Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Đặt một câu cảm thán nêu nội dung của đoạn thơ trích dẫn trên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có ý nghĩa: không thể nào không quan tâm, hững hờ với cảnh đẹp.
Em được tâm trạng của Bác lúc này đây đang cảm thấy nhạt nhẽo với hoàn cảnh hiện tại của chính mình, trong tù tăm tối không có gì vui vẻ nhưng Người vẫn khó hững hờ với cảnh đẹp của thiên nhiên.
Câu 1:
==> Bác Hồ ngắm trăng khi đang bị cùm trói trong nhà ngục tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Bác ngắm trăng qua song sắt cửa ngục.
Câu 2:
- Ba chữ "nại nhược hà" là "biết làm thế nào?".
==>Ý nghĩa của 3 từ "nại nhược hà" cho thấy tâm trạng khó hững hờ của Người trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Từ đây ta thấy được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung của Người.
Câu 3:
-==>Tình cảnh khó xử: trăng đẹp, thiên nhiên thơ mộng gọi mời, thi hứng dâng tràn, lòng người thiết tha nhưng Bác lại đang bị nhốt trong nhà giam. Chẳng rượu, chẳng hoa để thưởng nguyệt. Thân thể cũng không được tự do.
==> Thái độ cảm xúc của nhà thơ: cảm thấy khó xử. Như một chủ nhà hiếu khách, trăng ghé thăm mà Bác chẳng có gì tiếp đón, trăng đẹp mà chẳng thể thoải mái, đủ đầy mà thưởng trăng. Câu hỏi tu từ trong câu thơ thứ hai diễn tả cái băn khoăn, khó xử đầy chất nghệ sĩ đó của Bác.
Câu 4:
Có thể tham khảo theo các ý sau:
* Khái quát hoàn cảnh của Bác trong bài thơ: bị giam cầm trong cảnh tù ngục, thiếu thốn về vật chất và tinh thần,…
* Vẻ đẹp tâm hồn Bác:
- Tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết:
+ Tình yêu thiên nhiên: yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim Bác, bởi Bác là nhà thơ, là người nghệ sĩ biết trân trọng và sáng tạo cái đẹp. Vẻ đẹp đêm trăng đã khiến Bác băn khoăn, bối rối.
+ Trước vẻ đẹp đêm trăng, tâm hồn Bác đã thăng hoa và trở thành một thi gia giao hòa, giao cảm đặc biệt với trăng.
- Tâm hồn nghệ sĩ với phong thái ung dung tự tại, lạc quan cách mạng và khát khao tự do cháy bỏng.
+ Vượt lên trên mọi gian khổ, giam cầm, tra tấn của nơi lao tù, Bác không hề bi quan, ngược lại vẫn thanh thản, ung dung, tự tại, hướng tới vẻ đẹp vầng trăng.
+ Song sắt nhà tù không giam hãm được khát khao tự do mãnh liệt của Bác, Bác đã vượt ngục tinh thần bằng thơ.
=> Chất thép bản lĩnh người chiến sĩ trong Bác. Đó chính là xuất phát từ lòng yêu nước thương dân sâu nặng.
=> Vẻ đẹp tâm hồn của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa con người chiến sĩ và con người thi sĩ.
Tham khảo:
Trong bài thơ Ngắm trăng, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù “không rượu cũng không hoa”, Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch. Bài thơ đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh, đặc biệt là hai câu thơ đầu tiên. Điệp ngữ “không” cho thấy một giọng văn ung dung, tự tin, không chút lo lắng và sợ hãi của Người. Chao ôi, dù trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn vật chất ấy, Bác vẫn khẳng định là “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác! Trước cảnh đẹp thiên nhiên, Người chẳng thể hững hờ và dửng dưng dù mình có đang ở trong tù và phải chịu đựng sự thiếu thốn tột cùng về hoàn cảnh vật chất. Từ đây, người đọc có thể hình dung được ý chí bền bỉ, cùng tình yêu thiên nhiên của Người, dù sự thiếu thốn và giam cầm của nhà tù cũng không ngăn cản được sự hưởng thụ thiên nhiên tươi đẹp qua song sắt của Người.
Tâm trạng :
- Yêu trăng, bối rối, xốn xang, ko biết xử lí như thế nào trước cảnh đẹp
-----> Sự bối rối thanh cao của người nghệ sĩ
-----> Thú vui tao nhã của thi nhân
=> Cốt cách của 1 hiền nhân quân tử Á Đông
* Nghệ thuật
- Điệp từ " ko "
=> Muốn nhấn mạnh cái trống không, cái vô điều kiện, không hoàn cảnh do cuộc ngắm trăng
CHỈ GỢI Ý THÔI NHA:
aBài thơ trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh
bBài thơ được trích từ tập thơ “Nhật kí trong tù”.
cBài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
dVề hình thức: viết đúng một đoạn văn, từ 5 đến 10 dòng, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, chính xác, không mắc lỗi về câu, từ.
Về nội dung, cần đảm bảo những ý sau:
– Giá trị nghệ thuật:
+ Sử dụng phép đối, nhân hóa linh hoạt.
+ Vừa mang màu sắc cổ điển, vừa mang tính hiện đại.
– Giá trị nội dung:
+ Khắc họa cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong nhà lao Tưởng Giới Thạch.
+ Thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm, tinh thần lạc quan, đầy “chất thép” của người chiến sĩ – nghệ sĩ Hồ Chí Minh.
Chao ôi, dù trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn vật chất ấy, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác!