K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Trong một trận đánh quan trọng chống lại đội quân hùng mạnh với số lượng đông gấp bội, vị tướng quân cảmnhận được cả sự lo lắng và sợ hãi ẩn chứa trên gương mặt và ánh mắt của những người lính của mình. Đêm hômđó họ dừng chân cắm trại tại một ngôi đền trong vùng. Sau bữa ăn ông đề nghị những thuộc hạ và binh...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Trong một trận đánh quan trọng chống lại đội quân hùng mạnh với số lượng đông gấp bội, vị tướng quân cảm
nhận được cả sự lo lắng và sợ hãi ẩn chứa trên gương mặt và ánh mắt của những người lính của mình. Đêm hôm
đó họ dừng chân cắm trại tại một ngôi đền trong vùng. Sau bữa ăn ông đề nghị những thuộc hạ và binh lính của
mình cùng cầu nguyện trước đền. Sau đó ông lấy ra một đồng xu và nói:
- Ta đã cầu xin thần linh báo ứng trước kết quả của trận đánh quan trọng này. Bây giờ ta sẽ tung đồng tiền này lên,
nếu là mặt sấp chúng ta sẽ chiến thắng. Còn nếu là mặt ngửa chúng ta sẽ thua.
Vị tướng quân tung đồng tiền lên cao. Mọi người đều căng thẳng chăm chú chờ đồng tiền rơi xuống. Mặt sấp! Tất
cả binh lính vô cùng phấn khởi và vững tin đến mức họ bước vào trận chiến đấu bằng tất cả sự dũng mãnh và
niềm tin có được. Và họ đã chiến thắng oanh liệt.
Trong buổi liên hoan mừng thắng trận, các binh lính reo hò và nói với vị tướng:
- Chúng ta đã làm nên một kỳ tích! Đúng là không ai có thể làm thay đổi số phận được
- Đúng vậy! Không ai có thể! Trừ chúng ta.
Viên tướng sau đó lặng lẽ lấy ra đồng xu cho mọi người xem.
Cả hai mặt đồng tiền đều là sấp!
(Trích “Hạt giống tâm hồn", NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2015)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm)
Câu 2. Vì sao vị tướng quân có hành động tung đồng tiền xu trước trận đánh?(0.5 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao họ đã chiến thắng oanh liệt? (1.0 điểm)
Câu 4. Từ nội dung của văn bản, anh/ chị rút ra bài học gì? (Trình bày trong khoảng 7-10 dòng) (1.0 điểm)

1
23 tháng 2 2022

Câu 1:Tự sự, miêu tả

Câu 2:Để cầu nguyện trước đền

Câu 3:Vì khi thấy đồng xu ra mặt sấp tức chúng ta sẽ thắng thì mặc dù không biết có thắng hay thua, không đoán trước được tương lai, cả binh lính vẫn vô cùng phấn khởi và vững tin đến mức họ bước vào trận chiến đấu bằng tất cả sự dũng mãnh và niềm tin có được. Và họ đã chiến thắng oanh liệt.

nhé =)

 

Trong một trận đánh quan trọng chống lại đội quân hùng mạnh với số lượng đông gấp bội, vị tướng quân cảm nhận được cả sự lo lắng và sợ hãi ẩn chứa trên gướn mặt và ánh mắt của những người lính của mình. Đêm hôm đó họ dừng chân cắm trại tại một ngôi đền trong vùng. Sau bữa ăn ông đề nghị những thuộc hạ và binh lính của mình cùng cầu nguyện trước đền. Sau đó...
Đọc tiếp

Trong một trận đánh quan trọng chống lại đội quân hùng mạnh với số lượng đông gấp bội, vị tướng quân cảm nhận được cả sự lo lắng và sợ hãi ẩn chứa trên gướn mặt và ánh mắt của những người lính của mình. Đêm hôm đó họ dừng chân cắm trại tại một ngôi đền trong vùng. Sau bữa ăn ông đề nghị những thuộc hạ và binh lính của mình cùng cầu nguyện trước đền. Sau đó ông lấy ra một đồng xu và nói: "Ta đã cầu xin thần linh báo ứng trước kết quả của trận đánh quan trọng này. Bây giờ ta sẽ tung đồng tiền này lên, nếu là mặt sấp chúng ta sẽ chiến thắng. Còn nếu là mặt ngửa chúng ta sẽ thua." Vị tướng quân tung đồng tiền lên cao. Mọi người đều căng thẳng chăm chú chờ đồng tiền rơi xuống. Mặt sấp! Tất cả binh lính vô cùng phấn khởi và vững tin đến mức họ bước vào trận chiến đấu bằng tất cả sự dũng mãnh và niềm tin có được. Và họ đã chiến thắng oanh liệt. Trong buổi liên hoan mừng thắng trận, các binh lính reo hò và nói với vị tướng: - Chúng ta đã làm nên một kì tích! Đúng là không ai có thể làm thay đổi số phận được - Đúng vậy! Không ai có thể! Trừ chúng ta. Viên tướng sau đó lặng lẽ lấy ra đồng xu cho mọi người xem. Cả hai mặt đồng tiền đều là sấpCâu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm) Câu 2. Vì sao vị tướng quân có hành động tung đồng tiền xu trước trận đánh?(0.5 điểm) Câu 3. Theo anh/chị, vì sao họ đã chiến thắng oanh liệt? (1.0 điểm) Câu 4. Từ nội dung của văn bản, anh/ chị rút ra bài học gì? (Trình bày trong khoảng 7-10 dòng) (1.0 điểm)

0
Trong một trận đánh quan trọng chống lại đội quân hùng mạnh với số lượng đông gấp bội, vị tướng quân cảm nhận được cả sự lo lắng và sợ hãi ẩn chứa trên gướn mặt và ánh mắt của những người lính của mình. Đêm hôm đó họ dừng chân cắm trại tại một ngôi đền trong vùng. Sau bữa ăn ông đề nghị những thuộc hạ và binh lính của mình cùng cầu nguyện trước đền. Sau đó...
Đọc tiếp

Trong một trận đánh quan trọng chống lại đội quân hùng mạnh với số lượng đông gấp bội, vị tướng quân cảm nhận được cả sự lo lắng và sợ hãi ẩn chứa trên gướn mặt và ánh mắt của những người lính của mình. Đêm hôm đó họ dừng chân cắm trại tại một ngôi đền trong vùng. Sau bữa ăn ông đề nghị những thuộc hạ và binh lính của mình cùng cầu nguyện trước đền. Sau đó ông lấy ra một đồng xu và nói: "Ta đã cầu xin thần linh báo ứng trước kết quả của trận đánh quan trọng này. Bây giờ ta sẽ tung đồng tiền này lên, nếu là mặt sấp chúng ta sẽ chiến thắng. Còn nếu là mặt ngửa chúng ta sẽ thua." Vị tướng quân tung đồng tiền lên cao. Mọi người đều căng thẳng chăm chú chờ đồng tiền rơi xuống. Mặt sấp! Tất cả binh lính vô cùng phấn khởi và vững tin đến mức họ bước vào trận chiến đấu bằng tất cả sự dũng mãnh và niềm tin có được. Và họ đã chiến thắng oanh liệt. Trong buổi liên hoan mừng thắng trận, các binh lính reo hò và nói với vị tướng: - Chúng ta đã làm nên một kì tích! Đúng là không ai có thể làm thay đổi số phận được - Đúng vậy! Không ai có thể! Trừ chúng ta. Viên tướng sau đó lặng lẽ lấy ra đồng xu cho mọi người xem. Cả hai mặt đồng tiền đều là sấp Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm) Câu 2. Vì sao vị tướng quân có hành động tung đồng tiền xu trước trận đánh?(0.5 điểm) Câu 3. Theo anh/chị, vì sao họ đã chiến thắng oanh liệt? (1.0 điểm) Câu 4. Từ nội dung của văn bản, anh/ chị rút ra bài học gì? (Trình bày trong khoảng 7-10 dòng) (1.0 điểm)

1
19 tháng 12 2023

Giúp em với ạ

ĐỀ BÀII. Đọc hiểu văn bản (3.0 điểm)        Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:Con Rồng cháu TiênNgày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI

I. Đọc hiểu văn bản (3.0 điểm)

        Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Con Rồng cháu Tiên

Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi. Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bảo vợ :

– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nưóc, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”.

Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI

Câu 1. (0,5 điểm). Nêu thể loại của văn bản.

Câu 2. (0,75 điểm) :

-         Chỉ ra từ đơn, từ láy, từ ghép trong câu văn sau: Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ.

-         Chỉ ra thành ngữ được dùng trong văn bản.

Câu 3. (0,75 điểm). Giải thích nghĩa của từ đồng bào. Qua chuyện, em hiểu người Việt Nam có nguồn gốc như thế nào?

Câu 4. (1.0 điểm). Qua câu chuyện, ông cha ta muốn giáo dục với chúng ta điều gì?

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của chi tiết Lạc Long Quân đem năm mươi con xuống biển, Âu Cơ đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.

Câu 2. (5.0 điểm) Em hãy đóng vai một nhân vật trong truyện để  kể lại một truyền thuyết mà em đã học hoặc đã đọc.

add_a_photo
Chụp ảnh

0
Câu 1: (4 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:Nghe tin quân của Trần Quốc Tuấn không chặn được giặc, phải lui quân, vua Trần lo lắng, bỏ cả ăn cơm, vội vã đi thuyền đến gặp và hỏi Quốc Tuấn: thế giặc mạnh, giết hại nhân dân tàn bạo, có nên hàng giặc không. Trần Quốc Tuấn trả lời: "Nếu bệ hạ (vua) muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng".( Trích Đại Việt sử kí...
Đọc tiếp

Câu 1: (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Nghe tin quân của Trần Quốc Tuấn không chặn được giặc, phải lui quân, vua Trần lo lắng, bỏ cả ăn cơm, vội vã đi thuyền đến gặp và hỏi Quốc Tuấn: thế giặc mạnh, giết hại nhân dân tàn bạo, có nên hàng giặc không. Trần Quốc Tuấn trả lời: "Nếu bệ hạ (vua) muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng".

( Trích Đại Việt sử kí toàn thư)

a. Nêu nội dung của đoạn trích trên?

b. Tìm biệt ngữ xã hội trong đoạn trích trên?

c. Tiếp bước truyền thống ông cha, trong giai đoạn đất nước hiện nay, em cảm thấy mình cần phải làm gì? Hãy viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của bản thân.

Câu 1: (4,0 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Cha là thần tượng của con

Khi nhớ đến

Không sao cầm nước mắt

Cha nghiêm khắc

nhưng bao giờ cũng rộng lượng yêu thương

Cha thường nói:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Sống làm người

hiếu thảo do ta...”

( Trích: Lòng tôi thế đấy, Thanh Yên)

a) Em hãy cho biết nội dung của đoạn thơ trên.

b) Tìm trường từ vựng có trong đoạn thơ trên

c) Từ đoạn ngữ liệu trên, em hãy trình bày hai việc làm (hành động) thể hiện bổn phận của một người con với cha mẹ. (Viết đoạn văn từ 5 – 7 câu)

0
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU ( 3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Những vòng tròn nước Hồi còn bé, tôi thường được ông dắt tay dạo chơi bên ao cá của nông trại. Một hôm, ông bảo tôi ném một hòn đá xuống ao, rồi nói: - Cháu hãy quan sát và ngẫm nghĩ về những vòng tròn nước mà hòn đá tạo ra. Một hồi lâu, thấy tôi vẫn chưa hiểu, ông nói tiếp: - Hòn đá kia đã tạo ra...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU ( 3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Những vòng tròn nước Hồi còn bé, tôi thường được ông dắt tay dạo chơi bên ao cá của nông trại. Một hôm, ông bảo tôi ném một hòn đá xuống ao, rồi nói: - Cháu hãy quan sát và ngẫm nghĩ về những vòng tròn nước mà hòn đá tạo ra. Một hồi lâu, thấy tôi vẫn chưa hiểu, ông nói tiếp: - Hòn đá kia đã tạo ra những tia nước bắn tung tóe, phá vỡ sự yên bình của tất cả những sinh vật sống trong hồ. Như những vòng tròn nước kia, những gì cháu làm hôm nay đều có ảnh hưởng nhất định đối với mọi người xung quanh. Nếu cháu vui, mọi người sẽ cùng sẻ chia niềm vui với cháu; khi cháu buồn hay gặp chuyện gì không may, mọi người sẽ hiểu được và luôn bên cạnh cháu. Hãy nhớ rằng cháu là người chịu trách nhiệm cho những gì mình đặt vào vòng tròn nước ấy. Đó là lần đầu tiên tôi nhận ra rằng, sự bình yên hay nghịch cảnh tinh thần – mà mỗi người tạo ra hay gánh chịu – sẽ được truyền ra thế giới bên ngoài. Chúng ta không thể tạo ra sự an bình cho cuộc sống quanh mình nếu cứ mãi vật lộn với những mâu thuẫn, căm hờn, hoài nghi hay giận dữ. Dù nói ra hay không, cảm xúc và suy nghĩ của riêng ta vẫn giao thoa với những “vòng tròn nước” của người khác, và chúng sẽ có một ảnh hưởng nhất định đến cảm xúc của họ. Hãy ứng xử sao cho vòng tròn nước của mình luôn lan tỏa những điều tốt đẹp, mang đến cho bạn bè và người thân cảm giác bình an, tin cậy. ( Firs New -Theo Inspirations - Từ những điều bình dị; NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh; tr 85,86) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên là gì? Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu sau: “Hãy ứng xử sao cho “vòng tròn nước” của mình luôn lan tỏa những điều tốt đẹp, mang đến cho bạn bè và người thân cảm giác tin cậy, bình an.” Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất mà anh/chị nhận được từ văn bản? Vì sao?

1
9 tháng 3 2022

1. PTBĐ: Nghị luận, miêu tả.

2. NDC: Nói về những ảnh hưởng của bản thân mình đối với cuộc sống quanh mình. 

3. BPTT: Ẩn dụ

Tác dụng: Giúp cho câu văn giàu hình ảnh

Cho thấy cảm xúc của mỗi chúng ta luôn ảnh hưởng đến mọi người và mọi thứ xung quanh, tác giả đã sử dụng hình ảnh ''vòng tròn nước'' để thể hiện sự lan tỏa của những cảm xúc của mỗi cá nhân đến mọi người xung quanh.

4. Thông điệp: Hãy luôn hành xử một cách nhẹ nhàng, thoải mái, tránh đem đến những điều tiêu cực đến với người khác. 

PHẦN I: Đọc - hiểu và thực hành tiếng Việt (6.0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:     … “ Một năm sau khi đuổi được giặc Minh, một hôm Lê Lợi – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng...
Đọc tiếp

PHẦN I: Đọc - hiểu và thực hành tiếng Việt (6.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     … “ Một năm sau khi đuổi được giặc Minh, một hôm Lê Lợi – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

     Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

     Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”

                                                         ( Sự tích Hồ Gươm- theo Nguyễn Đổng Chi)

Câu 1( 2 điểm): Đoạn trích trên  thuộc thể loại nào? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết cơ bản về thể loại đó? Kể tên tác phẩm có cùng thể loại?

Câu 2(0,5 điểm): Từ “ le lói” trong câu: “ người ta vẫn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh” là loại từ nào?

 Câu 3( 0,5 điểm): Ngoài văn bản được trích trên, em hãy kể tên 2 truyền thuyết mà em biết có sự xuất hiện của nhân vật Lạc Long Quân ( Long Quân, Đức Long Quân) hoặc Rùa Vàng (Rùa Thần, Đức Kim Quy).

Câu 4(2 điểm): Em hãy chỉ ra yếu tố tưởng tượng kì ảo và cốt lõi lịch sử trong đoạn văn trên? Ý nghĩa của chi tiết đó?

Câu 5( 1 điểm): Tai sao truyện có tên Sự tích Hồ Gươm?

PHẦN II: Viết (4,0 điểm)

     Đóng vai nhân vật trong câu chuyện cổ tích mà em thích và kể lại câu chuyện đó.

1
14 tháng 3 2022

Câu 1 : thể loại : truyền thuyết

`-` Dấu hiệu nhận biết : Truyền thuyết là các loại truyện dân gian, lịch sử và liên quan đến quá khứ.

`-` Tác phẩm : Con rồng cháu tiên, Sơn Tinh Thủy Tinh,..

Câu 2 : Từ loại : tính từ

Câu 3 :

2 truyền thuyết mà em biết có sự xuất hiện của nhân vật Lạc Long Quân ( Long Quân, Đức Long Quân) hoặc Rùa Vàng (Rùa Thần, Đức Kim Quy) : An Dương Vương và thành Cổ Loa, con Rồng cháu Tiên

Câu 4 :

Kì ảo :

- Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân!”

-Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp thanh gươm và lặn xuống.

Cốt lõi lịch sử : 

-Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”

-Giặc Minh, Lê Lợi, địa danh hồ Tả Vọng – hồ Gươm – hồ Hoàn Kiếm.

Câu 5 : Vì truyện muốn nói lên sự hình thành của Hồ Gươm(Hồ Hoàn Kiếm), đồng thời thể hiện sự ca ngợi tính chính nghĩa và tính nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn .

Phần II :

Tham khảo:

Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng có bát ăn bát để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai. Nhưng rồi cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ để lại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn.

Tôi chấp nhận mà không hề kêu ca, than phiền gì. Hằng ngày, tôi phải mò cua bắt ốc, cày thuê, cuốc mướn để sống. Cây khế trở thành tài sản quý giá nhất và là người bạn thân thiết của tôi. Tôi chăm sóc nó chu đáo, tận tình như người bạn. Vì vậy mà cây khế lớn rất nhanh và chẳng bao lâu đã ra hoa kết quả. Đến mùa khế chín, những chùm khế chín vàng óng, thơm lừng báo hiệu một mùa khế bội thu. Không thể nào nói hết được niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình tôi. Tôi đã đan những chiếc sọt để ngày mai đem khế ra chợ đổi lấy gạo. Sáng hôm đó, khi vừa thức dậy, tôi đã nhìn thấy trên cây khế có một con chim to với bộ lông sặc sỡ đang ăn những quả khế chín. Lòng tôi đau như cắt. Tôi chạy đến dưới gốc cây và nói: “Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấy gì để sống?”. Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời: “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi và đựng”. Nói rồi chim bay đi. Tôi không tin lắm vào chuyện lạ lùng đó nhưng vẫn bảo vợ may cho mình một chiếc túi ba gang. Sáng hôm sau, chim đến từ sớm và đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển. Tôi không thể tin vào những gì hiện ra trước mắt. Cả hòn đảo toàn vàng bạc châu báu chất đống. Cả hòn đảo ánh lên màu vàng làm tôi bị lóa mắt. Không hề có một bóng người. Tôi cảm thấy lo sợ, cứ đứng yên một chỗ. Nhưng rồi chim vỗ cánh và giục giã: “Anh hãy lấy vàng bạc, châu báu vào túi, rồi tôi đưa về.” Lúc đó tôi mới dám nhặt vàng cho vào đầy túi ba gang rồi lên lưng chim để trở về đất liền.

Từ đó, gia đình tôi không còn phải ăn đói mặc rách nữa. Tôi dựng một căn nhà khang trang ngay trong khu vườn, nhưng vẫn giữ lại túp lều và cây khế.

Tôi dùng số của cải đó chia cho những người dân nghèo khổ trong làng. Cũng không hiểu sao từ bữa đó, chim không còn đến ăn khế nữa. Cây khế bây giờ đã to lớn, toả bóng mát xuống cả một góc vườn. Mùa khế nào tôi cũng chờ chim thần đến để bày tỏ lòng biết ơn.

Tiếng lành đồn xa, câu chuyện lan đến tai người anh trai tôi. Một sáng, anh đến nhà tôi rất sớm. Đây là lần đầu tiên anh tới thăm tôi kể từ ngày bố mẹ mất. Anh đòi tôi đổi toàn bộ gia sản của anh lấy túp lều và cây khế. Tôi rất buồn khi phải chia tay với căn nhà và cây khế. Nhưng trước lời cầu khẩn của anh, tôi đành bằng lòng. Cả gia đình anh chuyển về túp lều cũ của tôi. Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anh tôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng. Chim cũng hứa sáng mai sẽ đưa anh tôi ra đảo vàng và dặn may túi ba gang. Tối hôm đó, anh tôi thức cả đêm để may túi mười gang ngày mai đi lấy vàng. Sáng hôm sau, vừa ra tới đảo vàng, anh tôi đã hoa mắt bởi vàng bạc châu báu của hòn đảo. Anh tôi vội nhét vàng vào đầy túi mười gang, vào túi quần, túi áo và mồm cũng ngậm vàng nữa. Trên đường trở về nhà, chim nặng quá, kêu anh tôi vứt bớt vàng xuống biển cho đỡ nặng. Vốn tính tham lam, anh không những không vứt bớt xuống mà còn bắt chim bay nhanh hơn. Nặng quá, chim càng lúc càng mệt. Đôi cánh trở nên quá sức, yếu dần. Cuối cùng, không còn gắng được nữa, chim chao đảo rồi hất luôn người anh xuống biển cùng với số vàng.

Tôi trở lại sống ở nhà cũ, cùng túp lều và cây khế. Nhưng chim thần không bao giờ còn quay trở lại nữa…Anh trai tôi đã không thể quay trở về chỉ vì lòng tham vô đáy. Một nỗi buồn man mác dâng lên trong lòng tôi.

Trả lời câu hỏi (trang 91 SGK Ngữ văn 9, tập 1):Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:c) Kể lại nội dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra các sự việc sau đây:– Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.– Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.– Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh. – Quân Thanh...
Đọc tiếp

Trả lời câu hỏi (trang 91 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

c) Kể lại nội dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra các sự việc sau đây:

– Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.

– Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.

– Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.

– Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.

Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không? Trận đánh có sinh động không? Tại sao? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với đoạn trích để có thể rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?

1
3 tháng 3 2018

c, Chỉ kể lại sự việc diễn ra như trong sách đã dẫn thì câu chuyện không sinh động, vì chỉ kể đơn giản sự kiện

So với đoạn trích thì trận đánh được tái hiện sinh động nhờ miêu tả

Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3. “Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3. “Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này” (Ngữ văn 7, tập I) Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của đoạn văn trên. Câu 3. “Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran.” Tìm từ láy có trong các câu trên và nêu tác dụng của nó.

0