượt qua, đi đến thắng lợi.
Câu tục ngữ là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp con cháu sau này. Lời dạy trên là phương châm cho mọi hành động của chúng ta, nó nhắc nhở ta phải luôn đề cao tinh thăn vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm của mình – ta không quên “có chí thì nên”.
a) Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề cần bàn luận.
Gợi ý:
Mở bài trực tiếp: giới thiệu trực tiếp vào vấn đềMở bài gián tiếp: thông qua một câu chuyện, một tình huống để dẫn dắt vào vấn đề cần bàn luận, trao đổib) Thân bài:
- Giải thích vấn đề:
Đối với một vấn đề cụ thể: tập trung giải thích từ khóa quan trọng hoặc phân tích khái niệm gọi tên của vấn đề dóĐối với câu tục ngữ, danh ngôn: giải thích từ khóa trọng tâm, giải nghĩa từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, sau đó giải thích ý nghĩa chung của toàn câu- Bàn luận về vấn đề:
Nêu thái độ, quan điểm của người viết đối với vấn đề: tán thành/ không tán thànhĐưa ra những lý lẽ, dẫn chứng xác thực để làm rõ lý do người viết tán thành/ không thán thành với vấn đề (bài viết cần có tối thiểu 2 lí lẽ)Các lí lẽ phải xoay quanh, bám sát về vấn đề cần bàn luận, như: Lý do tán thành với vấn đề; Ý nghĩa, vai trò của vấn đề; Nguyên nhân dẫn đến vấn đề; Hiện trạng của vấn đề…- Lật lại vấn đề: Mỗi vấn đề, hiện tượng trong cuộc sống đều có tính tương đối, nên cần phải:
Nhìn nhận khách quan từ nhiều hướng, để thấy được những mặt trái của vấn đề đóBổ sung thêm những điều mà vấn đề còn thiếu sót, chưa được hoàn thiệnc) Kết bài:
Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề đã bàn luậnĐề ra những phương hướng thực hiện, giải quyết vấn đề trong cuộc sống thực tiễnLiên hệ bản thân (người viết đã làm gì và chưa làm được gì)Khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống:
– Nêu được vấn đề cần bàn luận.
– Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối với vấn đề cần bàn luận.
– Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.
– Bố cục đảm bảo: 3 phần
- Cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận.
- Nêu được ý kiến tán thành hay phản đối vấn đề cần bàn luận.
- Giải thích những từ quan trọng (nếu có) và ý nghĩa của câu danh ngôn, tục ngữ cần bàn luận.
- Nếu được lí lẽ thuyết phục, chặt chẽ cùng bằng chứng đa dạng để củng cố vấn đề. Chú ý sắp xếp khoa học.
- Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động.