K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2022

Tham khảo:

- “Thú lâm tuyền” là niềm vui thú được sống với rừng, suối. Đây là một nét thanh cao, một nét đẹp cao quý có truyền thống từ xa xưa. - Niềm vui thú được sống với rừng, suối thể hiện trong Tức cảnh Pác Bó: + Câu thơ đầu nói về nơi ở của người chiến sĩ: nhịp 4/3 (sáng ra bờ suối I tối vào hang), nhịp điệu tạo thành hai vế sóng đôi. Câu thơ toát lên một cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào. Không gian: suối - hang, thời gian: sáng - tối, hoạt động: vào - ra. Nghệ thuật đối làm nổi bật thiên nhiên hoang sơ, nếp sống hài hòa, gắn bó với thiên nhiên của Bác. Giọng điệu cấu thơ rất thoải mái cho thấy sự ung dung, sự hòa nhịp của Bác Hồ với núi rừng nơi đây. Cuộc sống đều đặn với khung cảnh bờ suối bình dị, với nơi ở là hang tối. + Câu thơ thứ hai nói về việc ăn uống của người chiến sĩ: lương thực, thực phẩm đầy đủ, sẵn sàng. Đó chỉ là những thứ rất dân dã, sẵn có của núi rừng như cháo bẹ, rau măng. Câu thơ sử dụng nghệ thuật liệt kê, tái hiện chân thật cuộc sống của người chiến sĩ Cách mạng. Giọng thơ đùa vui, hóm hỉnh; câu thơ vẫn tiếp tục mạch cảm xúc hòa nhịp với cuộc sống núi rừng. Cuộc sống nơi đây nhiều gian khổ, khó khăn nhưng Người luôn vui thích, bằng lòng với cuộc sống ấy. Thậm chí Người còn cảm thấy rất thoải mái, rất sảng khoái. + Câu thơ thứ ba nói về nơi làm việc của người chiến sĩ: vẫn là một thứ tự nhiên của núi rừng nơi đây: bàn đá. Từ láy chông chênh vừa tạo hình, vừa gợi cảm. Đó là thế không vững chãi vì không có chỗ dựa. Bàn làm việc là tảng đá không chắc chắn nhưng Người vẫn làm việc say sưa, khỏe khoắn với công việc: dịch sử Đảng. Phép đối (đối ý, đối thanh) cho thấy điều kiện làm việc rất đơn sơ nhưng công việc rất lớn lao. Câu thơ mang giọng điệu mạnh mẽ, khắc họa chân thực, sinh động phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ. + Ba câu thơ đầu thể hiện một cách đầy đủ niềm vui thú được sống với 'ùng, suôi của Bác Hồ. Cuộc sống của Bác nhiều gian khổ, khó khăn nhưng Bác hoa nhịp với cuộc sống núi rừng ấy, với suôi, với hang, với cháo bẹ, với rau măng, với bàn đá. Cuộc sông đó với Người không những không nghèo khổ, thiếu thốn mà còn dư thừa, sang trọng. Có được điều đó là do tinh thần lạc quan của Bác. Vì thế, cuộc đời cách mạng với Bác thật là sang. - Học sinh thấy rõ sự giống và khác nhau giữa “thú lâm tuyền” của người xưa và của Hồ Chí Minh. Đó đều là sự thích thú được sống cùng thiên nhiên. Nhưng người xưa gặp lúc thời thế đảo lộn, cảm thấy bất lực trước thời thế thường tìm đến chốn ẩn dật làm bạn cùng núi rừng, hoa cỏ để giữ tâm hồn trong sạch. Đó là lôi sông “lánh đục về trong”, “an bần lạc đạo”. Còn Hồ Chí Minh sông hòa nhịp với núi rừng để hoạt động cách mạng. Cuộc sống lâm tuyền là một biểu hiện của cuộc đời cách mạng, cuộc đời của một chiến sĩ (chứ không phải cuộc đời của một ẩn sĩ như người xưa). Vì thế, “thú lâm tuyền” của Bác Hồ thể hiện cốt cách cao đẹp của một người chiến sĩ cách mạng

1 tháng 3 2022

tham khảo :(nguồn lazi) 
 - “Thú lâm tuyền” là niềm vui thú được sống với rừng, suối. Đây là một nét thanh cao, một nét đẹp cao quý có truyền thống từ xa xưa. - Niềm vui thú được sống với rừng, suối thể hiện trong Tức cảnh Pác Bó: + Câu thơ đầu nói về nơi ở của người chiến sĩ: nhịp 4/3 (sáng ra bờ suối I tối vào hang), nhịp điệu tạo thành hai vế sóng đôi. Câu thơ toát lên một cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào. Không gian: suối - hang, thời gian: sáng - tối, hoạt động: vào - ra. Nghệ thuật đối làm nổi bật thiên nhiên hoang sơ, nếp sống hài hòa, gắn bó với thiên nhiên của Bác. Giọng điệu cấu thơ rất thoải mái cho thấy sự ung dung, sự hòa nhịp của Bác Hồ với núi rừng nơi đây. Cuộc sống đều đặn với khung cảnh bờ suối bình dị, với nơi ở là hang tối. + Câu thơ thứ hai nói về việc ăn uống của người chiến sĩ: lương thực, thực phẩm đầy đủ, sẵn sàng. Đó chỉ là những thứ rất dân dã, sẵn có của núi rừng như cháo bẹ, rau măng. Câu thơ sử dụng nghệ thuật liệt kê, tái hiện chân thật cuộc sống của người chiến sĩ Cách mạng. Giọng thơ đùa vui, hóm hỉnh; câu thơ vẫn tiếp tục mạch cảm xúc hòa nhịp với cuộc sống núi rừng. Cuộc sống nơi đây nhiều gian khổ, khó khăn nhưng Người luôn vui thích, bằng lòng với cuộc sống ấy. Thậm chí Người còn cảm thấy rất thoải mái, rất sảng khoái. + Câu thơ thứ ba nói về nơi làm việc của người chiến sĩ: vẫn là một thứ tự nhiên của núi rừng nơi đây: bàn đá. Từ láy chông chênh vừa tạo hình, vừa gợi cảm. Đó là thế không vững chãi vì không có chỗ dựa. Bàn làm việc là tảng đá không chắc chắn nhưng Người vẫn làm việc say sưa, khỏe khoắn với công việc: dịch sử Đảng. Phép đối (đối ý, đối thanh) cho thấy điều kiện làm việc rất đơn sơ nhưng công việc rất lớn lao. Câu thơ mang giọng điệu mạnh mẽ, khắc họa chân thực, sinh động phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ. + Ba câu thơ đầu thể hiện một cách đầy đủ niềm vui thú được sống với 'ùng, suôi của Bác Hồ. Cuộc sống của Bác nhiều gian khổ, khó khăn nhưng Bác hoa nhịp với cuộc sống núi rừng ấy, với suôi, với hang, với cháo bẹ, với rau măng, với bàn đá. Cuộc sông đó với Người không những không nghèo khổ, thiếu thốn mà còn dư thừa, sang trọng. Có được điều đó là do tinh thần lạc quan của Bác. Vì thế, cuộc đời cách mạng với Bác thật là sang. - Học sinh thấy rõ sự giống và khác nhau giữa “thú lâm tuyền” của người xưa và của Hồ Chí Minh. Đó đều là sự thích thú được sống cùng thiên nhiên. Nhưng người xưa gặp lúc thời thế đảo lộn, cảm thấy bất lực trước thời thế thường tìm đến chốn ẩn dật làm bạn cùng núi rừng, hoa cỏ để giữ tâm hồn trong sạch. Đó là lôi sông “lánh đục về trong”, “an bần lạc đạo”. Còn Hồ Chí Minh sông hòa nhịp với núi rừng để hoạt động cách mạng. Cuộc sống lâm tuyền là một biểu hiện của cuộc đời cách mạng, cuộc đời của một chiến sĩ (chứ không phải cuộc đời của một ẩn sĩ như người xưa). Vì thế, “thú lâm tuyền” của Bác Hồ thể hiện cốt cách cao đẹp của một người chiến sĩ cách mạng

19 tháng 11 2016

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

 
 
20 tháng 11 2016

1) Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,… Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chẳng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.

15 tháng 3 2021

Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta. Giản dị giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại và khiến tâm hôn con người trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quan trọng nhất, giản dị giúp người gần người hơn. Bởi chúng ta sống gần gũi và chan hòa với mọi người xung quanh thì dù là người xa lạ khoảng cách giữa ta và họ dường như cũng không còn nữa.Người giản dị thường xây dựng một cuộc sống kín đáo, hiền hòa. Họ thích ở làng quê hơn ở phố. Người giản dị cũng yêu thích những cái gì nhỏ nhắn, mộc mạc, đơn sơ. Họ không thích cầu kì một cách hình thức hay lãng phí một cách không cần thiết.Sống giản dị là sống như cha ông ta đã từng sống. Đó không phải là cách ứng xử của con người khi nghèo khổ mà đó là cách sống cao cả, nhằm hướng đến xây dựng một lối sống thắm đượm nghĩa tình, thể hiện sự quý trọng của con người đối với vật chất và sức lao động con người.

15 tháng 3 2021

TK:

Lối sống giản dị là lối sống không xa hoa, cầu kỳ, không lãng phí và phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Đức tính giản dị không chỉ giúp cho con người có một cuộc sống tinh giản, biết giữ những thứ thực sự cần thiết và đem đến cho hạnh phúc của mình. Qủa đúng như vậy! Sống giản dị giúp tạo không gian cho những điều mới mẻ, hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi người. Nhờ sống giản dị, chỉ giữ cho mình những thứ quan trọng và có giá trị mà ta có nhiều thời gian để tận hưởng cuộc sống và những giá trị tốt đẹp của nó mang lại. Chính vì vậy, nhờ có lối sống giản dị mà con người biết sống vì mình hơn, biết trân trọng những thứ thuộc về mình và phấn đấu cho những thứ thực sự quan trọng trong cuộc sống. Con người được mài giũa tính giản dị từ nhỏ sẽ rất có lợi cho sau này. Đồng thời sống giản dị cũng là giúp ích cho đất nước, xã hội đặc biệt là những hoàn cảnh khó khăn của đất nước như: chiến tranh, dịch bệnh, đói nghèo,... Chính vì vậy, sống giản dị không chỉ là thể hiện của sự văn minh mà còn là lối sống cho tương lai phát triển bền vững.

8 tháng 9 2021

tham khảo

Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về phong cách Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương. 

 Qua đó, bản thân em luôn tự nhủ phải cố gắng rèn luyện cho mình đức tính giản dị: ăn nói rõ ràng, dễ hiểu; ăn mặc đến trường đúng theo quy định của một người học sinh; yêu thương, hòa đồng với mọi người; biết quý trọng những gì mình đang có, không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách;...Tóm lại, em sẽ sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, để xứng đáng trong xã hội hiện nay, xứng đáng như lời của Bác Hồ dạy trong "Năm điều Bác Hồ dạy", xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ

15 tháng 3 2021

Tham khảo:

Ý 1:

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Ý 2:

Văn bản 'Đức tính giản dị" đã cho người đọc cảm nhận một cách chân thực nhất vẻ đpẹ của đức tính giản dị trong phong cách của Bác. Phẩm chất cao quý ấy vẫn được giữ vẹn nguyên qua chặng đường 60 năm hoạt động, một  sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.  Giản dị thể hiện  trong lối sống qua bữa ăn, nơi ở, việc làm và giản dị trong quan hệ với mọi người. Bác quý trọng kết quả sản xuất của con người, quý trọng người phục vụ. Gianr dị trong quan hệ với mọi người: việc gì tự làm được thì Bác không cần người giúp, người phục vụ rất ít. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luôn dành thời gian quan tâm, thăm hỏi chiến sĩ, đồng bào. Trong lời nói, giản dị thể hiện ở sự ngắn gọn, dễ nhớ, có sức tập hợp và lôi cuốn mạnh mẽ. Đây thực sự là phẩm chất cao quý tuyệt đẹp của đời sống thật sự văn minh mà mọi người cần noi theo gương sáng của Bác.

25 tháng 10 2017

Chọn đáp án: B