Khi bạn muốn chứng minh S là một quan hệ tương đương (QHTĐ), bạn cần chứng minh S có 3 tính chất:
- Phản xạ: tức là CM với mọi a ta luôn có aSa.
- Đối xứng: nếu aSb thì bSa.
- Bắc cầu: nếu aSb và bSc thì aSc.
Nay ta CM quan hệ S của bài toán là QHTĐ.
- phản xạ: rõ ràng với mọi số nguyên a thì a - a = 0 chia hết cho 3 nên aSa.
- đối xứng: giả sử aSb -> (a - b) chia hết cho 3 -> -(a - b) chia hết cho 3 -> (b - a) chia hết cho 3 -> bSa
- bắc cầu: giả sử aSb và bSc -> (a - b) và (b - c) cùng chia hết cho 3 -> [(a - b) +(b - c)] chia hết cho 3 -> (a - c) chia hết cho 3 -> aSc
Vậy S là QHTĐ (đpcm)
Bài toán này có thể thay số 3 bởi một số nguyên n khác 0 tùy ý.
Mời bạn giải một số bài toán sau để luyện thêm:
1. CM quan hệ đồng dạng giữa các tam giác là QHTĐ
2.Trong tập các số Nguyên dương, quan hệ aSb <-> a và b nguyên tố cùng nhau không phải là QHTĐ.
3.Gọi X là tập hợp các đường thẳng trên mặt phẳng, quan hệ aSb <-> 2 đường thẳng a và b vuông góc với nhau có phải là QHTĐ không?
4.Hỏi như bài 3 nếu 2 đường thẳng a và b song song hoặc trùng nhau?
Chúc bạn học tốt.
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên