K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2021
Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản

Là lương thực thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người

Ví dụ:

Lâm sản: là nguyên liệu cho 1 số ngành công nghiệp chế biến

Chứa nhiều nước

Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng

16 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

- Nhóm đất feralit: Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600 đến 1700m trở xuống. Đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau. Trong đó :

+ Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, đông bắc và Bắc Trung bộ.

+ Đất feralit hình thành trên đá bazan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Nhóm đất mùn trên núi: phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên.
2.

- Đặc điểm:

+ Đất Feralit có chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm tạo nên màu đỏ vàng.

+ Đặc tính của đất feralit là: có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất bazơ và mùn.

+ Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất.

- Giá trị sử dụng trong nông nghiệp:

+ Đất Feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,…), cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…).

+ Ngoài ra đất feralit cũng thích hợp để trồng các loại cây ăn quả như: bưởi, cam, xoài…
3.

Đặc điểm: đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển. Nhìn chung, đất phù sa có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng

- Giá trị sử dụng:

+ Trong nông nghiệp: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.

+ Trong thủy sản: đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn.

7 tháng 11 2023

- Vai trò ngành lâm nghiệp:

+ Cung cấp lâm sản phục vụ các nhu cầu xã hội.

+ Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.

+ Đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.

+ Hiện nay, giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Đặc điểm ngành lâm sản:

+ Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.

+ Đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng lâu => khai thác cần chú ý thời gian rừng phục hồi trở lại.

+ Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.

+ Sản xuất được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.

+ Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

- Đất trồng và mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Đối tượng của ngành là các sinh vật, cơ thể sống. Sản xuất thường tiến hành trong không gian rộng.

- Sản xuất phụ thuộc điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ.

=> Tính mùa vụ ngày càng giảm do sự phát triển của khoa học – công nghệ.

- Sản xuất gắn với khoa học – công nghệ, liên kết sản xuất và hướng tới nền nông nghiệp xanh.

1 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 2 (Đặc điểm của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản).

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

- Đất trồng, mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu. 

- Đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi.

- Phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, có tính thời vụ và phân bố tương đối rộng rãi.

- Có mối liên kết chặt chẽ tạo thành chuỗi giá trị nông sản.

=> Ví dụ: Trong nông nghiệp, để tiến hành trồng lúa cần phải sử dụng đất nên đất là tư liệu chủ yếu; khí hậu, thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến nông nghiệp: vào vụ thu hoạch lúa nếu thời tiết nắng, khô sẽ thuận lợi cho thu hoạch và bảo quản, tuy nhiên thời tiết mưa, lụt sẽ khiến thu hoạch và bảo quản lúa gặp khó khăn.

16 tháng 4 2019

Đáp án: B. 4

Giải thích: Nông lâm thủy sản gồm 4 đặc điểm cơ bản – SGK trang 119

2 tháng 12 2017

Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Nhìn chung giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta từ năm 2000 đến năm 2005 có tăng lên.

Tuy nhiên, tốc độ tăng có khác nhau giữa các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản dẫn đến sự chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, cụ thể như sau:

- Nông nghiệp giảm mạnh, từ 79,1% năm 2000 chỉ còn 71,5% ở năm 2005.

- Lâm nghiệp giảm từ 4,7% năm 2000 chỉ còn 3,7% ở năm 2005.

- Thủy sản tăng nhanh, từ 16,2% năm 2000 lên 24,8% ở năm 2005.

Tham khảo

- Trong nông nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để trồng các cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, cây lương thực, cây ăn quả,…; phát triển chăn nuôi gia súc.

- Trong lâm nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như: thông, keo, bạch đàn và các loại cây lấy gỗ khác.

- Trong thủy sản:đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước thuận lợi cho việc nuôi trồng nhiều loại thủy sản, nước lợ và nước mặn khác nhau.

22 tháng 4 2018

Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta qua các năm.

- Áp dụng công thức: Nông nghiệp (hoặc Lâm nghiệp, hoặc Thủy sản) / Tổng số x 100% = %

- Ví dụ: % Nông nghiệp năm 2000 = 129140,5 / 163313,3 x 100% = 79,1%

- Hoặc % Thủy sản năm 2005 = 63549,2 / 256387,8 x 100% = 24,8%

Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:

Tỉ trọng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của thủy sản nước ta

(Đơn vị: %)

Ngành \ Năm 2000 2005 Nông nghiệp 79,1 71,5 Lâm nghiệp 4,7 3,7 Thủy sản 16,2 24,8 Tổng số 100,0 100,0