K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2022
1. Khái niệm về dân tộc (cách hiểu về dân tộc):

Dân tộc (tộc người, ethnie) là hình thái đặc thù của một tập đoàn người, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ bản là ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng, mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử; ví dụ: dân tộc (hay tộc người) Việt, dân tộc (hay tộc người) Tày, dân tộc (hay tộc người) Khơ Me... Hình thức và trình độ phát triển của tộc người phụ thuộc vào các thể chế xã hội ứng với các phương thức sản xuất.

Dân tộc (nation) - hình thái phát triển cao nhất của tộc người, xuất hiện trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (hình thái của tộc người trong xã hội nguyên thủy là bộ lạc, trong xã hội nô lệ và xã hội phong kiến là bộ tộc). Dân tộc đặc trưng bởi sự cộng đồng bền vững và chặt chẽ hơn về kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, các đặc điểm về văn hóa và ý thức tự giác tộc người.

So với bộ tộc thời phong kiến, dân tộc trong thời kì phát triển tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa có lãnh thổ ổn định, tình trạng cát cứ bị xoá bỏ, có nền kinh tế hàng hóa phát triển, thị trường quốc gia hình thành thống nhất, các ngữ âm, thổ ngữ bị xoá bỏ, tiếng thủ đô được coi là chuẩn và ngày càng lan rộng ảnh hưởng, sự cách biệt về văn hóa giữa các vùng, miền và giữa các bộ phận của tộc người bị xóa bỏ phần lớn, ý thức về quốc gia được củng cố vững chắc.

 

Cộng đồng dân tộc thường được hình thành hoặc từ một bộ tộc phát triển lên; hoặc là kết quả của sự thống nhất hai hay nhiều bộ tộc có những đặc điểm chung về lịch sử - văn hóa.

Ngoài những nét giống nhau trên, giữa dân tộc tư bản chủ nghĩa và dân tộc xã hội chủ nghĩa có những nét khác biệt nhau, do đặc điểm của phương thức sản xuất và thể chế xã hội. Ở dân tộc tư bản chủ nghĩa, xã hội phân chia đối kháng giai cấp giữa tư sản và vô sản, Nhà nước là của giai cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. Còn ở dân tộc xã hội chủ nghĩa, xã hội không còn đối kháng giai cấp, quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

3. Dân tộc (quốc gia dân tộc; ví dụ: dân tộc Việt Nam) là cộng đồng chính trị - xã hội, được hình thành do sự tập hợp của nhiều tộc người có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau cùng chung sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí thống nhất bởi một nhà nước. Kết cấu của cộng đồng quốc gia dân tộc rất đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của từng nước. Một quốc gia dân tộc có tộc người đa số và các tộc người thiểu số. Có tộc người đã đạt đến trình độ dân tộc, song nhiều tộc người ở trình độ bộ tộc. Với cơ cấu tộc người như vậy, quan hệ giữa các tộc người rất đa dạng và phức tạp. Nhà nước phải ban hành chính sách dân tộc để duy trì sự ổn định và phát triển của các tộc người, sự ổn định và phát triển của đất nước. Cũng có trường hợp, một quốc gia chỉ gồm một tộc người (Triều Tiên).

22 tháng 2 2022
 Trang chủ Tư vấn Pháp luật Tư vấn luật hành chính Dân tộc là gì ? Các khái niệm về dân tộc ?
  •  Lê Minh Trường
  •   17/09/2021
  •   Tư vấn luật hành chính
  •  0
  Chúng ta thường dùng khái niệm dân tộc như Việt Nam có 54 dân tộc Anh Em. Vậy, khái niệm dân tộc dưới góc độ pháp lý được định nghĩa như thế nào ? Quy định pháp luật về dân tộc và các khía cạnh liên quan như chính sách đoàn kết dân tộc, hỗ trợ phát triển các dân tộc thiểu số ... Luật Minh Khuê phân tích cụ thể: Tìm hiểu về dân tộc
  • 1. Khái niệm về dân tộc (cách hiểu về dân tộc):
  • 2. Một số khái niệm đã được định nghĩa liên quan đến dân tộc trong các văn bản pháp luật Việt Nam
  • 3. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam
  • 4. Thế nào là công tác dân tộc ? Các nguyên tắc cơ bản của dân tộc?
  • 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác dân tộc ở Việt Nam là gì ?
1. Khái niệm về dân tộc (cách hiểu về dân tộc):

Dân tộc (tộc người, ethnie) là hình thái đặc thù của một tập đoàn người, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ bản là ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng, mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử; ví dụ: dân tộc (hay tộc người) Việt, dân tộc (hay tộc người) Tày, dân tộc (hay tộc người) Khơ Me... Hình thức và trình độ phát triển của tộc người phụ thuộc vào các thể chế xã hội ứng với các phương thức sản xuất.

Dân tộc (nation) - hình thái phát triển cao nhất của tộc người, xuất hiện trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (hình thái của tộc người trong xã hội nguyên thủy là bộ lạc, trong xã hội nô lệ và xã hội phong kiến là bộ tộc). Dân tộc đặc trưng bởi sự cộng đồng bền vững và chặt chẽ hơn về kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, các đặc điểm về văn hóa và ý thức tự giác tộc người.

So với bộ tộc thời phong kiến, dân tộc trong thời kì phát triển tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa có lãnh thổ ổn định, tình trạng cát cứ bị xoá bỏ, có nền kinh tế hàng hóa phát triển, thị trường quốc gia hình thành thống nhất, các ngữ âm, thổ ngữ bị xoá bỏ, tiếng thủ đô được coi là chuẩn và ngày càng lan rộng ảnh hưởng, sự cách biệt về văn hóa giữa các vùng, miền và giữa các bộ phận của tộc người bị xóa bỏ phần lớn, ý thức về quốc gia được củng cố vững chắc.

Cộng đồng dân tộc thường được hình thành hoặc từ một bộ tộc phát triển lên; hoặc là kết quả của sự thống nhất hai hay nhiều bộ tộc có những đặc điểm chung về lịch sử - văn hóa.

Ngoài những nét giống nhau trên, giữa dân tộc tư bản chủ nghĩa và dân tộc xã hội chủ nghĩa có những nét khác biệt nhau, do đặc điểm của phương thức sản xuất và thể chế xã hội. Ở dân tộc tư bản chủ nghĩa, xã hội phân chia đối kháng giai cấp giữa tư sản và vô sản, Nhà nước là của giai cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. Còn ở dân tộc xã hội chủ nghĩa, xã hội không còn đối kháng giai cấp, quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

3. Dân tộc (quốc gia dân tộc; ví dụ: dân tộc Việt Nam) là cộng đồng chính trị - xã hội, được hình thành do sự tập hợp của nhiều tộc người có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau cùng chung sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí thống nhất bởi một nhà nước. Kết cấu của cộng đồng quốc gia dân tộc rất đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của từng nước. Một quốc gia dân tộc có tộc người đa số và các tộc người thiểu số. Có tộc người đã đạt đến trình độ dân tộc, song nhiều tộc người ở trình độ bộ tộc. Với cơ cấu tộc người như vậy, quan hệ giữa các tộc người rất đa dạng và phức tạp. Nhà nước phải ban hành chính sách dân tộc để duy trì sự ổn định và phát triển của các tộc người, sự ổn định và phát triển của đất nước. Cũng có trường hợp, một quốc gia chỉ gồm một tộc người (Triều Tiên).

(Nội dung trên được đưa ra bởi: Từ điển luật học xuất bản năm 2010)

Khái niệm dân tộc trong tiếng Việt có thể đề cập đến các nghĩa sau:

+ Dân tộc (cộng đồng): theo nghĩa rộng là cộng đồng người có chung nền văn hóa, nhóm sắc tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử; đôi khi bao gồm nhiều nhóm sắc tộc. Dân tộc trong trường hợp quốc gia dân tộc còn được gọi là quốc dân.

+ Sắc tộc: chỉ nhóm xã hội được phân loại dựa trên nhiều nét chung như di sản văn hóa, nguồn gốc, lịch sử, ngôn ngữ hoặc phương ngữ.

Một số định nghĩa khác về dân tộc:

Dân tộc có thể chỉ một cộng đồng người chia sẻ một ngôn ngữ, văn hóa, sắc tộc, nguồn gốc, hoặc lịch sử. Tuy nhiên, nó cũng có thể chỉ những người có chung lãnh thổ và chính quyền (ví dụ những người trong một quốc gia có chủ quyền) không kể nhóm sắc tộc.

Trong trường hợp gắn liền với một quốc gia dân tộc, dân tộc còn được gọi là quốc dân. "Dân tộc" mang nhiều nghĩa và phạm vi nghĩa của thuật ngữ thay đổi theo thời gian.

Hầu hết mọi dân tộc sống trong một lãnh thổ cụ thể gọi là quốc gia. Một số dân tộc khác lại sống chủ yếu ngoài tổ quốc của mình. Một quốc gia được công nhận là tổ quốc của một dân tộc cụ thể gọi là "nhà nước - dân tộc". Hầu hết các quốc gia hiện thời thuộc loại này mặc dù vẫn có những tranh chấp một cách thô bạo về tính hợp pháp của chúng. Ở các nước có tranh chấp lãnh thổ giữa các dân tộc thì quyền lợi thuộc về dân tộc nào sống ở đó đầu tiên. Đặc biệt ở những vùng người châu Âu định cư có lịch sử lâu đời, thuật ngữ "dân tộc đầu tiên" dùng cho những nhóm người có chung văn hóa cổ truyền, cùng tìm kiếm sự công nhận chính thức hay quyền tự chủ.

Khái niệm dân tộc, sắc tộc thường có nhiều cách sử dụng không thống nhất trên toàn thế giới:

Thường thì những thuật ngữ như dân tộc, nước, đất nước hay nhà nước được dùng như những từ đồng nghĩa. Ví dụ như: vùng đất chỉ có một chính phủ nắm quyền, hay dân cư trong vùng đó hoặc ngay chính chính phủ. Chúng còn có nghĩa khác là nhà nước do luật định hay nhà nước thực quyền. Trong tiếng Anh các thuật ngữ trên không có nghĩa chính xác mà thường được dùng uyển chuyển trong cách nói viết hàng ngày và cũng có thể giải nghĩa chúng một cách rộng hơn.

Khi xét chặt chẽ hơn thì các thuật ngữ "dân tộc", "sắc tộc" và "người dân" (chẳng hạn người dân Việt Nam) gọi là nhóm thuộc về con người. "Nước" là một vùng theo địa lý, còn "nhà nước" diễn đạt một thể chế cầm quyền và điều hành một cách hợp pháp. Điều rắc rối là hai tính từ "quốc gia" và "quốc tế" lại dùng cho thuật ngữ nhà nước, chẳng hạn từ "luật quốc tế" dùng trong quan hệ giữa các nhà nước hoặc giữa nhà nước và các cá nhân, các công dân.

Cách dùng các thuật ngữ trên cũng rất đa dạng ở từng nước. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được công nhận ở tầm quốc tế là nhà nước độc lập, nghĩa là có một đất nước và dân cư mang quốc tịch Anh. Nhưng theo thông lệ nó được chia thành bốn nước gốc là Anh, Scotland, Wales và Bắc Ireland; ba nước trong số này không phải là nhà nước độc lập. Tình trạng này xét theo cách nào cũng gây ra tranh cãi, chẳng hạn nhiều phong trào ly khai của xứ Wales và Scotland bắt nguồn từ đấy đã ít nhiều công nhận Cornwall là một đất nước riêng biệt bên trong nước Anh. Cách dùng thuật ngữ "dân tộc" không chỉ gây nhập nhằng mà còn là chủ đề nhiều tranh cãi chính trị có thể gây ra bạo lực.

Thuật ngữ "dân tộc" thường dùng một cách ẩn dụ để chỉ những nhóm người có chung đặc điểm hay mối quan tâm.

12 tháng 5 2021

- Hùng Vương: Quốc tổ của người dân Việt Nam khởi sinh ra thời Hồng Bàng với 18 đời vua trị vì.

- Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) : 2 nữ thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Hán.

- Lý Nam Đế(Lý Bí) : thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Lương, lập ra Nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân.

- Ngô Quyền: vị vua đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập dân tộc và lập ra Nhà Ngô.

- Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh): người đánh bại 12 sứ quân và thống nhất Việt Nam, lập ra Nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt.

- Lê Đại Hành (Lê Hoàn) : vị tướng đánh bại quân Tống, lập ra Nhà Tiền Lê.

- Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) : người sáng lập ra Nhà Lý, có công dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.

- Lý Thường Kiệt: vị tướng của nhà Lý có công đánh bại quân Tống xâm lược, người viết ra Nam Quốc Sơn Hà được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.

- Trần Nhân Tông: vị vua anh minh của Nhà Trần và là người lãnh đạo nhân dân chống quân Mông Cổ và quân Nguyên xâm lược.

- Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn) : vị tướng của Nhà Trần và 3 lần chỉ huy nhân dân đánh bại quân Mông - Nguyên.

- Lê Thái Tổ (Lê Lợi) : thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh, giành độc lập dân tộc và lập ra Nhà Hậu Lê.

- Nguyễn Trãi: nhà văn hóa và tư tưởng lỗi lạc của nhà Hậu Lê, người viết ra Bình Ngô Đại Cáo được xem như bản tuyên ngôn độc lập lần hai của Việt Nam.

- Quang Trung (Nguyễn Huệ) : thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Tây Sơn, đánh dẹp vua Lê Chiêu Thống – chúa Trịnh và chúa Nguyễn giúp tiến gần đến công cuộc thống nhất Việt Nam, đồng thời đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược lập ra Nhà Tây Sơn.

- Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ của phong trào giành độc lập của Việt Nam thời Pháp thuộc, là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập. Ông dẫn dắt Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại quân xâm lược Nhật, Pháp và Mỹ.

Câu 1 : Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? Em hãy nêu những việc học sinh cần làm để thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?Câu 2 : Tôn trong sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới là  gì? Theo em, vì sao cần tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới? Câu 3 : Lao động cần cù, sáng tạo là gì? Bản thân em đã và sẽ làm...
Đọc tiếp

Câu 1 : Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? Em hãy nêu những việc học sinh cần làm để thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?

Câu 2 : Tôn trong sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới là  gì? Theo em, vì sao cần tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?

Câu 3 : Lao động cần cù, sáng tạo là gì? Bản thân em đã và sẽ làm gì để rèn luyện lao động cần cù,sáng tạo?

Câu 4:

Trong giờ làm việc nhóm, bạn An nói riêng với bạn Chung: “Nhóm mình có bạn Hoa học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn Hoa làm hết rồi”.

a. Theo em, lời nói của bạn An như vậy có đúng không? Vì sao?

b. Nếu em là bạn Chung, em sẽ nói gì với An?

 

0
9 tháng 10 2017

- Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển.

- Hữu nghị hợp tác giúp nhau cùng phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật...

- Tạo sự hiếu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

19 tháng 8 2017

1. Ngô Quyền: Lãnh đạo nhân dân trừng trị tên phản bộ Kiều Công Tiễn, đap tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán với chiến thắng Bạch Đằng năm 938, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ cho dân tộc.

2. Đinh Bộ Lĩnh: Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế đặt tên nước là Đại Cồ Việt

3. Lê Hoàn: Đập tan cuộc xâm lược của nhà Tống lần 1

4. Lý Thường Kiệt: Lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2

5. Trần Hưng Đạo: Tổng chỉ huy quân đôi, lãnh đạo nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần 2 và 3.

6. Lê Lợi: Lãnh đạo nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, lật đổ ách thống trị của nhà Minh. Thành lập nhà Lê sơ

7. Nguyễn Huệ: Lãnh đao khởi nghĩa nông dân Tây Sơn , cùng nhân dân đánh tan 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Thanh.

10 tháng 9 2021

Tham Khảo

Câu1

 

- Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2%, các dân tộc ít người chiếm 13,8%.

- Nét văn hóa của các dân tộc thể hiện ở: ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán…

Ví dụ:

+  Ngôn ngữ: Tiếng Việt (tiếng phổ thông của người Kinh), tiếng Tày (dân tộc Tày), tiếng Thái  (dân tộc Thái), tiếng Khơme (dân tộc Khơme)….

+ Trang phục: người Kinh có áo dài và nón lá; người HơMông có váy xòe thổ cẩm, con trai dân tộc Êđê đóng khố…

+ Tục cưới hỏi: người Kinh - có lễ dặm ngõ, ăn hỏi và rước dâu; dân tộc ít người có tục bắt vợ.

+ Lễ Tết lớn nhất của người Kinh, người Hoa là Tết Nguyên Đán bắt đầu từ mùng một tháng giêng theo Âm lịch

+ Lễ Tết cơm mới của người Ê Đê (Đắk Lắk) diễn ra vào tháng 10 Dương lịch.

Câu 2

Tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta không đồng đều :

 - Dân tộc Kinh phân bố trải trải đều khắp cả nước từ đồng bằng , ven biển , trung du .

 - Các dân tộc ít người chủ yếu sống ở miền núi và trung du .

    + Trung du và miền núi Bắc Bộ có trên 30 dân tộc sinh sống .

    + Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người sinh sống .

    + Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tốc Chăm , Khơ- mẹ xem kẽ người Kinh sinh sống .

    + Ngoài ra người Hoa sống ở đô thị ( TPHCM ) và một số dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc đến Tây Nguyên sinh sống .

Câu 3   Bn có thể tự lm

8 tháng 12 2021

Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào phát triển từ mối quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Souphanouvong, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và các nhà lãnh đạo cách mạng của hai nước xây dựng nền móng, dày công vun đắp, được các thế hệ lãnh đạo, các chiến sĩ cách mạng và nhân dân hai nước phát triển thành mối quan hệ thủy chung, trong sáng, đặc biệt, mẫu mực, hiếm có, là tài sản vô giá của nhân dân hai nước. Mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc là thành quả trực tiếp của cách mạng hai nước và đều bắt nguồn từ một lãnh tụ chung là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước Lào đều viết Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên tìm ra con đường cứu nước cho cả ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương, là người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Đông Dương; tạo nên môi trường chính trị góp phần hình thành và rèn luyện những người cộng sản đầu tiên để trở thành những nhà lãnh đạo đầu tiên của Cách mạng Lào.

15 tháng 11 2023

Chọn B