I. ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:
CỎ VÀ LÚA
Ngày xưa, cỏ và lúa là con cùng một mẹ. Khi lớn lên, mẹ cho cỏ và lúa ở riêng mỗi người một cánh đồng.
Lúa vốn chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó nên mỗi ngày một khỏe mạnh, tươi tốt, làm ra những hạt thóc mẩy căng như hạt chanh. Còn cỏ thì lười nhác, chỉ thích ăn chơi lêu lổng suốt ngày, chẳng thích làm gì, người nó ốm o gầy còm. Nó chẳng bao giờ làm ra được cái hạt có ích cho loài người.
Tuy vậy, cỏ và lúa vẫn đi lại thăm nhau. Mỗi lần tới chơi với lúa, cỏ thường lén đi ban đêm, để xin ăn hoặc lấy trộm thức ăn của lúa. Biết vậy nhưng thương cỏ, lúa không nỡ trách mắng hoặc xa lánh mà vẫn tìm lời khuyên nhủ ân cần.
Nhưng cỏ chứng nào tật ấy. Nó vẫn lười nhác như xưa. Một hôm lúa làm cỗ mừng sinh nhật và mời cỏ ăn uống. Không còn giữ ý tứ gì, khi no căng bụng, cỏ nằm lăn ra ngủ. Nó ngủ say sưa đến lúc ông mặt trời mọc rồi mặt trời đứng bóng nó vẫn chưa dậy.
Đến xế chiều, cỏ mới cựa mình, mở mắt. Nhưng xấu hổ về tính lười nhác, tham ăn, cỏ không dám ra đường về nhà. Sợ mọi người chê cười, nó khẩn khoản xin ở lại nhà lúa. Lúa không hài lòng, nhưng vốn hiền lành và thương em, đành cứ để cho cỏ ở.
Từ đấy, cỏ thích sống chung với lúa để khỏi làm việc mà vẫn có ăn. Nó lại sang cả nhà hàng xóm tranh ăn với ngô, đậu, rau nữa. Vì thế, cứ thấy cỏ mọc lên là người ta lại nhổ vứt đi. Chẳng ai ưa cái tính lười nhác, ăn bám, phá hoại của nó.
- Sưu tầm -
II. DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, HÃY KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT HOẶC THỰC HIỆN THEO YÊU CẦU CỦA MỖI CÂU HỎI:
Câu 1: Vì sao cỏ và lúa cùng một nguồn gốc mà cỏ lại bị người ta nhổ vứt đi còn lúa lại được người ta quý trọng?
a) Ví cỏ chẳng làm ra được cái hạt có ích cho người.
b) Vì cỏ lười nhác, ăm bám và phá hoại.
c) Vì cả hai lí do trên.
Câu 2. Điều gì làm cho lúa trở nên khỏe mạnh, có ích?
a. Chịu khó nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.
b. Chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó.
c. Vì được mẹ chăm chút và quan tâm hơn.
Câu 3. Vì sao cỏ và lúa được mẹ cho ở riêng từ đầu mà bây giờ vẫn có hiện tượng lúa và cỏ sống chung với nhau?
a. Vì sau lần đến ăn sinh nhật lúa, vì quá xấu hổ, cỏ không dám ra đường về nhà và xin ở lại cùng lúa.
b. Vì lúa hiền lành và thương cỏ.
c. Vì cả hai ý trên.
Câu 4. Vì sao cỏ thích ở chung với lúa?
a. Vì ở chung vui hơn, không buồn như khi ở một mình..
b. Vì ở chung với lúa không phải làm gì mà vẫn có cái ăn.
c. Vì ở chung với lúa nó có thêm các bạn ngô, rau, đậu.
Câu 5. Câu chuyện trên cho em bài học gì?
a. Có lao động con người mới khỏe mạnh.
b. Có lao động con người mới thực sự có ích và được mọi người tôn trọng.
c. Cả hai ý trên.
Câu 6. Thành ngữ nào sau đây cùng nghĩa với thành ngữ "chứng nào tật ấy"?
a. Thuốc đắng dã tật. b. Ngựa quen đường cũ. c. Nói trước quên sau.
Câu 7. Xổ dọc để tách các từ trong câu văn sau thành nhóm thích hợp :
Lúa vốn chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó nên mỗi ngày một khỏe mạnh, tươi tốt, làm ra những hạt thóc mẩy căng như hạt chanh.
a. Từ ghép: ...........................................................................................................................
b. Từ láy: ..............................................................................................................................
Câu 8. Xếp các từ được gạch chân trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:
Biết vậy nhưng thương cỏ, lúa không nỡ trách mắng hoặc xa lánh mà vẫn tìm lời khuyên nhủ ân cần .
· Từ chỉ sự vật: .............................................................................................................
· Từ chỉ hoạt động, trạng thái: ....................................................................................
· Từ chỉ đặc điểm, tính chất: .......................................................................................
Câu 9. Trong câu: " Từ đấy, cỏ thích sống chung với lúa để khỏi làm việc mà vẫn có ăn. ", cụm từ nào sau đây trả lời cho câu hỏi "Thế nào?"
a. để khỏi làm việc mà vẫn có ăn
b. thích sống chung với lúa
c. Từ đấy
Câu 10: Hãy tưởng tượng và ghi lại vắn tắt cốt truyện có liên quan đến các nhân vật: cô giáo kiểm tra bài cũ, bạn Nam không làm được bài, bạn Quang ngồi bên cạnh làm bài say sưa.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Dùng phân cách các việc, sự vật mà mình liệt kê