6/ Hiện nay tình trạng trẻ em lang thang, cơ nhỡ rất nhiều ở các đô thị và thành phố lớn .Các em làm rất nhiều việc để kiếm sống ,kể cả tham gia các tệ nạn xã hội. Em có thẻ đề xuất những giải
pháp nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chúng ta có thể làm các hoạt động thiện nguyện để giúp các em như kêu gọi mọi người quyên góp tiền giúp các em, mở các quán cơm miễn phí, tạo việc làm phù hợp với độ tuổi của các em,...
a. Mở bài: giới thiệu vấn đề, dẫn đề bài vào bài viết.
b. Thân bài:
- Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ: Trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang là vấn đề cần được toàn xã hội quan tâm. Bởi vì hiện nay vẫn còn rất nhiều trẻ em không nơi nương tựa, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển chung của đất nước.
- Nguyên nhân: Do đói nghèo, do tổn thương tình cảm ( bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập), do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.
- Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
- Giới thiệu một vài điển hình: Tổ chức ( Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ), Chùa Bồ Đề (Huế)...); cá nhân ( Mẹ Phạm Ngọc Oanh (Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội) - Quan điểm và biện pháp nhân rộng
+ Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
+ Biện pháp nhân rộng: Dùng biện pháp tuyên truyền, kêu gọi các cá nhân, tổ chức, quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện, thành lập đội thanh niên tình nguyện...
c. Kết bài: phát biểu cảm nghĩ về hiện tượng trên và liên hệ bản thân.
Đặt vấn đề: Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.
Giải quyết vấn đề:
* Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ:
- Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.
- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.
- Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.
- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.
* Nguyên nhân
- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ).
- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%).
- Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.
* Hiện nay, những "mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
* Ý nghĩa:
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
* Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:
Tổ chức: Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...
Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...
* Quan điểm và biện pháp nhân rộng
Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
Biện pháp nhân rộng:
Dùng biện pháp tuyên truyền.
Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.
Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
Thành lập đội thanh niên tình nguyện
- Khuyên nhủ và động viên các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
- Khắc phục và giúp đỡ các em có cơm ăn áo mặc
- Trẻ em lang thang cần được giáo dục đàng hoàng
- Nhận nuôi và bảo vệ trẻ em
- Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội
Quyền được bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng, được học hành, vui chơi là những quyền cơ bản nhất của trẻ em. Điều này đã được ghi nhận trong công ước quốc tế và trong hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền trẻ em. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn còn một lượng không nhỏ trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không được hưởng đầy đủ những quyền lợi của mình. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, một mặt đã tác động tích cực tạo nên những chuyển biến của đời sống kinh tế - xã hội. Nhưng mặt trái của nó đã đem đến những thay đổi trong phân tầng xã hội, là mảnh đất tốt cho các tệ nạn xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là việc gia tăng đội ngũ nhũng người lang thang kiếm sống, trong đó có trẻ em. Như vậy trẻ em lang thang là một thực tế khách quan của mọi xã hội và là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Tình trạng này khiến các em không được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu, gây ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình hình thành nhân cách và phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy những trẻ em này rất cần được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ thường xuyên của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Giải quyết vấn đề trẻ em lang thang là việc bảo đảm quyền được chăm sóc giúp đỡ đặc biệt của trẻ. Mặt khác còn góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội đất nước, và nhằm bổ sung cơ sở lí luận trong việc quản lí xã hội về trẻ em. Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo, có nền kinh tế kém phát triển so với các địa phương khác trên toàn quốc. Hiện trạng trẻ em lang thang trên địa bàn tỉnh khá phổ biến, ngày càng gia tăng và đang trở thành vấn đề nhức nhối. Vì vậy cần có những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trên, đưa các em quay trở về gia đình, tái hoà nhập cộng đồng và có định hướng tốt cho tương lai. Với những lí do thiết thực trên em đã chọn viết chuyên đề này. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 2 A. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 1. Khái niệm trẻ em và một số khái niệm liên quan 2 1.1. Khái niệm trẻ em 2 1.2. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 2 1.3. Khái niệm trẻ em lang thang 3 2. Khái niệm nhu cầu và hệ thống thứ bậc nhu cầu 3 2.1. Nhu cầu của con người theo cách phân chia của Maslow 4 2.2. Nhu cầu cơ bản chung của trẻ em 4 2.3. Nhu cầu của trẻ lang thang 5 3. Luật pháp quốc gia và quốc tế về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em 5 3.1. Luật pháp quốc gia 5 3.1.1. Các quyền trẻ em 5 3.1.2. Bổn phận của trẻ em 5 3.2. Công ước quốc tế về quyền trẻ em 6 B. CƠ SỞ THỰC TIỄN 6 1. Sự cần thiết phải bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc hiệt khó khăn nói chung và trẻ em lang thang nói riêng. 6 2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 8 2.1. Hệ thống chính sách cơ bản về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TECHCĐB 8 2.2. Chính sách chủ trương của Đảng đối với vấn đề trẻ em lang thang 9 3. Đặc điểm tình hình chung của đơn vị có liên quan 10 II. THỰC TRẠNG TRẺ EM LANG THANG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH 11 1. Thực trạng trẻ em lang thang tại Việt Nam 11 2. Thực trạng trẻ em lang thang tại địa bàn Hà Tĩnh 13 3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang trên địa bàn 18 4. Hậu quả của tình trạng trẻ em lang thang xin ăn tại địa bàn 19 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO TRẺ EM LANG THANG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TĨNH 21 1. Tái hoà nhập cộng đồng cho trẻ em lang thang 21 2. Giải pháp cho vay vốn, hướng nghiệp dạy nghề, tạo việc làm, tìm kiếm việc làm mới nhằm xoá đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho người dân 21 3. Nâng cao nhận thức, kết hợp nỗ lực của gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương, lực lượng công an, các cơ quan, ban ngành đoàn thể trong việc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em lang thang nói riêng. 22 4. Một số biện pháp khác nhằm ngăn ngừa và chấm dứt tình trạng trẻ em lang thang 23 IV. KIẾN NGHỊ 23 KẾT LUẬN 26
THAM KHẢO
Đạo đức có vai trò như thế nào đối với xã hội?
Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau: - Đạo đức là một trong những phương thức cơ bản để điều chỉnh hành vi con người, một sự điều chỉnh hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không vụ lợi trong một phạm vi rộng lớn. - Đạo đức góp phần nhân đạo hóa con người và xã hội loài người, giúp con người sống thiện, sống có ích.
Theo em hiện nay tình trạng trẻ vị thành niên lao và các tệ nạn xã hội có phải do đạo được xuống cấp không?
Tình trạng trẻ em vị thành niên lao vào tệ nạn xã hội như hên nay không phải do đạo đức xuống cấp. Nguyên nhân do - Thứ nhất: là từ phía gia đình: GĐ là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách của mỗi đứa trẻ. ... sẽ dẫn đến trẻ không được kìm cặp, dễ lao vào tệ nạn xã hội.
Xã hội cần phải làm gì?
là từ xã hội: do tác động phim bạo lực và tệ nạn cờ bạc bắt chước người lớn nên trẻ làm theo ,... ảnh hưởng rất nặng đến sau này
>> xã hội cần phải làm nghiêm , ba mẹ phải giám sát , nhà trường phải giáo dục tốt trẻ
Đạo Đức có vai trò :
+ Giúp xã hội ngày càng phát triển,tiên tiến....
Theo em,là không do đạo đức được xuống cấp,vì những vị thành niên lao vào tệ nạn của xã hội là do họ đã thiếu tình yêu thương,thiếu thốn sự ấm áp của người thân ( nên họ đã lao vào tệ nạn của xã hộ )
Theo em , thì nên cho các em trẻ mà đi lang thang, cơ nhỡ vào trẻ mồ côi , vì trong này sẽ được giáo dục nghiêm túc hơn. Không để cá em phải khổ cực kiếm sống hay xa vào tệ nạn xã hội .
=> Khi vào trại trẻ mồ côi , các bạn trẻ em sẽ được giáo dục thành một con người trưởng thành. Để tự kiếm tiền khi đã lớn , chứ không nên mặc kệ những em đi lang thang , cơ nhỡ để kiếm sống , hay xa vào tệ nạn xã hội ( như vậy , cuộc sống sau này của những bạn trẻ em đó sẽ càng khó khăn hơn)
Giải pháp:
- Xây dựng nơi đào tạo, giáo dục các em và có thể là nơi các em ở, trú ngụ
- Tạo điều kiện tốt để giúp đỡ những trẻ em lang thang
+ Quyên góp tiền ủng hộ
+ Cho đi học, đến lớp, đến trường
- Và có thể một số em kiếm sống, tham gia các tệ nạn xã hội, thì chúng ta nên:
+ Khuyên không nên đi theo những con đường xấu đó, nó sẽ ảnh hưởng đạo đức con người
+ Tốt nhất nên cho các em đến trường để được làm quen với bạn bè, với môi trường vừa được học tập, vừa được vui chơi thì sẽ tạo tinh thần thoải mái cho các em nhỏ hơn
=> Đây là ý kiến của mình :)