K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2022

C1 : Rừng nhiệt đới Amazon giúp ổn định nhiệt độ toàn cầu. - Di sản thiên nhiên của nhân loại. - Vùng dự trữ sinh học quý giá. - Tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải.

C2 : Tài nguyên rừng ở nước ta đang bị tàn phá và diện tích rừng suy giảm rõ rệt, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Nếu trong tương lai, thực trạng này cứ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ thì có thể nhiều loài động vật quý hiếm sẽ bị tuyệt chủng, diện tích hoang mạc tăng, biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai sẽ thường xuyên xảy ra,... Vì vậy phải nhanh chóng khắc phục tình trạng khai thác rừng bừa bãi ở nước ta. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của con người, biện pháp là giáo dục ý thức con người bằng cách mở nhiều trường học, khuyến khích người dân đi học, hay tuyên truyền về tầm quan trọng của tài nguyên rừng,... Bên cạnh đó, nhà nước phải quản lý chặt chẽ và nghiêm khắc hơn đối với những hành vi ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến rừng. Người dân phải tuân thủ luật bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên rừng hợp lý, tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc,..

C3 : Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam là chương trình nhằm phân chia lại ruộng đất nông thôn, xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần phản quốc (theo Pháp, chống đất nước), phản động (chống chính quyền) như địa chủ phản cách mạng, Việt gian, cường hào cộng tác với Pháp... được Đảng Lao động Việt Nam và ...

14 tháng 3 2021

amazon là lá phổi xanh của thế giới vì ở đó có nhiều cây xanh và thực vật quý hiếm. Nhờ có rừng amazon mà không khí xung quanh ta đc lọc sạch hơn và giúp con ng sống thoải mái hơn

15 tháng 3 2021

Ý là mình hỏi phần liên hệ Việt Nam ạ!

31 tháng 3 2021

Tại vì :Đây chính là khu dự trữ khí quyển cho loài người, sự bảo tồn các loại động, thực vật quý hiếm và các loại tài ngyên tại rừng Amazon là vô cùng cần thiết. Thực trạng hiện nay, rừng rậm Amazon đang có nguy có bị hủy hoại bởi bàn tay con người. Do vậy tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng amazon là vô cùng cấp bách và cần thiết.

Vai Trò :

 - Rừng amazon có vai trò vô cùng to lớn:   
+ Là lá phổi của thế giới.   
+ Vùng dự trữ sinh học quý giá.   
+ Với nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải.   

Biện pháp bảo vệ rừng VN:

Cấm chặt cây để làm ruộng nương

Phát động trồng cây gây rừng

Ngăn chặn các hành vi phá rừng

Phối hợp bảo vệ rừng

....

12 tháng 4 2022

tham khảo

– Mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta: + Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có. + Tạo điền kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao  chất lượng tốt nhất. + Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi  phát triển thành rừng có sản lượng, chất lượng cao.

12 tháng 4 2022

REFER

– Mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta:

+ Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

+ Tạo điền kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao và chất lượng tốt nhất.

+ Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng, chất lượng cao.

1- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là đối với các địa phương có rừng; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

2- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp từ Trung ương tới cơ sở về lâm nghiệp; xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi; thực hiện các chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng. Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống cháy, chữa cháy và sạt lở đất rừng để hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng. Quản lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự do tại cả nơi đi và nơi đến.

3- Khẩn trương rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch... Rà soát, đánh giá lại kết quả thực hiện và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên; dự án chuyển đổi rừng sang trồng cao su, sản xuất nông nghiệp.

Kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân vùng dự án; đồng thời xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu tư.

4- Đẩy nhanh tiến độ điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý, phân định, đánh mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; ranh giới lâm phận quốc gia và ranh giới quản lý rừng của các chủ rừng. Khắc phục và giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng vào năm 2018. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI.

5- Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân cần coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, ven sông, rừng đầu nguồn; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, bổ sung rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng. Bảo vệ và quản lý nghiêm, kết hợp với tăng cường các biện pháp trồng mới, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ tại các khu vực ít xung yếu sang rừng sản xuất, tránh để lợi dụng nhằm trục lợi; không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc các dự án đặc biệt, cấp thiết do Chính phủ quyết định); dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước; nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với rừng sản xuất; ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng suy thoái rừng.

6- Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế phù hợp với lợi ích quốc gia và thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác song phương với các nước có chung đường biên giới nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo đảm công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản hiệu quả, chặt chẽ. Tranh thủ tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ nước ngoài (vốn ODA, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế…) cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

10 tháng 5 2019

Đáp án D
Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam: giai cấp địa chủ phong kiến cơ bản bị xóa bỏ, nông dân trở thành người làm chủ nông thôn. Qua đó khối liên minh công- nông được củng cố vững chắc. Cải cách ruộng đất không mang ý nghĩa củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ

19 tháng 5 2022

tham khảo Nếu đúng;vv

Phần lớn đã bị khai thác, chỉ còn lại những cây gỗ có đường kính to lớn, cong hoặc có những khuyết tật. Trog đó, thành phần chủng loại rất phức tạp , nên gặp nhiều khó khăn trong khai thác , nhất là khai thác quy mô công nghiệp.

TL
10 tháng 5 2021

1. 

* Cuối thế kỉ XIX một trào lưu cải cách diễn ra rầm rộ ở VIệt Nam nhưng kết cục là không được thực hiện, rốt cuộc cơ hội duy tân bị bỏ qua. Nguyên nhân:

 

- Các đề nghị cải cách có những hạn chế:

 

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

 

+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

 

- Triều đình phong kiến đứng đầu là vua Tự Đức bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách: thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng" không giao lưu với nước ngoài

 

- Tiềm lực kinh tế - xã hội của VN lúc đó không có đủ cơ sở để tiến hành cải cách.

Bây giờ , người dân đc đóng góp ý kiến để xây dựng bộ máy nhà nước , xã hội.

10 tháng 5 2021

1. 

* Cuối thế kỉ XIX một trào lưu cải cách diễn ra rầm rộ ở VIệt Nam nhưng kết cục là không được thực hiện, rốt cuộc cơ hội duy tân bị bỏ qua. Nguyên nhân:

 

- Các đề nghị cải cách có những hạn chế:

 

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

 

+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

 

- Triều đình phong kiến đứng đầu là vua Tự Đức bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách: thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng" không giao lưu với nước ngoài

 

- Tiềm lực kinh tế - xã hội của VN lúc đó không có đủ cơ sở để tiến hành cải cách.

Bây giờ , người dân đc đóng góp ý kiến để xây dựng bộ máy nhà nước , xã hội.

2 tháng 6 2019

Đáp án D

Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam: giai cấp địa chủ phong kiến cơ bản bị xóa bỏ, nông dân trở thành người làm chủ nông thôn. Qua đó khối liên minh công- nông được củng cố vững chắc. Cải cách ruộng đất không mang ý nghĩa củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ.

=> Loại trừ đáp án: D

8 tháng 3 2022

Tham khảo

Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

- Hệ thống núi trẻ, cao ở phía Tây

+ Bắc Mĩ: Hệ thống Cooc-đi-e

+ Trung Mĩ và Nam Mĩ: Hệ thống An- đét

- Đồng bằng ở giữa

+ Bắc Mĩ: ĐB Trung tâm

+ Trung và Nam Mĩ: ĐB A-ma-dôn, Pam-pa…

- Sơn nguyên, núi già ở phía Đông

+ Bắc Mĩ: Núi già A-pa-lat và sơn nguyên trêm bđ La-bra-do

+ Trung và Nam Mĩ: Các sơn nguyên Guy-a-na, Bra-xin

Khác nhau:

Bắc Mĩ

Nam Mĩ

- phía đông là núi già và sơn nguyên

- ở phía Tây dãy Cooc-đi-e chiếm một nửa lục địa Bắc Mĩ.

- đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.

- phía đông là các cao nguyên

-Hệ thống An-det chỉ chiếm 1 phần nhỏ diện tích Nam Mĩ

- Các đồng bằng có độ cao tương đối bằng nhau,   nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

8 tháng 3 2022

Tham khảo 

1.ý 1:- Địa hình Nam Mĩ chia làm 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến 
- Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin 
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam. 
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

ý 2:

– Giống nhau: Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

– Khác nhau:

+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

câu 2: 

 - Hiện trạng: Hiện nay đang bị khai thác bừa bãi, môi trường đang bị huỷ hoại dần...

 

- Hậu quả của khai thác rừng A-ma-dôn: Mất cân bằng hệ sinh thái, làm biến đổi khí hậu,…