K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

III. TẬP LÀM VĂN:Kể lại một câu chuyện vui (khoảng 7 câu) mà em đã được nghe.Gợi ý:a) Em được nghe câu chuyện vui tên là gì? (VD: Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn, Tôi cũng như bác …)b) Câu chuyện mở đầu ra sao? Diễn biến thế nào?c) Kết thúc câu chuyện ra...
Đọc tiếp

III. TẬP LÀM VĂN:

Kể lại một câu chuyện vui (khoảng 7 câu) mà em đã được nghe.

Gợi ý:

a) Em được nghe câu chuyện vui tên là gì? (VD: Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn, Tôi cũng như bác …)

b) Câu chuyện mở đầu ra sao? Diễn biến thế nào?

c) Kết thúc câu chuyện ra sao?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

1
6 tháng 3 2022

Lưu Nguyễn Hà An:VD nhé

Giấu cày

Ngày xửa ngày xưa có 2 vợ chồng ông lão sống với nhau rất đầm ấm. Thế rồi chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra mà tự dưng vợ lại mắng chồng. Hóa ra, chuyện là thế này: Ông chồng ông ý đang gặt thì bị vợ gọi về ăn cơm. Ông bèn hô to: ''Đợi tôi giấu cái cày này vào bụi đã.'' Rồi về nhà, vợ ông trách: ''Ông la to thế cho trộm nó biết à? Giời ơi là giời!'' Ăn xong, bác vội vã ra đồng xem đã mất cày chưa. Khi về nhà, ngó trước ngó sau không thấy ai, bác mới khẽ vào tai vợ: ''Bị trộm thật.''

VD đó nha

28 tháng 2 2022

hs hỏi cô:

Cô ơi, nếu ta phạt 1 người về việc mà người đó ko làm thì liệu có đúng ko ạ?

Cô giáo:

đương nhiên là ko rồi em.

Hs thở phào:

May quá cô ơi, em chưa làm bài tập ạ!!!batngo

6 tháng 5 2020

tui 2k9 nhưng tui ko làm đâu hihi

27 tháng 11 2020
  

tui 2k10 ko biết

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?b) Trong...
Đọc tiếp

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:

-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!

-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.

-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?

-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.

a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?

b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?

2
16 tháng 2 2019

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

- Kể nội dung truyện cổ tích

- Lý do An thôi học,

- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

- Một câu chuyện hay

b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

     + Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt

     + Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày

- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt

- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

25 tháng 8

Đố mẹo part 1 

 

Lần đầu viết chuyện, không hay nhể, một câu chuyện có thật của ai đó. ... Không có đềNgày hôm đó, tôi đến trường học, ngôi trường mới của tôi. Tôi đã gặp anh, đối với tôi lúc đó, anh chỉ như bao người con trai khác-đáng ghét. Nhưng nhìn anh khá quen, hình như tôi đã gặp anh ở đâu thì phải. Sau đấy vài hôm, tôi để ý rằng, cách anh cư xử với tôi khác với những người con gái...
Đọc tiếp

Lần đầu viết chuyện, không hay nhể, một câu chuyện có thật của ai đó. ...

Không có đề
Ngày hôm đó, tôi đến trường học, ngôi trường mới của tôi. Tôi đã gặp anh, đối với tôi lúc đó, anh chỉ như bao người con trai khác-đáng ghét. Nhưng nhìn anh khá quen, hình như tôi đã gặp anh ở đâu thì phải. Sau đấy vài hôm, tôi để ý rằng, cách anh cư xử với tôi khác với những người con gái khác. Anh đối xử với họ thì như thưởng, người lạ. Rõ ràng tôi cũng vậy mà anh lại quan tâm tôi, mỗi khi tôi buồn thì anh chọc ghẹo, làm tôi tức và vui. Chuyện gì đang xảy ra vậy? Có những người khác xinh hơn tôi, tốt hơn tôi, việc gì anh phải để ý đến tôi?
Sau khoảng 1 tháng đi học, anh đi cùng đường với tôi, đã gặp nhau. Anh lướt qua tôi, tôi chỉ nghĩ là đi qua thôi, chả có gì cả. Nhưng bỗng anh dừng lại, có vẻ như chờ cái gì. Hóa ra anh trờ tôi đến, hỏi tôi:'' Có muốn đến trường cùng anh không? Anh cũng đến trường '' Chẳng là hôm đó, tôi và anh cùng đến trường tập kịch. Tôi kịch văn, anh kịch tiếng anh, trường cũng không đông nên có lẽ anh mới mạnh bạo như vậy. Xong tôi từ chối, nhìn vẻ mặt anh lúc đó khá buồn nhưng cũng phóng đến trường, tất nhiên mà trước tôi.
Đến ngày 24/12, ngày Noel. Suốt một buổi sáng, anh gọi tôi đến chỗ anh để hỏi điều gì. Tôi cũng đâu có lại. Tan học, cùng đường mà, lại gặp nhau, anh đang đi cùng bạn, hỏi nhỏ với tôi là đi chơi không? Tôi lơ ngơ không hiểu, hỏi cái gì cơ. Chắc anh bực mình, chậc một cái rồi đi trước. Chiều hôm đấy, trên đường đi học lại gặp, hóa ra những gì anh hỏi lúc sáng là đi chơi Noel không. Tôi cũng từ chối. Mặc dù khá vui khi lần đầu tiên có người con trai nào dủ tôi đi chơi Noel. 
Càng ngày, anh càng quan tâm tôi, tôi cũng để ý anh nhiều hơn. Bỗng một ngày, tôi chợt nhận ra: Tôi thích anh mất rồi!!! Chuyện gì thế này, tôi vốn là người con gái không biết yêu là gì, vậy mà ...Thật sự, tôi không thể hiểu được là tại sao nữa. Anh khiến tôi rung động. Tôi không thể kể với ai, không thể tâm sự với ai cả. Đành dấu kín trong lòng. Nhưng anh cuối cấp, anh ra trường đúng lúc tôi thích anh. Một nỗi buồn rất lớn. Tôi không thể làm gì hơn ngoài việc khóc vào mỗi tối, việc này giống như mới chia tay người yêu vậy. Cô đơn, một mình chịu nỗi khổ tâm, chẳng ai biết chuyện này cả. Tôi không biết làm thế nào để quen anh nữa. Mỗi lần sắp quên thì anh lại xuất hiện, không thể tránh được anh. Tôi không biết làm thế nào để hết thích anh nữa. Và một câu hỏi nữa là: Liệu, anh có thích tôi không?
                    Tôi không dám nói ra vì sợ.
                    Sợ anh biết tôi thích anh.
                   Cũng sợ anh không biết là tôi thích anh.
                   Chuyện gì đang xảy ra với tôi vậy?
#Moon

0
4 tháng 10 2023

Sau đây, mình xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về một người rất tài năng mà mình vừa tìm hiểu qua báo chí. Đó là anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".

Anh Nam sinh ra ở tại Hà Nội, bố mẹ là viên chức nhà nước. Từ nhỏ, anh Nam đã bộc lộ mình là người có khả năng nhanh nhạy, biết cách học và nỗ lực, kiên trì rèn luyện. Cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình nên ngày càng phát huy được ưu điểm của bản thân, đặc biệt là khả năng học tiếng anh. Anh Nam có nhiều thành tích nổi bật, đáng khâm phục với khả năng giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo, từng làm diễn giả tại Mỹ khi tham gia hội nghị "Khoa học về nụ cười"... Anh Nam cũng là một dịch giả nhỏ tuổi và có khả năng sáng tác tự truyện, ngoài ra anh cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, ngoại khoá đầy bổ ích. Năm lớp hai đã đạt thành tích cao về TOEIC, đến lớp 5 đạt điểm IELTS với mức tuyệt đối. Hiện nay, anh đang du học tại Mỹ với nhiều dự định chinh phục những đỉnh cao mới, nhận vô số bằng khen của trường quốc tế và thư chúc mừng của tổng thống Mỹ Obama. Anh Nhật Nam được rất nhiều người biết đến và ngưỡng mộ. Nhiều video về cách học tiếng anh được anh hướng dẫn và đăng lên mạng thứ hút hàng triệu lượt xem. Các báo chí, truyền thông viết về anh rất nhiều.

Trong đời sống hằng ngày ta thường nghe những yêu cầu và câu hỏi như sau :- Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi !- Cậu kể cho mình nghe , Lan là người như thế nào - Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ ?- Thơm ơi , lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắma) Gặp trường hợp như thế , theo em , người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì ?b) Trong những trường...
Đọc tiếp

Trong đời sống hằng ngày ta thường nghe những yêu cầu và câu hỏi như sau :

- Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi !

- Cậu kể cho mình nghe , Lan là người như thế nào 

- Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ ?

- Thơm ơi , lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm

a) Gặp trường hợp như thế , theo em , người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì ?

b) Trong những trường hợp trên , câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó . Ví dụ , nếu muốn cho bạn biết Lan là một người tốt , người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan ? Vì sao ? Nếu người trả lời kể một câu chuyện vềAn mà không liên quan tới việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa được không ? Vì sao ?

 

1
18 tháng 9 2016

 Người nghe muốn biết về sự việc diễn ra và đương nhiên sự việc đó phải có thực nhưng trong trường hợp ( a ) thì đó là 1 câu truyện giả thuyết. Có thể kể nó theo chuyện dân gian.

Người kể phải biết rõ nội dung đừng kể ko đúng sự việc nếu không biết thì phải nói là không rõ còn nếu biết tùy từng trường hợp nên nói hay không nên nói chuyện đó có quan trọng lắm không? Hoặc người ấy không cho nói và kêu giữ bí mật

Trong trường hợp cuối cùng, nếu là chuyện tốt thì nên nghe còn về chuyện xấu hoặc không đúng với thực tế nói xấu nhua thì không nên nghe tránh người khác phàn nàn

Chúc bạn học tốt!

Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào ?a) Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.b) Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa...
Đọc tiếp

Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào ?

a) Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.

b) Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa và thỏ chứng minh điều đó.

c) Đầu năm học vừa qua, lớp em có mấy bọn vì chủ quan, lười biếng nên kết quả học tập sút kém hơn so với hồi lớp ba. Cô giáo bèn kể chuyện Rùa và thỏ để khuyên các bạn phải cố gắng, chăm chỉ. Câu chuyện này như sau:

d) Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng bọn thỏ chúng tôi ? Thấy bóng chúng tôi trên đường đua, thì hươu, nai còn phải kiêng dè, chưa nói gì tới bác trâu hay chị lợn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu đuôi thế này :

1
30 tháng 7 2018

a, Mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện).

b, Mở bài gián tiếp nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

c, Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

d, Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU     Đó là thế hệ chúng tôi, một thế hệ mà người ta gọi là “Thế hệ chỉ biết cúi đầu”, chúng tôi chỉ biết cúi đầu vào chiếc smartphone của mình, đến nỗi “Quang Trung là bạn chiến đấu với Nguyễn Huệ, tệ hơn là Bác Hồ sinh năm 1945 và thậm chí đến ngao ngán khi giờ đây những đứa trẻ tin vào câu truyện ngôn tình sử, những kẻ xét lại lịch sử...
Đọc tiếp

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU

     Đó là thế hệ chúng tôi, một thế hệ mà người ta gọi là “Thế hệ chỉ biết cúi đầu”, chúng tôi chỉ biết cúi đầu vào chiếc smartphone của mình, đến nỗi “Quang Trung là bạn chiến đấu với Nguyễn Huệ, tệ hơn là Bác Hồ sinh năm 1945 và thậm chí đến ngao ngán khi giờ đây những đứa trẻ tin vào câu truyện ngôn tình sử, những kẻ xét lại lịch sử hơn là tin vào những thứ đã được cả thế hệ cùng thời trên thế giới công nhận”. [...]

     Phố tôi có bác bán bánh mỳ bị điên. Hay nói một mình. Thỉnh thoảng lấy tay đấm vào đầu liên tục. Lúc khỏe, bác sẽ bán bánh mỳ, hiền lành, cười với hàm răng chiếc còn chiếc mất. Một bên mắt bị hỏng, hoặc có nhìn được hay không tôi không biết. Nó đục ngầu. Có lẽ chính vì vậy mà bác hay trả nhầm tiền. 15 nghìn cái bánh mỳ, có khi bác trả lại cả 20 nghìn. Có người cứ thế cầm mà đi.

     Lũ trẻ con cũng hay trêu bác, vì bác vừa đi vừa nói nhảm, lại hay đấm tay vào đầu. Chúng nó trêu, hò hét cái câu gì đó mất dạy, sau đó hò nhau chạy. Lần nào bác cũng dậm dậm chân dọa rồi lại thôi. Bởi vì… Bác có mảnh đạn còn găm trong đầu. Biên giới năm 1979. Nó không bao giờ được lấy ra?

     Câu chuyện chỉ được kể khi tôi ngồi đợi vợ bác tráng trứng cho vào bánh mỳ. Vợ bác nói: “Trở trời thế này là đầu đau lắm, nhà phải có người trông, không là đập phá đồ đạc. Đi lang thang, người ta đánh cho thì khổ.”

     Câu chuyện cắt đứt mạch ở đó. Mảnh đạn không lấy ra giống như câu chuyện không bao giờ được kể cho trọn vẹn. Và rồi nó sẽ bị lãng quên. Bác đã mất được 2 năm! Mảnh đạn vẫn nằm ở đó, nhưng giờ bác có lẽ đã “ngon giấc” không còn phải chiến đấu với “nó”.

Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn bàn về lòng biết ơn trong cuộc sống hôm nay.

0
6 tháng 9 2016

a) Đó là những điều trong cuộc sống mà người nghe muốn hiểu muốn biết - và người kể phải giải thích sự việc, để đáp ứng yêu cầu của người nghe.

b) Trong những trường hợp trên nếu người trả lời mà kể một câu chuyện không liên quan đến yêu cầu của người hỏi, thì câu chuyện đó sẽ không có ý nghĩa. Vì chưa đáp ứng được yêu cầu muốn biết của người hỏi.

6 tháng 9 2016

cảm ơn nha